Cụ tỷ phú này là người tốt. Nhưng cũng đừng vì việc từ thiện ( cho đi) mà cụ thớt hạ thấp những người khác xuống.
Cái việc từ thiện này phải có văn hóa. Nói chung là vấn đề tế nhị, đa chiều, phức tạp.
Đóng góp cho xã hội thì có nhiều cách, từ thiện bằng tiền cũng chỉ là một trong nhiều cách đó. Sự đóng góp cho xã hội tùy thuộc vào NĂNG LỰC của mỗi người chứ không phải mang lên bàn cân ai góp nhiều góp ít để đánh giá người này hơn người kia...v....v... Ví dụ một nhà khoa học dành cả đời nghiên cứu 1 loại thuốc chữa bệnh cho xã hội, đấy cũng là đóng góp. Một người công nhân chuyên đi vệ sinh, móc cống bẩn thỉu hôi hám, dám làm những việc mà nhiều người không dám làm , đấy cũng là đóng góp...v...v....mặc dù những việc họ làm không quy ra thành tiền ra như cụ tỷ phú kia được, nhưng cũng đều là đáng trân trọng. Mà phàm những gì đáng trân trọng thì nên đặt bình đẳng ngang nhau, chứ không nên có sự so sánh.
Có nhiều tỷ phú, khi họ giàu có, họ nâng cấp cuộc sống tốt hơn, nhà lầu xe xịn du thuyền chỉ là đồ trang sức hoặc phần thưởng cho công sức họ vất vả làm ra thì có gì là sai?, họ vẫn đóng góp cho xã hội, đóng thuế cho nhà nước, tạo công ăn việc làm cho người dân, tạo ra giá trị thặng dư cho xã hội. Ví dụ họ không mang 8 tỷ đô đưa trực tiếp vào các tổ chức khác để từ thiện như cụ tỷ phú kia. Nhưng 8 tỷ đô họ lại tái đầu tư, mở rộng sản xuất tiếp tục tạo ra thặng dư cho xã hội, tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu...đấy cũng là hình thức đóng góp. Thế nên nếu nhìn rộng ra thì sẽ thấy vấn đề nó khác so với cách cụ thớt nghĩ ( có tiền mang cho người khác mới là tốt, là chân tu).
Việc có tiền và sử dụng tiền như thế nào nó tùy vào quan điểm sống của mỗi người. Vì suy cho cùng khi cuộc sống đạt được đến một mức nào đó ổn định, không phải lo lắng vấn đề cơm áo nữa thì tiền cũng chỉ là phương tiện mà thôi.
Còn chúng ta thì sao? rất khó . Khi có tài sản thì mong làm nhiều để cho con cháu, lúc sống chẳng muốn cho đi,...xem của cải như phù du. Nhiều người nói hiểu đạo, giác ngộ chân lý nhưng vẫn khóông bằng Ông.
Thư ba: tuy là tỷ phú, nhưng Ông sống không Biệt phủ , xe sang; sống đơn giản, tiết kiệm, không xài đồ hiệu, Ông và gia đình sinh hoạt, tiêu xài, như người dân bình thường. thật hiếm có.
Vì vậy, khi nói về " tu " và " ngộ đạo " như thế nào? Em thấy khó có ai bằng được ông, dù cho chúng ta có ăn chay, đọc kinh, hiểu và giải nghĩa kinh giỏi bao nhiêu nhưng vẫn khó làm được như Ông ấy .