[Funland] Để dao trên ôtô có vi phạm pháp luật Không?

Tập Lái 2019

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-610860
Ngày cấp bằng
21/1/19
Số km
2,733
Động cơ
148,744 Mã lực
để cái chảo đi cụ thớt, em để dưới gầm ghế lái và ghế phụ mỗi chỗ 1 con. Công thủ toàn diện. Chắn đòn rất tốt. Thậm chí chống được cả tạt axit luôn.
Cụ đúng cao thủ :D
 

Tập Lái 2019

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-610860
Ngày cấp bằng
21/1/19
Số km
2,733
Động cơ
148,744 Mã lực
Dùi trống loại chắc ấy. Thêm cái trống càng hay
Có gì lại thỏ thẻ : đồng chí thông cảm, em đam mê môn đánh tờ rống :))
 

lx125_black

Xe lăn
Biển số
OF-3794
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
10,619
Động cơ
643,623 Mã lực
Nơi ở
Góc ngã tư chợ người
Thấy bảo nếu gặp hiếp dâm thì các cụ cố rặn ia? hoặc đa'i ra.
Sau đó lấy chất thải bôi khắp người, mặt mũi,... đảm bảo đối phương sẽ kinh sợ mà chạy mất dép.
Đòn tự vệ này lợi hại hơn dao nhiều :D
 

Dungha

Xe điện
Biển số
OF-95517
Ngày cấp bằng
16/5/11
Số km
4,786
Động cơ
18,484 Mã lực
Mấy món đồ để trên xe ko dùng ko sao, dùng thì ít nhiều có người bị thương, kiểu gì cũng tốn tiền, có khi lại dính pháp đình. Em là em làm 5 lọ này, để khắp xe, đảm bảo bất cứ vị trí nào cũng ko bị động. An toàn.

Em đồ cụ là người của Ngũ độc giáo.:))
 

flying fish

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-602178
Ngày cấp bằng
6/12/18
Số km
813
Động cơ
132,922 Mã lực
Em cũng để dao trên xe ( mà dao cạo lông, á quên cạo râu...:)))
 

STF399

Xe điện
Biển số
OF-61532
Ngày cấp bằng
12/4/10
Số km
2,134
Động cơ
461,089 Mã lực
Nơi ở
Hà nội phố
Hồi trc e mua 1 con dao làm bếp, để quên mãi trên xe, hôm cần cắt dây túi rút ra , bn người nhìn thấy choáng luôn :))
 

SPL

Xe container
Biển số
OF-80855
Ngày cấp bằng
21/12/10
Số km
7,998
Động cơ
508,697 Mã lực
Nơi ở
Ao Sen Hà Đông - 0988.020380
Có con này lúc lào cũng để trên xe

Con này là vũ khí thô sơ cụ nhé, vì đầu nó thò thụt vào được, dễ giấu, không như con gọt hoa quả. Muốn tránh luật thì làm cái đèn pin tự vệ, cần thì lôi Pháp lệnh 16 ra chiến thôi.
 

Chĩm111

Xe điện
Biển số
OF-554272
Ngày cấp bằng
13/2/18
Số km
2,993
Động cơ
1,032,000 Mã lực
Dính cụ nhé. Tốt nhất làm cái gậy golfhoặc bóng chày
Chuẩn rồi cụ! Thứ nhất là không phạm luật, thứ hai là phòng thân với gậy này sẽ thực tế và có hiệu quả hơn nhiều so với cầm dao ạ!
 

Hự.

Xe điện
Biển số
OF-426937
Ngày cấp bằng
3/6/16
Số km
2,688
Động cơ
281,742 Mã lực
Thấy bảo nếu gặp hiếp dâm thì các cụ cố rặn ia? hoặc đa'i ra.
Sau đó lấy chất thải bôi khắp người, mặt mũi,... đảm bảo đối phương sẽ kinh sợ mà chạy mất dép.
Đòn tự vệ này lợi hại hơn dao nhiều :D
cách của cụ vừa mất thời gian, vừa không dễ, địch tuy chạy nhưng ta cũng phải chịu đựng mùi vị. Em thấy cách thủ lọ tương ớt, có chuyện là đổ ập vào vùng đó. Địch có vượt được qua nỗi sợ hãi mà vẫn liều lĩnh xiên vào thì sẽ bị xót, sỉu ngay và luôn.
 

Bò lốp

Xe lăn
Biển số
OF-149832
Ngày cấp bằng
20/7/12
Số km
11,278
Động cơ
447,377 Mã lực
Em toàn chạy đường mòn về quê chả làm sao cả, ko nên để dao trên xe với bất cứ lý do gì
 

Hự.

Xe điện
Biển số
OF-426937
Ngày cấp bằng
3/6/16
Số km
2,688
Động cơ
281,742 Mã lực
Dùi trống loại chắc ấy. Thêm cái trống càng hay
Có gì lại thỏ thẻ : đồng chí thông cảm, em đam mê môn đánh tờ rống :))
Bay và dao xây, thêm vài viên gạch nữa. Tấn công phòng thủ xa gần toàn diện. Có gì thỏ thẻ: em thợ đóng gạch ạ.
 

Duc Sang

Xe container
Biển số
OF-533992
Ngày cấp bằng
25/9/17
Số km
5,567
Động cơ
408,899 Mã lực
Nói có sách, mách có chứng. Đề nghị không suy diễn. :D
Thế nào là vũ khí thô sơ?
Theo Pháp lệnh 16/2011 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, vũ khí thô sơ gồm các loại dao găm, kiếm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ.
Trong thời gian qua, các cơ quan chức năng phát hiện rất nhiều vụ buôn bán, vận chuyển, tàng trữ các loại dao găm, kiếm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, dao sàn chảy, roi sắt, dùi cui, côn sắt, dao bấm... Khi xử lý người vi phạm, cơ quan chức năng thường áp những loại “hàng” này vào mục “vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ” và thường thì người vi phạm chấp hành, nộp phạt; rất ít người phản ứng vì cảm thấy không “oan”. Nhưng đó chỉ là đối với người buôn bán, vận chuyển, tàng trữ với số lượng lớn hoặc nhiều loại khác nhau, còn đối với người chỉ buôn bán, vận chuyển, tàng trữ một hoặc hai loại thì việc xử lý của cơ quan chức năng và người thi hành công vụ sẽ gặp khó khăn.

Vừa qua, Công an phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội tạm giữ và phạt anh Vũ Viết Ngọc 6,5 triệu đồng vì đã có hành vi mang một con dao tông (lưỡi dao bằng dài gần nửa mét, rộng hơn 5 cm). Theo công an, con dao này thuộc diện vũ khí thô sơ nên anh bị phạt mức tiền trên. Sau đó, có luật sư cho rằng dù dao tông không được liệt kê trong Pháp lệnh số 16/2011 của UBTV Quốc hội nhưng xét về mức độ nguy hiểm khi sử dụng, nó không thua gì mã tấu nên cũng đồng tình với việc xử phạt của công an. Tuy nhiên, liệu con dao tông mà anh Ngọc mang theo có phải là vũ khí thô sơ?

Việc xác định một vật dụng có phải là vũ khí thô sơ hay không phải căn cứ vào quy định của pháp luật chứ không thể suy diễn theo ý chí chủ quan của người này hay người khác. Rà trong các quy định, chúng ta thấy Nghị định số 47 ngày 12/8/1996 của Chính phủ (về quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ) khái quát các loại vũ khí thô sơ gồm: dao găm, kiếm, giáo mác, đinh ba, đại đao, mã tấu, quả đấm bằng kim loại hoặc chất cứng, cung, nỏ, côn các loại... (có dấu chấm lửng). Do có “dấu chấm lửng” này nên tại điểm D khoản 1 Điều 1 Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (ban hành kèm theo Nghị định số 47/CP, ngày 12-8-1996) quy định: “Vũ khí thô sơ gồm: Dao găm, kiếm, giáo, mác, đinh ba, đại đao, mã tấu, quả đấm bằng kim loại hoặc chất cứng, cung, nỏ, côn các loại và các loại khác do Bộ Nội vụ quy định”.

Tuy nhiên, sau khi Nghị định số 47 được nâng tầm lên thành Pháp lệnh số 16/2011 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2012) thì đến nay, cơ quan chức năng chưa có văn bản hướng dẫn. Theo Luật Ban hành văn bản thì từ ngày 1/1/2012, mọi quy định tại Nghị định số 47 cũng như các hướng dẫn thi hành Nghị định 47 (nếu có) đều không có giá trị thi hành. Việc xác định thế nào là “vũ khí thô sơ” nhất thiết phải căn cứ Pháp lệnh số 16/2011 của UBTV Quốc hội nên các cơ quan chức năng chỉ có thể căn cứ vào các quy định của pháp lệnh này để xử lý những trường hợp vi phạm.

Theo quy định trong pháp lệnh, vũ khí thô sơ gồm các loại dao găm, kiếm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ. (Chấm hết, không có dấu chấm lửng như Nghị định 47). Đây là quy định cứng, tránh việc áp dụng tùy tiện và chỉ các loại “hàng” được quy định trong pháp lệnh mới được coi là “vũ khí thô sơ”. Nếu có hướng dẫn, cơ quan chức năng hướng dẫn cũng chỉ có thể quy định: Thế nào là dao găm, kiếm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ và mỗi thứ bao gồm những loại nào chứ không thể thêm vào các loại khác mà pháp lệnh không liệt kê. Ví dụ: Nghị định 47 quy định: đinh ba, côn các loại là “vũ khí thô sơ” nhưng nay pháp lệnh không quy định “đinh ba, côn các loại” là vũ khí thô sơ nữa thì các cơ quan chức năng cũng không được coi “đinh ba, côn các loại” là vũ khí thô sơ.

Các băng nhóm đang dùng nhiều loại “hàng” mà pháp lệnh không liệt kê nhưng tính chất nguy hiểm của nó không thua gì vũ khí thô sơ. Vì vậy, cơ quan chức năng sớm giải thích thế nào là mã tấu, kiếm, chùy… theo pháp lệnh để tránh việc tranh cãi.
https://vnexpress.net/phap-luat/the-nao-la-vu-khi-tho-so-2410089.html
 

beomap2

Xe container
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
9,819
Động cơ
455,212 Mã lực
Đoạn xích sắt khóa cổng dài 50cm, bình xịt muỗi, bình phun cứu hỏa mini to bằng cổ tay, hộp đựng cát trộn ớt bột (Ném nắm cát vào mắt đối thủ cũng ra vấn đề.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top