Hiện nay, Tempra và một số loại xe Fiat đời cũ trước năm 2007 đang có nguy cơ thành “ve chai” trong khi vẫn còn tốt, thậm chí còn nguyên bản và chưa bị rã máy. Nguyên nhân là do một số nhược điểm mà dòng xe này thường gây phiền toái cho người sử dụng khi đi dưới trời nóng bức và giao thông ì ạch như TP HCM và Hà Nội.
1. Hao xăng hơn các loại xe cùng thời như Toyota, Honda Accord, Kia Pride…
2. Khi chạy trên đường trường thì “vun vút“ cả ngày không sao, gặp phải chỗ tắc chỉ “la lết” khoảng 30 phút là “ngất”. Tắt máy chờ đến khi nguội (từ 30 phút đến một tiếng) thì xe lại nổ máy bình thường. Fiat là vậy.
Fiat Tempra.
Chính vì lý do đó nên Fiat đã “cuốn gói“ khỏi thị trường Việt Nam nói riêng và thị trường “xứ nóng” nói chung. Hiện ở Việt Nam còn một lượng lớn dòng xe Fiat còn rất “zin”, rất “long lanh” nhưng chỉ để “trùm mền”, không dám lượn ra phố vì sợ nó “ngất” bất cứ lúc nào nếu bị ùn tắc giao thông.
Thật ra người ta đang bỏ phí một dòng xe rất bền của Italy chỉ vì không biết “thuần hóa” nó mà thôi.
Muốn “thuần hóa” loại xe này thì trước hết phải loại bỏ cái quan niệm “zin chính hãng” để mà cải tiến một số chi tiết kỹ thuật nhưng không ảnh hưởng tới các nguyên lý vận hành cơ bản, thậm chí không cần phải mổ xẻ chắp vá nhiều như giới độ xe “vẽ vời”.
Khảo sát hệ thống nhiên liệu của Fiat Tempra sẽ thấy xăng được hút từ thùng chứa bởi một bơm cơ học gắn trực tiếp ngay lốc máy, nguyên liệu sau đó được chính bơm này bơm lên bộ chế hòa khí. Bơm xăng cơ học hoạt động nhờ sự truyền động của trục cam trong lốc máy.
Xe chạy nhanh thì bơm nhanh và khi xe chạy chậm hoặc nổ máy tại chỗ thì bơm xăng cũng sẽ chậm lại. Vì bơm gắn liền với lốc máy nên khi máy xe bị nóng quá mức giới hạn (over heat) thì bơm cũng bị nóng theo cùng nhiệt độ. Khi đó các ron cao su trong xi-lanh của bơm sẽ không chuẩn nữa, khiến lực hút và đẩy bị vô hiệu làm máy xe bị “đột quỵ lâm sàng”.
Phải đợi một lúc cho máy nguội (thực tế là chờ bơm xăng nguội) thì mới khởi động máy lại được. Vấn đề nóng máy quá mức giới hạn (over heat) khi xe Fiat chạy chậm hoặc “dậm chân tại chỗ” là do hệ thống giải nhiệt không phù hợp với môi trường xứ nóng.
Quạt giải nhiệt ngay két nước vận hành theo nguyên lý hở nên không thể hút hết nhiệt từ két nước một cách tối ưu. Thậm chí xe còn được lắp hệ thống hút nhiệt từ lốc máy vào trong chế hòa khí để sưởi ấm hỗn hợp nhiên liệu trước khi vào buồng đốt, giúp cho việc đốt nhiên liệu diễn ra ở mức tối ưu (nguyên lý này chỉ dùng cho xứ lạnh ở các nước Bắc Âu).
Ở TP HCM, khí hậu nóng sẵn rồi nên hệ thống “sưởi nhiên liệu” là một trong những nguyên nhân làm cho động cơ tăng nhiệt nhanh. Quạt giải nhiệt ngay két kết nối với hệ thống ly hợp (còn gọi là côn) và hộp số của xe. Khi xe lăn bánh thì quạt mới quay. Khi xe không lăn bánh hoặc khi ta đạp côn nhiều để chuyển số liên tục hoặc duy trì xe nhích từng bước khi ùn tắc giao thông thì quạt sẽ không quay. Vì vậy việc giải nhiệt luôn bị gián đoạn làm xe mau bị nóng máy.
Một nguyên nhân khác góp phần cho xe nhanh bị nóng máy nằm ở van hằng nhiệt. Khi nhiệt độ động cơ lên đến 90 độ C thì van hằng nhiệt mới mở ra kích hoạt bơm nước giải nhiệt hoạt động. Vì vậy khi van hằng nhiệt “giở quẻ” vì một lý do nào đó thì bơm nước giải nhiệt cũng đình công.
Để khắc phục các nhược điểm trên, ta nên thực hiện các cải tiến như sau:
1. Gắn một bơm xăng điện và không dùng bơm xăng cơ nữa. Bơm điện của loại xe nào cũng được, miễn sao phù hợp với nguồn điện và dung tích xi-lanh của xe. Thường có 2 loại là 1.3 và 1.6.
2. Lắp thêm một cái chụp bao quanh quạt giải nhiệt sao cho úp kín toàn bộ bề mặt két nước và ôm quanh chu vi cánh quạt (giống như cái quạt hút thông khí trong phòng) để việc hút nhiệt từ két nước được tối ưu.
3. Ngắt đường dây kết nối giữa quạt và hệ thống hộp số, hệ thống ly hợp. Thay vào đó là câu quạt trực tiếp sao cho khi bật công tắc khởi động máy là quạt hoạt động ngay và liên tục trong suốt quá trình máy nổ.
4. Vô hiệu hóa các ống hút khí nóng ngoài vỏ lốc máy vào hệ thống gió của bộ chế hòa khí gồm: ống hút hơi nóng từ trên lốc máy vào hộp lọc gió, ống hút hơi nóng từ khoang nhớt động cơ vào nắp chụp trên bộ chế hòa khí.
5. Tháo bỏ van hằng nhiệt, câu nguồn điện trực tiếp vào bơm nước giải nhiệt sao cho khi bật công tắc khởi động máy là bơm nước cũng hoạt động liên tục trong suốt quá trình máy hoạt động.
Sau khi thực hiện các cải tiến như trên, bảo đảm chiếc Fiat sẽ hiên ngang sánh vai cùng các xe đời mới khác mà không bị “ngất” giữa đường mỗi khi ùn tắc giao thông.
Mức độ hao xăng cũng giảm đáng kể (tùy thuộc vào loại bơm điện được lắp vào). Lúc đó người điều khiển sẽ quên luôn cái quan niệm “xe zin” của Fiat.
Như vậy, chỉ với một vài cải tiến đơn giản như trên, sự tiện dụng, độ bền và giá trị của chiếc Fiat sẽ lấy lại danh tiếng sẵn có, dòng xe vang danh một thời của Italy.
cụ nào làm chưa cho ý kiến, cá nhân e thấy bài viết rất đúng
1. Hao xăng hơn các loại xe cùng thời như Toyota, Honda Accord, Kia Pride…
2. Khi chạy trên đường trường thì “vun vút“ cả ngày không sao, gặp phải chỗ tắc chỉ “la lết” khoảng 30 phút là “ngất”. Tắt máy chờ đến khi nguội (từ 30 phút đến một tiếng) thì xe lại nổ máy bình thường. Fiat là vậy.
Fiat Tempra.
Chính vì lý do đó nên Fiat đã “cuốn gói“ khỏi thị trường Việt Nam nói riêng và thị trường “xứ nóng” nói chung. Hiện ở Việt Nam còn một lượng lớn dòng xe Fiat còn rất “zin”, rất “long lanh” nhưng chỉ để “trùm mền”, không dám lượn ra phố vì sợ nó “ngất” bất cứ lúc nào nếu bị ùn tắc giao thông.
Thật ra người ta đang bỏ phí một dòng xe rất bền của Italy chỉ vì không biết “thuần hóa” nó mà thôi.
Muốn “thuần hóa” loại xe này thì trước hết phải loại bỏ cái quan niệm “zin chính hãng” để mà cải tiến một số chi tiết kỹ thuật nhưng không ảnh hưởng tới các nguyên lý vận hành cơ bản, thậm chí không cần phải mổ xẻ chắp vá nhiều như giới độ xe “vẽ vời”.
Khảo sát hệ thống nhiên liệu của Fiat Tempra sẽ thấy xăng được hút từ thùng chứa bởi một bơm cơ học gắn trực tiếp ngay lốc máy, nguyên liệu sau đó được chính bơm này bơm lên bộ chế hòa khí. Bơm xăng cơ học hoạt động nhờ sự truyền động của trục cam trong lốc máy.
Xe chạy nhanh thì bơm nhanh và khi xe chạy chậm hoặc nổ máy tại chỗ thì bơm xăng cũng sẽ chậm lại. Vì bơm gắn liền với lốc máy nên khi máy xe bị nóng quá mức giới hạn (over heat) thì bơm cũng bị nóng theo cùng nhiệt độ. Khi đó các ron cao su trong xi-lanh của bơm sẽ không chuẩn nữa, khiến lực hút và đẩy bị vô hiệu làm máy xe bị “đột quỵ lâm sàng”.
Phải đợi một lúc cho máy nguội (thực tế là chờ bơm xăng nguội) thì mới khởi động máy lại được. Vấn đề nóng máy quá mức giới hạn (over heat) khi xe Fiat chạy chậm hoặc “dậm chân tại chỗ” là do hệ thống giải nhiệt không phù hợp với môi trường xứ nóng.
Quạt giải nhiệt ngay két nước vận hành theo nguyên lý hở nên không thể hút hết nhiệt từ két nước một cách tối ưu. Thậm chí xe còn được lắp hệ thống hút nhiệt từ lốc máy vào trong chế hòa khí để sưởi ấm hỗn hợp nhiên liệu trước khi vào buồng đốt, giúp cho việc đốt nhiên liệu diễn ra ở mức tối ưu (nguyên lý này chỉ dùng cho xứ lạnh ở các nước Bắc Âu).
Ở TP HCM, khí hậu nóng sẵn rồi nên hệ thống “sưởi nhiên liệu” là một trong những nguyên nhân làm cho động cơ tăng nhiệt nhanh. Quạt giải nhiệt ngay két kết nối với hệ thống ly hợp (còn gọi là côn) và hộp số của xe. Khi xe lăn bánh thì quạt mới quay. Khi xe không lăn bánh hoặc khi ta đạp côn nhiều để chuyển số liên tục hoặc duy trì xe nhích từng bước khi ùn tắc giao thông thì quạt sẽ không quay. Vì vậy việc giải nhiệt luôn bị gián đoạn làm xe mau bị nóng máy.
Một nguyên nhân khác góp phần cho xe nhanh bị nóng máy nằm ở van hằng nhiệt. Khi nhiệt độ động cơ lên đến 90 độ C thì van hằng nhiệt mới mở ra kích hoạt bơm nước giải nhiệt hoạt động. Vì vậy khi van hằng nhiệt “giở quẻ” vì một lý do nào đó thì bơm nước giải nhiệt cũng đình công.
Để khắc phục các nhược điểm trên, ta nên thực hiện các cải tiến như sau:
1. Gắn một bơm xăng điện và không dùng bơm xăng cơ nữa. Bơm điện của loại xe nào cũng được, miễn sao phù hợp với nguồn điện và dung tích xi-lanh của xe. Thường có 2 loại là 1.3 và 1.6.
2. Lắp thêm một cái chụp bao quanh quạt giải nhiệt sao cho úp kín toàn bộ bề mặt két nước và ôm quanh chu vi cánh quạt (giống như cái quạt hút thông khí trong phòng) để việc hút nhiệt từ két nước được tối ưu.
3. Ngắt đường dây kết nối giữa quạt và hệ thống hộp số, hệ thống ly hợp. Thay vào đó là câu quạt trực tiếp sao cho khi bật công tắc khởi động máy là quạt hoạt động ngay và liên tục trong suốt quá trình máy nổ.
4. Vô hiệu hóa các ống hút khí nóng ngoài vỏ lốc máy vào hệ thống gió của bộ chế hòa khí gồm: ống hút hơi nóng từ trên lốc máy vào hộp lọc gió, ống hút hơi nóng từ khoang nhớt động cơ vào nắp chụp trên bộ chế hòa khí.
5. Tháo bỏ van hằng nhiệt, câu nguồn điện trực tiếp vào bơm nước giải nhiệt sao cho khi bật công tắc khởi động máy là bơm nước cũng hoạt động liên tục trong suốt quá trình máy hoạt động.
Sau khi thực hiện các cải tiến như trên, bảo đảm chiếc Fiat sẽ hiên ngang sánh vai cùng các xe đời mới khác mà không bị “ngất” giữa đường mỗi khi ùn tắc giao thông.
Mức độ hao xăng cũng giảm đáng kể (tùy thuộc vào loại bơm điện được lắp vào). Lúc đó người điều khiển sẽ quên luôn cái quan niệm “xe zin” của Fiat.
Như vậy, chỉ với một vài cải tiến đơn giản như trên, sự tiện dụng, độ bền và giá trị của chiếc Fiat sẽ lấy lại danh tiếng sẵn có, dòng xe vang danh một thời của Italy.
cụ nào làm chưa cho ý kiến, cá nhân e thấy bài viết rất đúng