- Biển số
- OF-110496
- Ngày cấp bằng
- 26/8/11
- Số km
- 737
- Động cơ
- 397,800 Mã lực
Đề xuất giải pháp chống kẹt xe và giảm thiểu tai nạn giao thông
Với sự kính trọng và ủng hộ của tôi đối với quyết tâm của Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng trong việc nỗ lực chống kẹt xe và giảm thiểu tai nạn giao thông, xin được gửi tới Bộ trưởng một giải pháp tổng thể nhằm chấm dứt tình trạng kẹt xe tại HN và TP HCM và giảm thiểu tai nạn giao thông đang gây bức xúc hiện nay ở nước ta.
Hy vọng tôi có thể đóng góp một chút công sức của mình nhằm chia sẻ khó khăn cùng với Bộ trưởng để giải được bài toán giao thông hiện nay.
Giải pháp tổng thế chống kẹt xe và giảm thiểu tai nạn giao thông
A. Giải pháp chống kẹt xe
I. Giải pháp cấp thời
1. Xe bus dài hai tầng sử dụng nhiên liệu sinh học
Chở được nhiều người, giảm diện tích chiếm mặt đường và chi phí vận hành rẻ, tạo điều kiện cho việc sử dụng nhiên liêu sinh học được phổ biến góp phần chống ô nhiễm môi trường.
2. Khuyến khích người dân đi xe bus
Giá vé phải thật rẻ, nếu được thì những năm đầu tiên nên miễn phí đi xe bus sau đó hãy thu phí. Nguồn thu cho hoạt động xe bus được lấy từ hoạt động quảng cáo trên thân và trong xe, một số nguồn thu khác sẽ được đề cập dưới đây và từ hỗ trợ của nhà nước.
3. Phân làn đường ưu tiên cho xe bus
Xe bus phải có 1 làn ưu tiên riêng biệt sát lề đường bên phải để tiện lên xuống. Làn xe bus nên có giải phân cách cứng từng đoạn thấp và riêng biệt với làn giao thông của các phương tiện khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa để xe bus di chuyển nhanh và an toàn.
4. Phân làn cho vỉa hè
Tùy theo độ rộng của vỉa hè mà thứ tự sẽ ưu tiên sắp xếp từ ngoài đường vào trong như sau: Người đi bộ, đậu ô tô, đậu xe máy. Kiên quyết loại trừ các trường hợp lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh, buôn bán.
5. Bố trí lại giờ vào học và giờ ra về của học sinh cấp II và III
Học sinh cấp II hoặc cấp III phần lớn đã tự chủ được trong việc đi học mà không cần tới sự đưa đón của cha mẹ, vì vậy các trường nên chủ động phân chia giờ học của các lớp học cho hợp lý. Không để tất cả học sinh cùng tới lớp và ra về cùng một giờ trong ngày gây ách tắt khi đến trường cũng như là khi tan trường.
6. Thay đổi giờ vào nội thành đối với các xe tải, container
Xe tải hoặc container chủ yếu là chở hàng hóa ra vào nội thành nên thời gian vào nội thành từ 22h đêm đến 6h sáng.
7. Hạn chế phương tiện cá nhân trong nội thành
Bước đầu đánh thuế trước bạ thật cao khi sang tên và thu phí lưu thông thật cao đối với các loại ôtô cá nhân, 2 hoặc 3 năm sau tiến hành áp dụng cho xe gắn máy. Thu phí cao đối với các xe từ tỉnh khác vào nội thành. Tất cả các nguồn thu này được dùng để hỗ trợ cho xe bus.
8. Taxi giảm số lượng và sử dụng nhiên liệu sinh học
Phụ thu thêm cước taxi cao để bổ sung nguồn thu cho xe bus, không phát triển thêm số lượng xe taxi trong vòng 5 năm, chuyển đổi sử dụng nhiên liệu sinh học 100% số lượng xe trong vòng 3 năm.
9. Hạn chế đối tượng được sử dụng xe công
Trong 3 năm không được mua xe mới, chỉ ưu tiên mua xe của các hãng taxi đang hoạt động trong nội thành để sử dụng nếu quá cần thiết. Đưa chi phí sử dụng xe ô tô công của cán bộ tính vào lương.
10. Bắt buộc cán bộ công chức phải gương mẫu đi làm bằng xe bus
Đây là tiêu chí để đánh giá tư cách đạo đức và xếp bậc lương của cán bộ công chức. Ban đầu 1 tuần đi làm bằng xe bus 1 lần sau đó cứ 6 tháng lại nâng lên thêm 1 lần trong tuần và cứ như vậy cho đến khi đi làm bằng xe bus hết tất cả các ngày trong tuần.
II. Giải pháp lâu dài
1. Chuyển bến xe, nhà ga, trường trung cấp nghề, cao đẳng, đại học ra ngoại ô
Giảm một số lớn về mật độ dân số sẽ giảm áp lực lên mật độ giao thông. Phần đất trống sau khi di dời được sử dụng làm bãi đậu xe bus hoặc xe cá nhân. Nguồn thu này sẽ được bổ sung cho xe bus.
2. Mở rộng đường giao thông và vỉa hè
Đầu tiên do cấp bách và thiếu vốn nên mở rộng đường trước tại các giao lộ khoảng 50 đến 100m về mỗi bên theo quy hoạch. Trong 1 năm phải hoàn thiện khung pháp lý về luật thu hồi và bồi thường thêm phần đất mặt tiền khi mở đường để bán đấu giá tạo điều kiện về vốn cho nhà nước trong việc nhanh mở rộng diện tích giao thông. Vỉa hè nên được quy hoạch thông thoáng tạo điều kiện cho đầy đủ đối tượng sau: Làn đi bộ, đậu ô tô, xe máy.
3. Giãn mật độ dân số
Hạn chế mật độ xây dựng tại trung tâm nội thành, xây dựng tốt cơ sở hạ tầng ở ngoại thành như đường xá, bệnh viện, trường học … để tạo điều kiện cho người dân khi chuyển ra đây sinh sống.
B. Giải pháp chống tai nạn giao thông
I. Giải pháp cấp thời
1. Lắp đặt camera giám sát tốc độ
Ban đầu nên lắp đặt tại các quốc lộ chính để tránh các lái xe giành đường vượt ẩu hoặc các điểm đen thường xảy ra tai nạn giao thông, sau đó sẽ thực hiện trên các tỉnh lộ và nội thành.
2. Hạn chế rượu bia
Đánh thuế thật cao đối với các loại rượu bia, phạt thật nặng đối với các đối tượng uống bia rượu khi tham giao lưu thông.
3. Phạt nặng
Đối với các hành vi có tình vi phạm giao thông thông như uống rượu bia khi tham gia giao thông, đánh võng, lạng lách, đua xe …, ngoài ra nên có thêm hình phạt bổ sung như phải phục vụ trong phòng cấp cứu của bệnh viện một số ngày nhất định.
4. Nghiêm cấm đối tượng dưới 18 đi xe trên 50cm3
Các đối tượng này rất dễ bị kích động không nên đi các xe có phân khối cao
5. Nâng cao chất lượng kiểm định xe cơ giới
Từng bước hiện đại hóa công tác kiểm định theo hướng tự động hóa. Kiên quyết loại trừ những xe đã quá thời hạn sử dụng.
6. Nâng cao chất lượng đào tạo lái xe
Đặc biệt chú trọng môn đạo đức của người lái xe và tăng thời gian thực hành lái xe.
II. Giải pháp lâu dài
1. Đường sắt
Cải tạo đường sắt hiện có thành khổ 1,435m với vận tốc dự kiến khoảng từ 150 đến 200km/h và xây dựng mới tuyến đường sắt từ TP.HCM đi các tỉnh miền Tây.
2. Đường bộ
Mở rộng các đường quốc lộ, tỉnh lộ kiên quyết dẹp bỏ các khu chợ tự phát bên đường quốc lộ, tỉnh lộ, nếu không thể thì phải làm đường tránh đi qua các khu dân cư đông đúc.
Đặng Vĩnh Truyền (dangvinhtruyen@yahoo.com)
http://vnexpress.net/gl/ban-doc-viet/2011/11/de-xuat-giai-phap-chong-ket-xe-va-giam-thieu-tai-nan-giao-thong/
Với sự kính trọng và ủng hộ của tôi đối với quyết tâm của Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng trong việc nỗ lực chống kẹt xe và giảm thiểu tai nạn giao thông, xin được gửi tới Bộ trưởng một giải pháp tổng thể nhằm chấm dứt tình trạng kẹt xe tại HN và TP HCM và giảm thiểu tai nạn giao thông đang gây bức xúc hiện nay ở nước ta.
Hy vọng tôi có thể đóng góp một chút công sức của mình nhằm chia sẻ khó khăn cùng với Bộ trưởng để giải được bài toán giao thông hiện nay.
Giải pháp tổng thế chống kẹt xe và giảm thiểu tai nạn giao thông
A. Giải pháp chống kẹt xe
I. Giải pháp cấp thời
1. Xe bus dài hai tầng sử dụng nhiên liệu sinh học
Chở được nhiều người, giảm diện tích chiếm mặt đường và chi phí vận hành rẻ, tạo điều kiện cho việc sử dụng nhiên liêu sinh học được phổ biến góp phần chống ô nhiễm môi trường.
2. Khuyến khích người dân đi xe bus
Giá vé phải thật rẻ, nếu được thì những năm đầu tiên nên miễn phí đi xe bus sau đó hãy thu phí. Nguồn thu cho hoạt động xe bus được lấy từ hoạt động quảng cáo trên thân và trong xe, một số nguồn thu khác sẽ được đề cập dưới đây và từ hỗ trợ của nhà nước.
3. Phân làn đường ưu tiên cho xe bus
Xe bus phải có 1 làn ưu tiên riêng biệt sát lề đường bên phải để tiện lên xuống. Làn xe bus nên có giải phân cách cứng từng đoạn thấp và riêng biệt với làn giao thông của các phương tiện khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa để xe bus di chuyển nhanh và an toàn.
4. Phân làn cho vỉa hè
Tùy theo độ rộng của vỉa hè mà thứ tự sẽ ưu tiên sắp xếp từ ngoài đường vào trong như sau: Người đi bộ, đậu ô tô, đậu xe máy. Kiên quyết loại trừ các trường hợp lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh, buôn bán.
5. Bố trí lại giờ vào học và giờ ra về của học sinh cấp II và III
Học sinh cấp II hoặc cấp III phần lớn đã tự chủ được trong việc đi học mà không cần tới sự đưa đón của cha mẹ, vì vậy các trường nên chủ động phân chia giờ học của các lớp học cho hợp lý. Không để tất cả học sinh cùng tới lớp và ra về cùng một giờ trong ngày gây ách tắt khi đến trường cũng như là khi tan trường.
6. Thay đổi giờ vào nội thành đối với các xe tải, container
Xe tải hoặc container chủ yếu là chở hàng hóa ra vào nội thành nên thời gian vào nội thành từ 22h đêm đến 6h sáng.
7. Hạn chế phương tiện cá nhân trong nội thành
Bước đầu đánh thuế trước bạ thật cao khi sang tên và thu phí lưu thông thật cao đối với các loại ôtô cá nhân, 2 hoặc 3 năm sau tiến hành áp dụng cho xe gắn máy. Thu phí cao đối với các xe từ tỉnh khác vào nội thành. Tất cả các nguồn thu này được dùng để hỗ trợ cho xe bus.
8. Taxi giảm số lượng và sử dụng nhiên liệu sinh học
Phụ thu thêm cước taxi cao để bổ sung nguồn thu cho xe bus, không phát triển thêm số lượng xe taxi trong vòng 5 năm, chuyển đổi sử dụng nhiên liệu sinh học 100% số lượng xe trong vòng 3 năm.
9. Hạn chế đối tượng được sử dụng xe công
Trong 3 năm không được mua xe mới, chỉ ưu tiên mua xe của các hãng taxi đang hoạt động trong nội thành để sử dụng nếu quá cần thiết. Đưa chi phí sử dụng xe ô tô công của cán bộ tính vào lương.
10. Bắt buộc cán bộ công chức phải gương mẫu đi làm bằng xe bus
Đây là tiêu chí để đánh giá tư cách đạo đức và xếp bậc lương của cán bộ công chức. Ban đầu 1 tuần đi làm bằng xe bus 1 lần sau đó cứ 6 tháng lại nâng lên thêm 1 lần trong tuần và cứ như vậy cho đến khi đi làm bằng xe bus hết tất cả các ngày trong tuần.
II. Giải pháp lâu dài
1. Chuyển bến xe, nhà ga, trường trung cấp nghề, cao đẳng, đại học ra ngoại ô
Giảm một số lớn về mật độ dân số sẽ giảm áp lực lên mật độ giao thông. Phần đất trống sau khi di dời được sử dụng làm bãi đậu xe bus hoặc xe cá nhân. Nguồn thu này sẽ được bổ sung cho xe bus.
2. Mở rộng đường giao thông và vỉa hè
Đầu tiên do cấp bách và thiếu vốn nên mở rộng đường trước tại các giao lộ khoảng 50 đến 100m về mỗi bên theo quy hoạch. Trong 1 năm phải hoàn thiện khung pháp lý về luật thu hồi và bồi thường thêm phần đất mặt tiền khi mở đường để bán đấu giá tạo điều kiện về vốn cho nhà nước trong việc nhanh mở rộng diện tích giao thông. Vỉa hè nên được quy hoạch thông thoáng tạo điều kiện cho đầy đủ đối tượng sau: Làn đi bộ, đậu ô tô, xe máy.
3. Giãn mật độ dân số
Hạn chế mật độ xây dựng tại trung tâm nội thành, xây dựng tốt cơ sở hạ tầng ở ngoại thành như đường xá, bệnh viện, trường học … để tạo điều kiện cho người dân khi chuyển ra đây sinh sống.
B. Giải pháp chống tai nạn giao thông
I. Giải pháp cấp thời
1. Lắp đặt camera giám sát tốc độ
Ban đầu nên lắp đặt tại các quốc lộ chính để tránh các lái xe giành đường vượt ẩu hoặc các điểm đen thường xảy ra tai nạn giao thông, sau đó sẽ thực hiện trên các tỉnh lộ và nội thành.
2. Hạn chế rượu bia
Đánh thuế thật cao đối với các loại rượu bia, phạt thật nặng đối với các đối tượng uống bia rượu khi tham giao lưu thông.
3. Phạt nặng
Đối với các hành vi có tình vi phạm giao thông thông như uống rượu bia khi tham gia giao thông, đánh võng, lạng lách, đua xe …, ngoài ra nên có thêm hình phạt bổ sung như phải phục vụ trong phòng cấp cứu của bệnh viện một số ngày nhất định.
4. Nghiêm cấm đối tượng dưới 18 đi xe trên 50cm3
Các đối tượng này rất dễ bị kích động không nên đi các xe có phân khối cao
5. Nâng cao chất lượng kiểm định xe cơ giới
Từng bước hiện đại hóa công tác kiểm định theo hướng tự động hóa. Kiên quyết loại trừ những xe đã quá thời hạn sử dụng.
6. Nâng cao chất lượng đào tạo lái xe
Đặc biệt chú trọng môn đạo đức của người lái xe và tăng thời gian thực hành lái xe.
II. Giải pháp lâu dài
1. Đường sắt
Cải tạo đường sắt hiện có thành khổ 1,435m với vận tốc dự kiến khoảng từ 150 đến 200km/h và xây dựng mới tuyến đường sắt từ TP.HCM đi các tỉnh miền Tây.
2. Đường bộ
Mở rộng các đường quốc lộ, tỉnh lộ kiên quyết dẹp bỏ các khu chợ tự phát bên đường quốc lộ, tỉnh lộ, nếu không thể thì phải làm đường tránh đi qua các khu dân cư đông đúc.
Đặng Vĩnh Truyền (dangvinhtruyen@yahoo.com)
http://vnexpress.net/gl/ban-doc-viet/2011/11/de-xuat-giai-phap-chong-ket-xe-va-giam-thieu-tai-nan-giao-thong/