Viết tiếp về giáo dục, theo em nhà nước nên khai phóng cho dân được tự do lựa chọn triết lý giáo dục con em mình. Ông nào thích thì cứ tự mở trường, tự công bố triết lý, quy tắc riêng của mình, phụ huynh đưa con đến học thì ký "hợp đồng" đào tạo với trường trong đó có các điều khoản cụ thể đúng như tinh thần hiến chương của trường. Tóm lại là ngưu tầm ngưu, mã tầm mã cho ai cũng được phát triển trong môi trường mình tâm đắc
Xã hội sẽ có đủ loại phong cách giáo dục từ Khổng giáo chính tông trò thờ thầy như thánh cho đến trường phái học trò là thượng đế, thầy dạy như dạy vua chỉ thiếu mỗi khoản quỳ lạy khi dạy, học trò không thích thì có thể tùy ý đổi thầy cô như các cụ đi giải trí chọn đào.
Và theo thời gian thị trường sẽ quyết định mô hình nào tồn tại và phát triển tiếp
Mình xin níu áo cụ về khái niệm "Khai Phóng" mà Ông Cụ hay được trích dẫn, hoàn toàn khác với "trường phãi giáo dục khai phóng" mà nhiều nhà truyền thông nhắc dạo gần đây.
Cụ thể, theo Bác:
"Giáo dục khai phóng theo tư tưởng Hồ Chí Minh là thông qua giáo dục để giải phóng nhân dân về mặt tư tưởng, giúp họ thoát khỏi những tối tăm, mê muội do chính sách ngu dân của thực dân Pháp và những lệch lạc, thiếu toàn diện của nền giáo dục phong kiến, đánh thức và khai thông mọi tiềm năng của con người vào sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc".
Từ nguyên tắc cơ bản đó, giáo dục Việt Nam từ ngày đầu lập nước sau CMT8 đã có các đặc trưng:
1. Giải phóng tư tưởng 1: không coi việc học hoặc là đặc quyền của tầng lớp tinh hoa, hoặc là trang bị công cụ cho tầng lớp phục vụ, thơ lại, còn toàn dân thả nổi, càng ngu càng dễ trị. Mà là giáo dục của toàn dân, cho toàn dân, nhằm nâng chất lượng toàn dân. Đó chính là giải phóng tư tưởng số 1. Đó không chỉ là học để giải phóng mình trước áp bức, đè nén của các thế lực cai trị, mà còn tự mình nâng tầm của mình.
2. Giải phóng tư tưởng 2: bỏ việc học tư chương điển cố (mê muội phong kiến), bỏ sùng bái phương tây (mê muội tây) mà đem trí óc ta mở mang đầu óc con dân ta, dựa trên thực tiễn để đánh giá hiệu quả của cái học. Tất nhiên tinh hoa nhân loại là tiếp thu để giải phóng tiềm năng con người, không vì ghét ĐQ Mỹ mà ném Iporne, căm bọn tàu mà chê pin xe điện. Đó chính là giải phóng tư tưởng thứ 2: trái đất này là của bố mày, cày đất lên, đắt cho trái và hoa. Không khép nép mê muội sợ sệt kinh hãi hoang mang trước bất cứ ngáo ộp nào, vì đã có tri thức. Tự do đây là tự do lựa chọn cách phát triển.
3. Tính mục đích nổi bật: Học để xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Không chỉ để thỏa mãn nhu cầu phát triển bản thân. Đây là điểm khác biêt, trong tôi có chúng ta và ngược lại. Trong mỗi người có sức mạnh dân tộc, và mỗi người học để góp phần làm gia tăng sức mạnh dân tộc. Điều này hoàn toàn khác với chủ nghĩa tự do cá nhân trong khái niệm giáo dục khai phóng phương Tây. Con người đuọc khai phóng ở tư tưởng HCM là để phụng sự Tổ Quốc, và tất nhiên là nâng giá trị bản thân theo đó, chứ không phải sự tự do cá nhân là mục đích duy nhất.
...
Xét 3 gạch đầu dòng ấy, thì nó là chiến lược trồng người có giá trị trăm năm. Còn trường phái học (học lấy dì lấy cậu làm trung tâm) chỉ là phương pháp.
Mà phương pháp thì có hay có dở, có mặt phải và mặt trái. Phù hợp đối tượng, ngành, độ tuổi này và ngược lại.
Ca tụng nó (liberal edu school) quá mức sẽ làm cụ mợ vô hình chung lạc đề.
Vì những vấn đề cơ bản trong giáo dục sẽ bị xao nhãng:
1. Mang giáo dục tiến bộ và thực chất đến với càng nhiều học sinh, thì chi phí xã hội về sau càng rẻ.
2. Học phải đi đôi với hành. Liberal Edu làm gì nếu học sinh chỉ học bơi trên cạn, thực hành thí nghiệm bằng cách đọc thuộc lòng kết quả, tập làm văn theo mẫu?
3. Nhà giáo rốt cuộc vẫn là nhân vật trung tâm, máy cái của cỗ máy giáo dục, người hướng đạo, người xây dựng, kỹ sư của tâm hồn. Các cụ đòi hỏi họ cống hiến như thiên sứ, nhưng đãi ngộ và bảo vệ đặc quyền tối thiểu của người thầy như thế nào để xã hội phải tôn trọng họ, ít nhất như bệnh nhân trọng bác sĩ, thân chủ lễ độ với luật sư? Có 1 sự nhầm lẫn nghiêm trọng giữa nghĩa vụ tự học của mỗi người và vai trò không thể thiếu của người thầy. Để rồi phủ nhận, đẩy người thầy vào vị trí không thể giúp học trò.
4. Gốc rễ văn hóa Việt Nam là gì:
Chúng ta đề cao gia đình. Đề cao cộng đồng, đề cao mối liên hệ. Đừng để hiểu lầm rằng mỗi người tự do đến mức học thành tài rồi thành kẻ vô ơn. Đối với người Á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng, không có khái niệm cá nhân tự do tuyệt đối.
Ai cũng phải gánh 1 phần trách nhiệm của cái chung.
Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách.
Đó là tinh thần mình vì mọi người mà giáo dục cổ truyền để lại cho cụ mợ như là di sản để giữ gìn sự sinh tồn của cụ mợ trong lòng 1 dân tộc mạnh mẽ.
Các cụ cứ so sánh cá nhân với cá nhân với tụi tây, sẽ thấy tại sao chủ nghĩa cá nhân được tụi tây cổ vũ:
1. Tây mạnh khỏe trên từng cá nhân hơn các cụ mợ. Cứ xem thể thao là rõ.
2. Tây sống trong môi trường ôn đới, có lợi cho phát triển cá nhân hơn các cụ mợ, vì nền nhiệt môi trường tốt hơn cho việc học hành nghiên cứu sâu.
3. Về mặt tính dục, đàn ông phương Tây mạnh hơn dân châu Á do đặc điểm giống nòi. Dương vật tây dài hơn dương vật các cụ. Không thi được đâu. Kể cả đàn bà châu Á, mặc dù là đồng tác giả của đàn ông châu Á, vẫn mê trai Tây hơn.
...
Nếu xé lẻ theo kiểu cá nhân, các cụ mãi mãi chỉ là giẻ chùi chân của tây.
Nhưng nếu không chơi luật tây, đoàn kết, gắn bó keo sơn, bổ túc cho nhau như cách người Nhật, người TQ, người Hàn Quốc, người Singapore, như thế hệ HCM, và làm việc cật lực gấp đôi tây, thì các cụ thậm chí cho tây đo ván.
...
Mặc dù các cụ mợ có thể thấy ngôn ngữ của tôi có vẻ khiêu khích, nhưng nó là sự thật.
Con các cụ đi tây rồi bỏ nước, chẳng còn muốn về thắp nén hương lên bàn thờ tổ tiên, thì dù chúng học đuọc gì, kiếm bao tiền, thì coi như cũng bỏ.