Lão Dũng này có clip trên youtube, giảng giải cho các nhân viên ưu tú về nhân quả với Phật pháp gì đó trong buổi tân niên tập đoàn, mệt với a Dũng ghê
Đây cụ ạ:
Bác Tân Hoàng Minh này em nghe nói cũng nợ nhà thầu ra phết đấy.
Bác này làm em liên tưởng đến Tùy Dạng Đế:
Sau khi đọc
Tùy Dượng Đế tập,
Đường Thái Tông hết sức khen ngợi là
"văn chương uyên bác", luận về thơ văn đúng là minh chúa kiểu vua
Nghiêu,
Thuấn, rồi than thở về Dượng Đế rằng:
"Sao hành sự lại ngược lại như vậy?".
Ngụy Trưng nói:
"Dượng Đế dựa vào tài năng, kiêu căng tự tác, cho nên miệng thì nói lời Nghiêu Thuấn mà thân lại đi làm những hành vi của Kiệt Trụ".
Lời Ngụy Trưng thật là xác đáng. Dượng đế cho rằng mình không phải người thường, huênh hoang tự đắc, vốn không cho phép triều thần làm trái ý mình. Ông ta bảo rằng
"tính không thích ai can gián". Ai đã có quan cao lộc hậu mà vẫn còn muốn can gián để nổi danh thì sẽ lấy mạng kẻ ấy.
Tô Uy,
Tiêu Vũ,
Tiết Đạo Hành... do có lời khuyên can, nếu không mất đầu thì cũng mất chức. Ngay cả
Trương Hành là thân tín cũng không thể may mắn thoát khỏi.
Dượng Đế không những không nhận lấy bài học, ngược lại càng dấn sâu thêm. Liên tiếp 2 năm tiếp theo, năm nào cũng điều quân ra trận, làm cho thiên hạ náo loạn,
Trung Quốc hết sức khó khăn mệt nhọc. Sau đại chiến, tất có mất mùa, Năm Đại Nghiệp thứ 7 (
611), lũ lụt hàng loạt ở
Sơn Đông,
Hà Nam, tiếp theo năm sau thì xảy ra đại hạn, người dân chết vài trăm ngàn người, họ phải ăn thịt lẫn nhau.
Tùy Dượng đế văn võ song toàn, khôi ngô tuấn tú, từ khi còn nhỏ đã nổi tiếng về thơ văn, năm 20 tuổi đã lập công diệt
nhà Trần, ông ta vốn có thể làm một vị vua anh minh văn võ nổi danh, nhưng những gì ông ta đã làm thật không khác vết xe đổ của
vua Trụ. Hoàng đế
Trần Minh Tông của
Việt Nam có nhắc về Tùy Dượng Đế như sau
Tùy Dượng Đế luôn mồm nói đến Nghiêu Thuấn, nhưng mọi việc làm của ông ta thì lại như Kiệt, Trụ, có phải là ông ta thấy điều thiện mà bắt chước hay sao.[81]