- Biển số
- OF-400400
- Ngày cấp bằng
- 9/1/16
- Số km
- 13,371
- Động cơ
- 80,607 Mã lực
Cái này có một nghiên cứu của Giáo sư người Mỹ chỉ ra rằng Thầy cô đang phải làm thay công việc của Phụ huynh và ko được trả thêm tiền. Việc cưng chiều con là việc của Bố Mẹ, và giáo viên ko có trách nhiệm với việc đó. Còn chiều chuộng hay cưng nựng gì là quyền của gia đình. Nhưng đánh chửi chúng nó là vi phạm pháp luật.Bài viết là quan điểm của cá nhân em về: nhận thức quyền trẻ em một cách máy móc, thái quá (em gọi tắt QTE - quyền trẻ em)
Từ thượng tầng (Luật GD) cho đến dư luận XH đang nâng cao QTE một cách thái quá: ko nặng lời, chỉ yêu thương cưng nựng, xem con thích gì để đáp ứng. Nhà trường thì "lấy học sinh làm trung tâm của vũ trụ", giáo viên thì ko dám nặng lời, chỉ được khen không được chê, tìm mọi cách để khen, không khen mặt này thì khen mặt khác.
Ngay từ bé ko hài lòng nó đã lăn đùng ngã ngửa ra ăn vạ, nếu bố mẹ nghiêm khắc từ đầu chúng sẽ ngoan ngoãn chấp hành kỷ luật như một nghĩa vụ. Nếu bố mẹ chi dùng QTE để ứng xử thì chúng sẽ được đằng chân lân đằng đầu ==> Nó thấy nó có quyền! (cãi lem lẻm và lý luận thành thần).
Lớn lên tí, bố mẹ vẫn đáp ứng tất cả những gì con muốn. Ngay trên OF có rất nhiều người "xem con muốn gì để chiều theo sở thích của chúng"; Giáo viên thì bây giờ có ai dám phạt HS đâu, họ cứ vỗ tay thôi còn ra sao thì "kệ mẹ chúng mày" ==> Trẻ em sẽ càng ảo tưởng mình có quyền năng, có sức mạnh!
Chúng sẽ luôn gây sức ép với bố mẹ để đc xem TV, chơi game... Cô giáo phạt để uốn nắn thì bù lu bù loa lên, rồi quay phim, ghi âm đem về tâu với bố mẹ để giã lại thầy cô. Cứ như vậy QTE thái quá được bồi đắp trong tư duy của trẻ.
Đến khi bố mẹ ko chịu nổi yêu sách, phản ứng mạnh mẽ với trẻ. Lúc cái tôi của nó đã lớn quá rồi, nó sẽ cảm thấy bị tổn thương nặng nề ==> với suy nghĩ non nớt và tâm lý ẩm ương chúng sẵn sàng làm điều dại dột chỉ để cho bố mẹ "sắng mắt sáng lòng".
Cái vòng tròn QTE thái quá cứ lặp đi lặp lại trong nhiều năm, hành trang vào đời của chúng sẽ là một cái tôi cao như núi Thái Sơn.
Đến lúc ra đi làm, sếp nặng lời sẵn sàng bỏ việc ngay! Nếu vì mưu sinh không thể bỏ việc, thì chúng sẽ làm việc trong tâm lý ức chế triền miên.
Áp lực cuộc đời thì chỉ tăng lên không có giảm đi. Con người ko có khả năng chịu đựng được áp lực thì cơ hội thành công rất thấp.
Nếu nhìn tiêu cực hơn, một thời điểm nào đó sự khốc liệt đến dồn dập, lúc này cầu Thanh Trì và nóc các toà nhà cao tầng sẽ là một giải pháp tối ưu với chúng.
Gần đây tỉ lệ tự tử đã có dấu hiệu tăng, em dự đoán trong các năm tới sẽ còn tiếp tục tăng cao.
Giáo dục con thế nào là tuỳ phương pháp mỗi người. Nhưng đề cao QTE thái quá đang làm tương lai con trẻ ngày một mịt mờ.
Sinh thời Bác Hồ nói
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan.
Dường như Bác đã biết trước cái "mặt trái của QTE" nên Người lại ko quên dặn dò:
Gạo đem vào giã bao đau đớn
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông
Sống ở trên đời người cũng vậy
Gian nan rèn luyện mới thành công.
Ở Việt Nam thì em thấy cách dễ nhất để bao biện cho sự yếu kém của mình là đổ lỗi cho xã hội, và gần như tất cả các Phụ huynh bao biện cho sự yếu kém của con cái họ bằng cách đổ lỗi cho nền giáo dục cho nhà trường. Mà ko nghĩ tới mình có thực sự quan tâm tới bọn trẻ ko? Con mình có ngoan ngoãn thông minh, hay có cái ưu điểm gì ko?