[Funland] Đây là lý do tại sao VN cần những tập đoàn quốc dân lớn

Biển số
OF-607615
Ngày cấp bằng
6/1/19
Số km
1,363
Động cơ
170,887 Mã lực
Có nội lực rồi thì thi triển võ công gì cũng được. Cần phát triển cơ khí chính xác, công nghiệp luyện kim, hóa chất v.v...Chứ chỉ đầu tư BĐS thì chả đi đến đâu...
Lấy không khí và nước lã để phát triển cơ khí chính xác, công nghiệp luyện kim, hóa chất... ư?
Ngoài không khí và nước lã, ofer còn có cả thời gian nữa cơ, tỷ tỷ phú thời gian, để rồi xem có đi đến đâu được ko?
 

Trâu Cầu Giấy

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-701911
Ngày cấp bằng
26/9/19
Số km
141
Động cơ
96,610 Mã lực
Tuổi
40
Câu chuyện cơ bản ở chỗ thế nào là tử tế, đã bao năm doanh nghiệp tử tế và sinh lãi là Vinataba làm ...thuốc lá, một doanh nghiệp khác là Vina miu làm sữa không cần nuôi bò ;))
người ta cũng biên cho vui thoi chứ người ta cũng thừa hiểu đờn gảy tai bò (đél trâu ná) :))
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
21,347
Động cơ
622,034 Mã lực
Nhiều cụ thấy chữ quốc dân là liên tưởng đến DNNN.
Tập đoàn tư nhân thôi, dnnn thì cứ CPH rồi niêm yết trên sàn là hiệu quả như VNM, fpt, bmp, ntp, dhg.... ngay thôi mà. Nhà nước thu bội tiền mà chả phải làm gì
Quan điểm về DNNN e đã cũng ý kiến như các cụ mà
4B42D246-1358-4BFE-A25F-3A0A6655D4F7.png
DE92BAAC-FD48-40D3-A390-46E6258BF51E.png
Nhà nước cũng không phải là muốn bán giá cao nên để cho CPH bị chậm đâu, mà là các DNNN, các cơ quan quản lý không muốn mất quyền lợi nên cố tình ỳ ra không CPH nhanh thôi.
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
21,347
Động cơ
622,034 Mã lực
Cụ nhần rồi. Công nhận thiết kế thì từ mấy thằng chuyên về thiết bị y tế, chuyên làm ventilator như Ventec nó cung cấp nhưng parts thì đội ngũ kỹ sư của GM họ có thể design khuôn mẫu để chế tạo các chi tiết của máy, hoặc nó có đội ngũ các nhà cung ứng mà nó có thể đặt hàng, ví dụ như các chi tiết bánh răng, vỏ nhựa, ống dẫn, các bảng mạch điện tử ... Hay Ford nó cung cấp luôn quạt thiết kế cho bộ lọc gió của Ford F150 làm hệ thống quạt cho máy. Không phải nó chỉ gia công không thôi đâu. Thế thì Ventec có trụ sở ở Seattle đặt luôn bọn Boeing cho tiện, nếu chỉ cần nhân công và nhà xưởng, đâu cần đến Detroit làm gì. Quan trọng nó là đồng bộ về trình độ chất xám cũng như năng lực sản xuất. Một thằng như Vin phét chỉ dùng tiền mua của nước ngoài, giờ bảo chế tạo hay sản xuất thì ngọng luôn, có làm chủ được công nghệ hay chuỗi cung ứng, kể cả 1 cái bánh răng đâu mà đòi chế tạo hay sản xuất
Ấy thế mà rất nhiều người đòi Vin phải làm cái xe bán giá 200 hay 300tr cơ đấy. Thực tế làm gì có đủ trình mà làm ra.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,283
Động cơ
898,129 Mã lực
Nhà nước cũng không phải là muốn bán giá cao nên để cho CPH bị chậm đâu, mà là các DNNN, các cơ quan quản lý không muốn mất quyền lợi nên cố tình ỳ ra không CPH nhanh thôi.
Câu này chỉ đúng 1 phần với giai đoạn hiện tại, còn sai hoàn toàn với giai đoạn đầu tiên.
Khi bắt đầu cổ phần hóa, nhiều doanh nghiệp NN làm ăn bết bát, lên chào rộng rãi nhiều lần không bán được nên Nhà nước đã phải giao khoán (bán 0 đồng) lại cho CB-CNV. Giai đoạn đó rất nhiều doanh nghiệp phải hạ giá bán so với giá trong quá trình định giá đặt ra. Nói chung giá bán hồi đó chỉ có phần tài sản trên mặt đất, không đưa thương hiệu, lợi thế vị trí đất đai, Nhà nước có chính sách hỗ trợ giảm biên chế (NĐ 141), làm thủ tục đất đai,...
Còn sau đó có đưa thêm khái niệm "Nhà đầu tư tiềm năng" thì lúc này giá bán được đã lên được khá cao, nhiều người nhận thấy giá trị của các doanh nghiệp đang được cổ phần hóa.
Còn bây giờ thì liên quan đến rất nhiều quy định do số lượng doanh nghiệp phải cổ phần hóa không còn nhiều, đại đa số đang nằm ở các vị trí đắc địa nên các nhóm lợi ích giành nhau quyết liệt,...!
Cty tụi em đang có bây giờ được mua chậm hơn giai đoạn đầu một chút. Khi mua được người ta coi là lũ điên!!!
 

hp78

Xe điện
Biển số
OF-177897
Ngày cấp bằng
21/1/13
Số km
4,402
Động cơ
386,081 Mã lực
Câu chuyện cơ bản ở chỗ thế nào là tử tế, đã bao năm doanh nghiệp tử tế và sinh lãi là Vinataba làm ...thuốc lá, một doanh nghiệp khác là Vina miu làm sữa không cần nuôi bò ;))
Đã từng cãi nhau với cụ nhưng còm này em ưng:))
 

1234abcd

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-147762
Ngày cấp bằng
2/7/12
Số km
3,908
Động cơ
356,973 Mã lực
Em thì chỉ biết trong phạm vi ngành mình, có ông chủ của Puluong Eco Garden cứ mua đi bán lại đất mà có tiền. Sau đó đầu tư tiếp chỗ này chỗ kia. Tất nhiên vay ngân hàng cũng nhiều nhưng có lộc về đất từ năm 2010 đến nay.
 

Calcifer_93

Xe hơi
Biển số
OF-685207
Ngày cấp bằng
9/7/19
Số km
107
Động cơ
104,810 Mã lực
Tuổi
31
VinGroup, Viettel niềm hi vọng số 1 và số 2
 

meotamthe

Xe cút kít
Biển số
OF-140186
Ngày cấp bằng
30/4/12
Số km
17,461
Động cơ
102,103 Mã lực
Nơi ở
đảo không hoang
Nhà nc có quyền mượn tay doanh nghiệp trong thời kì hủng hoảng nhưng nên từ bỏ ý định quốc dân quốc doanh như những nắm đấm thép năm nào. Bài học còn chưa cũ.
Câu này của cụ em thấy chính xác, chỉ trong khủng hoảng NN mới can thiệp, còn bình thường sẽ do doanh nghiệp tự vận động.
 
Biển số
OF-562049
Ngày cấp bằng
2/4/18
Số km
356
Động cơ
153,117 Mã lực
Các cụ đọc cuốn sách của ông chủ tập đoàn Huỳndai Chung ju Yung mới thấy tại sao HQ phát triển được như ngày hôm nay. Còn Việt Nam thì chưa? Vì nhiều lý do trong đó có 1 cái mà nếu không làm được thì mãi mãi chỉ là QG nghèo nàn. “Tham nhũng”. Làm đường mà mất khoảng 40% là chi phí ngoại giao thì bác Hồ sống lại cũng khó.
những năm 60 của TK trước mà Huyndai nó xây dựng đường cao tốc hơn 100 cây số mất khoảng 3 tháng mà dùng được cho đến ngày nay. Còn cao tốc VN hiện nay làm mất 3 năm và chưa đến 1 năm bảo trì, chắp vá ko khác gì vá săm xe ngày trc
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,681
Động cơ
536,693 Mã lực
Mỗi nước cần nhìn ra lợi thế cạnh tranh của mình. Đáng tiếc chúng ta xuất phát muộn nên cơ hội cạnh tranh với TQ để vươn lên như HQ đã qua.
Quan sát nền kinh tế sản xuất của TQ mới thấy rằng gần như vô vọng cho DN sản xuất VN. Vì sao
1. Lao động TQ có ý thức lao động, kỷ luật cao, tay nghề cao. Năng suất gấp ta khoảng 3-4 lần.
2. Đội ngũ kỹ sư, thiết kế cũng hàng xuất sắc, giải được mọi bài toán đưa ra.
3. Quy mô thị trường nội địa quá lớn, là đất để các DN đầu tư, xây chuỗi giá trị dẫn đến giá thành siêu rẻ.
Chúng ta thiếu tài, thiếu tầm chỉ có cái tâm là chưa thể đủ.
VN nên hướng vào phát triển dịch vụ thương mại, du lịch, công nghệ cao big data.
 

Juhu

Xe buýt
Biển số
OF-712882
Ngày cấp bằng
10/1/20
Số km
629
Động cơ
90,993 Mã lực
so ry so ry vì quốt hơi nhều, tại em cà dốt về kinh tế, mí lại cái bài dưới cũng hơi dài
nếu rảnh mơi các đại nhân thưởng lãm
em khoái nhất câu kết:
Muốn tạo ra thay đổi đối với sức cạnh tranh cốt lõi ở Việt Nam thì không nhất thiết chỉ có thể bắt đầu từ những thứ to tát như tranh cãi về chuyện có nên bơm tiền, kích cầu, phá giá đồng tiền hay không. Mà hãy bắt đầu bằng việc tạo ra một môi trường để người ta có thể làm ăn tử tế, sòng phẳng và không bị chèn ép.

ĐỂ ĐƯỢC LÀM NGƯỜI TỬ TẾ
Tác giả: Hồ Quốc Tuấn (Đại học Bristol, Anh )
Trong một thời gian dài, Việt Nam đã chọn mô hình tăng trưởng kinh tế có tính “đi tắt đón đầu”, chọn cái dễ mà làm, dựa vào nguồn ngoại lực và tài nguyên sẵn có, và hệ quả là đã làm triệt tiêu nội lực, thỏa hiệp với tiêu cực và chèn ép người tử tế…
1) Từ một mô hình kinh tế “đi tắt đón đầu”…
Từ khi kinh tế mở cửa, Việt Nam đã đạt được những bước tăng trưởng rất ấn tượng trong hơn hai thập niên, bất chấp đợt khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997. Tuy nhiên, mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có tính đi tắt đón đầu, chọn cái dễ mà làm.
Đặc trưng của mô hình này chính là việc dựa vào nguồn ngoại lực như vốn nước ngoài, bao gồm cả FDI, ODA và vốn đầu tư gián tiếp, đồng thời thúc đẩy những tập đoàn kinh tế nhà nước lớn, nhắm tới làm những cái to lớn, “hàng đầu thế giới”, trong khi bỏ qua việc chăm lo cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa và từng bước xây dựng nội lực để phát triển kinh tế.
Mô hình kinh tế này tận dụng sự thâm dụng nguồn tài nguyên sẵn có, lao động và vốn (mà một phần đáng kể là nguồn vốn bên ngoài), và sự lạc quan đối với một nền kinh tế mở cửa để tạo ra tiêu dùng, đầu tư và tăng trưởng.
Nhưng quá trình mở cửa và gỡ bỏ những rào cản trong môi trường kinh doanh đó đã chững lại từ những năm đầu thế kỷ 21. Những năm 1998-2001, để duy trì tăng trưởng kinh tế, thay vì tiếp tục chọn con đường có nhiều thử thách là đẩy mạnh cải cách và cởi trói cho môi trường kinh doanh, Chính phủ đã chọn con đường dễ hơn, gia tăng vay nợ (bao gồm ODA) và ưu đãi cho dòng vốn đầu tư quốc tế, bất chấp việc phải cấp nhiều vốn hơn mới đạt được 1% tăng trưởng. Nhưng một phần lớn nguồn lực đó chủ yếu lại được chuyển qua các nhóm lợi ích như các tập đoàn kinh tế nhà nước, một phần không nhỏ dòng vốn nước ngoài lại chảy vào bất động sản hoặc những hoạt động kinh doanh không đem lại những chuyển giao kỹ thuật.
Hệ quả của con đường tăng trưởng dễ dàng này là hiệu quả đầu tư và ứng dụng công nghệ trong nền kinh tế ngày một giảm sút trong khi môi trường kinh doanh hầu như không cải thiện đáng kể. Hệ số về hiệu quả sử dụng vốn ICOR cho thấy chi phí vốn tăng thêm để tạo ra một đồng tăng thêm của GDP ngày càng cao. Theo một bài về đánh giá hiệu quả đầu tư của tác giả Bùi Trinh trên TBKTSG năm 2011, nếu giai đoạn 2000-2005 bỏ ra gần 5 đồng có thể tạo ra 1 đồng tăng thêm của GDP, thì đến giai đoạn 2006-2010 phải bỏ ra 7,4 đồng mới tạo ra 1 đồng tăng thêm của GDP.
Trong phân tích của mình, tác giả Bùi Trinh cũng cho thấy hệ số TFP, đo lường đóng góp của tiến bộ công nghệ đến tăng trưởng kinh tế, chỉ còn đóng góp 8,8% vào tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2006-2010 so với mức 22% của giai đoạn 2000-2005. Nói cách khác, phí tổn vốn cho 1 đồng tăng trưởng GDP tăng đến gần 50% trong giai đoạn 2006-2010 trong khi tác động của công nghệ đến tăng trưởng kinh tế tụt dốc thảm hại trong khi người ta vẫn cho rằng với việc mở cửa và đón nhận FDI chúng ta sẽ học hỏi được kinh nghiệm và công nghệ của nước ngoài.
Trong khi đó, môi trường kinh doanh (theo báo cáo Doing Business của Ngân hàng Thế giới) không có cải thiện đáng kể ở các khoản mục thành lập doanh nghiệp, cung cấp điện, thuế, bảo vệ nhà đầu tư từ sau năm 2005. So với các quốc gia láng giềng, xếp hạng về môi trường kinh doanh của Việt Nam bị bỏ xa so với nhóm Singapore, Malaysia và Thái Lan, và quanh đi quẩn lại trong nhóm với Indonesia, Philippines và Trung Quốc.
Thực trạng xếp hạng thấp từ báo cáo của Doing Business 2015 và con số TFP năm 2011 của tác giả Bùi Trinh tuy khác nhau về thời điểm nhưng chỉ ra một điều: cơ sở hạ tầng và khả năng hấp thu công nghệ của Việt Nam đã và đang tụt hậu so với yêu cầu của nền kinh tế. Nói cách khác, tăng trưởng dựa vào ngoại lực không hề lan tỏa thành một cú hích đáng kể cho nội lực, mà lại còn triệt tiêu nó.
Có thể nói, tình thế nợ công tăng, nợ xấu nhiều, doanh nghiệp tư nhân suy yếu như hiện nay là hệ quả của một tư duy tăng trưởng kinh tế dễ dàng, đi tắt đón đầu, dựa vào ngoại lực và bỏ bê nội lực, đến mức mà chuyên gia Phạm Chi Lan phải lo ngại là sắp tới chúng ta chỉ có thể còn các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chứ không còn “nhỏ và vừa” nữa.
2) Biến bất thường thành bình thường
Không chỉ nợ công, nợ xấu cao và nền kinh tế kiệt quệ nội lực, cái nguy hiểm nhất của mô hình tăng trưởng dễ dàng này là nó đi kèm với một tư duy phải tạo ra thành tích nhanh và nhiều, sẵn sàng thỏa hiệp với tiêu cực miễn sao “được việc”, dẫn đến những điều bất bình thường được xem là bình thường.
Lấy ngành ngân hàng làm ví dụ. Đã có một giai đoạn, sở hữu chéo giữa các ngân hàng trở thành chuyện bình thường trong giai đoạn trước khi khủng hoảng toàn cầu lan rộng đến Việt Nam và thậm chí vài năm sau đó. Nếu không có sự sụt giảm tăng trưởng dẫn đến nợ xấu ngân hàng tăng nhanh và những hệ lụy sau đó, có lẽ đó vẫn là một điều được hiển nhiên chấp nhận trong ngành ngân hàng.
Không chỉ trong ngành nhạy cảm như ngân hàng, mà ở khắp các lĩnh vực trong nền kinh tế, hành vi trốn thuế, làm giá chứng khoán, vay nợ không có trách nhiệm, buộc ngân sách bù đắp những khoản lỗ, duy trì tình trạng độc quyền và bất chấp lợi ích dân tộc để bảo vệ lợi ích nhóm… sinh sôi và nảy nở nhanh chóng. Người ta không quan tâm đến cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng bằng cách cải tiến chất lượng và năng suất, mà chỉ quan tâm làm sao tiêu diệt được đối thủ nhanh nhất và làm giàu dễ nhất.
Càng ngày chúng ta lại càng thấy nhiều hơn những điều không bình thường. Những thương hiệu mà người Việt Nam có thể tự hào là của mình ngày một giảm đi (bị bán đi hoặc mất đi). Môi trường bị tàn phá khiến chúng ta không còn nhiều cảnh đẹp thiên nhiên để khoe với bạn bè quốc tế, chỉ còn lại những bờ biển bị băm nát. Con số tiến sĩ chúng ta đào tạo ngày càng tăng nhanh nhưng số công trình khoa học được đăng tạp chí quốc tế có uy tín và số ứng dụng công nghệ không tăng tương ứng.
Những điều này thoạt đầu xuất hiện thì gây bàn tán trong dư luận như những điều lạ, bất thường, dần dần, dường như trở thành một sự thật hiển nhiên đang diễn tiến tại Việt Nam. Càng ngày người ta càng nhắm mắt với những tiêu cực, từ các cơ sở kinh tế cho đến bệnh viện, trường học, miễn là nó “bôi trơn” được cho sự vận hành của nền kinh tế.
3) Và hiệu ứng “chèn ép người tử tế”
Khi những tiêu cực của xã hội ngày một nhân rộng và trở thành chuyện bình thường, những người tử tế không chấp nhận thỏa hiệp với tiêu cực sẽ hoặc là phải tự động rút lui hoặc bị “chèn lấn” (mượn từ thuật ngữ crowding out trong kinh tế học). Đây là một hiệu ứng không mong muốn của mô hình tăng trưởng cũ của Việt Nam.
Lấy ví dụ, trong một nền kinh tế mà bong bóng tài sản bị đẩy lên đỉnh điểm như cách đây vài năm, để có thể vay vốn ngân hàng trong một nền kinh tế tăng trưởng nhanh và mọi người đòi hỏi tỷ suất sinh lợi cao một cách bất hợp lý (do bong bóng tài sản và lãi suất cao gây ra), khi không có cách nào để kiếm ra tỷ suất sinh lợi đó một cách đàng hoàng thì người ta móc nối với nhau để làm ra những con số, những dự án không có thật, thổi phồng những chiêu kiếm tiền để lừa ngân hàng, lừa nhà đầu tư và lừa lẫn nhau. Hệ quả là nợ xấu ngày càng chồng chất, các vụ án kinh tế, lừa đảo ngày một nhiều, còn người làm ăn tử tế thì vay không được tiền hoặc không dám vay vì lãi suất quá cao.
Trong lĩnh vực giáo dục hay y tế cũng dễ tìm thấy những cái không tử tế. Chẳng hạn, vì việc chạy theo cái gọi là có công trình khoa học đăng báo quốc tế nhanh nhất, người ta bất chấp mọi cách để có tên đăng báo, bất chấp ngụy tạo số liệu, đồng tác giả, hay thậm chí cố mà ra được một tạp chí quốc tế và tranh cho được quyền tổng biên tập. Vậy thì làm sao có người dám ngồi làm một công trình nghiên cứu công phu nhiều năm mà cuối cùng kết quả cũng y như người “đi tắt đón đầu”?
Bài học khủng hoảng tài chính gần đây ở nước ngoài và những vấn đề trong nước cho chúng ta thấy thỏa hiệp với những điều không đàng hoàng sẽ mang lại hệ quả khôn lường. Đối với ngành ngân hàng trong nước, chúng ta đã làm quá trễ trong chuyện kiểm soát rủi ro, dẫn đến nợ xấu tăng mạnh. Đối với tài chính công, chúng ta đã để cho sự lãng phí và tham nhũng trong các dự án công và công ty nhà nước đi quá xa để dẫn đến những sự cố “Vina”. Chúng ta không nên để những chuyện như vậy lặp lại nữa.
4) Thay cho lời kết:
Đã đến lúc chúng ta phải thừa nhận rằng con đường của Việt Nam sẽ không còn dễ dàng, dựa vào vận may như trước nữa. Chắc chắn sẽ có nhiều cách nhìn khác nhau về mô hình tăng trưởng mới ở Việt Nam. Nhưng là gì đi nữa, chắc ai cũng sẽ đồng ý: nó không nên là một mô hình chèn ép người tử tế.
Muốn tạo ra thay đổi đối với sức cạnh tranh cốt lõi ở Việt Nam thì không nhất thiết chỉ có thể bắt đầu từ những thứ to tát như tranh cãi về chuyện có nên bơm tiền, kích cầu, phá giá đồng tiền hay không. Mà hãy bắt đầu bằng việc tạo ra một môi trường để người ta có thể làm ăn tử tế, sòng phẳng và không bị chèn ép.
Hy vọng rằng sau 10 năm nữa, những điều này không phải là chỉ là mơ ước ở Việt Nam.
E lại nhớ phim khựa lã bất vi. Có đoạn lã bất vi hỏi bố trc khi chết buôn cái gì nhanh giầu. Buôn hàng cấm như sắt, muối lãi 5 10 lần. Buôn hàng quý hiếm như trang sức tiền bạc lãi 50 100 lần.
Buôn quan bán chức lãi hàng trăm lần.
Còn buôn vua thì lãi hàng nghìn hàng vạn thậm chí lãi cả giang sang.
Tư tưởng đó giờ vẫn đúng!
 

Tuan Can

Xe container
Biển số
OF-162235
Ngày cấp bằng
23/10/12
Số km
7,952
Động cơ
423,428 Mã lực
Nơi ở
Linh Đàm, Hà Nội
Em hóng các cụ bên trên sửa chính sách để giảm lợi ích của việc buôn đất. Lúc đấy mới có đầu tư vào các ngành khác chứ giờ buôn đất cho lãi.
Phải có giai đoạn tích lũy tư bản chứ cụ. Chế độ tư bản nào cũng có thời kỳ đầu đen tối. NHưng không có nó thì không có nền tảng để phát triển.
 

lamborghini00

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-700062
Ngày cấp bằng
16/9/19
Số km
3,357
Động cơ
130,933 Mã lực
Nhiều người cứ chửi BĐS, e thì nghĩ đó là sự vận động tất yếu của từng giai đoạn phát triển, BĐS mà ko phát triển thì chắc HN, HCM giờ toàn tập thể với cấp 4, NĐT nước ngoài vào VN chắc chỉ biết lấy cầu lông, cùng lắm là tennis để giải trí, mấy DN xây dựng chắc chả bao giờ có coteccon, Hoà bình... xây nhà 8x tầng như Landmark, sắt thép chắc giờ vẫn đang anh cả gang thép thái nguyên, xi măng giờ chắc vẫn chỉ Hoàng thạch, Hp, Hà tiên, Bỉm sơn, VLXD chắc vẫn gạch bông thanh trì....
BĐS cũng là tích tụ 1 dạng tích tụ tư bản, tích tụ công nghiệp xd đấy. HN, HCM có được hình hài như bây giờ cũng nhờ bds đấy chứ(e ko nói quy hoạch nhé)
BDS thì phải đi cùng với chính sách quy hoạch của chính phủ.
Vì nó liên quan đến sự phát triển trong tương lai đồng thời nó còn liên quan đến nguồn lực kinh tế.
Sự am hiểu hạn hẹp của em nó chỉ nghĩ được như thế.
Nhưng ở mình thì BDS là cách kiếm tiền dễ nhất nên nó luôn có bóng dáng của những người mà ai cũng biết.
Nên nếu chỉ nhìn vào cái hiện tại mà nói như cụ thì em nghĩ chưa chuẩn, tại sao lại nghĩ bộ mặt hiện tại đã tốt mà không nghĩ nếu như chúng ta thực sự làm việc vì tương lai thì cái bộ măt hiên tại của chúng ta đáng nhẽ nó còn hơn như thế.
Ngoài ra nền kinh tế lại chỉ phụ thuộc vào BDS mà không có những tập đoàn sản xuất lớn nào đáng kể thì chỉ như một anh thanh niên mặc một cái áo đẹp để che đi một cơ thể yếu ốm gầy gò bên trong.
Một doanh nghiệp BDS liệu có thể bẻ ngoặt sang sx máy thở theo chỉ thị của cấp trên ?
 

lamborghini00

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-700062
Ngày cấp bằng
16/9/19
Số km
3,357
Động cơ
130,933 Mã lực
Phải có giai đoạn tích lũy tư bản chứ cụ. Chế độ tư bản nào cũng có thời kỳ đầu đen tối. NHưng không có nó thì không có nền tảng để phát triển.
Giai đoạn tích lũy không phải chỉ có BDS mang lại.
 

T.0.F

Xe buýt
Biển số
OF-89141
Ngày cấp bằng
20/3/11
Số km
525
Động cơ
411,810 Mã lực
Theo nhận định và hiểu biết của các cụ dn nào sẽ sx máy trợ thở khi đc metran chuyển giao công nghế?
 

namdq

Xe điện
Biển số
OF-27589
Ngày cấp bằng
17/1/09
Số km
3,816
Động cơ
525,403 Mã lực
Rêm Bôn là điệp viên thì đừng đi làm kinh tế,
bởi kĩ năng điệp vụ đi kiếm xèng dễ thành ăn cướp đới

BDS VN nói cho dễ chỉ nên là hệ quả của sự phát triển bên vững chứ ko phải là nền tảng. Nếu nhà nc phát triển cầu, đường, cơ sở vật chất thiết yếu để phát triển kinh tế bên vững tạo ra thạng dư thật thì BDS đi lên là tất yếu

Chứ giờ nhà nghèo đi đú chơi hụi kiếm tiền mua áo hàng hiệu mặc thì chỉ đủ áo cho 1 người mặc còn lại cởi trần hết

Ví như a Vê, a mà chuyên làm mì giống như A Dê Thaco rap xe thì tích luỹ kĩ thuật của a giờ thượng thừa cmn rồi, giờ a làm sản xuất các sp nông nghiệp khác thì có khi a là bá chủ ở Việt Nam thế chỗ Massan và cũng nâng tầm sx xứ Vệ. Nhưng ko, a và rất nhiều NDT với tầm ngắn hạn giờ tạo ra 1 bức tranh rách nát nếu nhà nc ko can thiệp sớm vào thị trường BDS

Thép - Vệ chả có công nghệ gì ngoài nhập
Xi Măng - Vệ chả có công nghệ j ngoài nhập
Và rất nhiều sp khác xứ Vệ ko làm chủ đc mà toàn nhập và nhập

Còn nói tới doanh nghiệp cuốc rân, cụ ý giề. Là Cuốc Rân thì ko có lãi nhé. Tìm hiểu IBM, GM và rất nhiều cty trên thế giới sặc máu vì nha nc làm chủ kia kìa, chỉ có bán cổ phần để tư nhân năm quyền thì doanh nghiệp mới tìm lại đc đúng bản chất của nó. Nhà nc có quyền mượn tay doanh nghiệp trong thời kì hủng hoảng nhưng nên từ bỏ ý định quốc dân quốc doanh như những nắm đấm thép năm nào. Bài học còn chưa cũ.
Anh Vê có làm Mỳ nhưng thương vụ lãi lớn nhất của anh là bán nhà máy sx gia vị ;) đánh bóng và bán. Vụ đó đâu được 150 triệu.
 

lamborghini00

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-700062
Ngày cấp bằng
16/9/19
Số km
3,357
Động cơ
130,933 Mã lực
Mỗi nước cần nhìn ra lợi thế cạnh tranh của mình. Đáng tiếc chúng ta xuất phát muộn nên cơ hội cạnh tranh với TQ để vươn lên như HQ đã qua.
Quan sát nền kinh tế sản xuất của TQ mới thấy rằng gần như vô vọng cho DN sản xuất VN. Vì sao
1. Lao động TQ có ý thức lao động, kỷ luật cao, tay nghề cao. Năng suất gấp ta khoảng 3-4 lần.
2. Đội ngũ kỹ sư, thiết kế cũng hàng xuất sắc, giải được mọi bài toán đưa ra.
3. Quy mô thị trường nội địa quá lớn, là đất để các DN đầu tư, xây chuỗi giá trị dẫn đến giá thành siêu rẻ.
Chúng ta thiếu tài, thiếu tầm chỉ có cái tâm là chưa thể đủ.
VN nên hướng vào phát triển dịch vụ thương mại, du lịch, công nghệ cao big data.
Thực ra em nghĩ chúng ta không thiếu tài thiếu tầm, cái chúng ta thiếu là cái tâm của người đứng đầu.
Em lấy ví dụ về lĩnh vực ô tô cho nó gần với diễn đàn này.
Đã bao năm qua chúng ta vẫn loay hoay bài toán phát triển nền công nghiệp ô tô.
Tạo ra một mức thuế cao để bảo hộ nền công nghiệp ô tô trong nước.
Cũng bắt bọn FDI phải tăng tỷ lệ nội địa hóa đấy, nhưng như thế là chưa đủ.
Rào cản lớn nhất ở đây là mức tiêu thụ của thị trường trong khi đó tỷ lệ người sở hữu ô tô lai rất thấp.
Mức thuế của CP đánh vào dẫn đến nó thành một mặt hàng xa xỉ với thu nhập bình quân đầu người, dẫn đến bọn FDI nó không mặn mà với cái thị trường này.
Vậy đó là một sư bất nhất trong chính sách phát triển, muốn pt nhưng lại không cho nó một cú hích để nó pt, mà thay vào đó chỉ là đổ lỗi cho những yếu tố khách quan khác như hạ tầng phát triển không kịp.
Chả khác gì trong khi tg đang phát triển từng ngày ta thì vẫn còn đang miệt mài nghiên cứu xem quá trứng hay con gà có trước.
Chúng ta có cùng xuất phát điểm thậm trí chúng ta có nhiều lợi thế hơn HQ về vị trí địa lý, tài nguyên khoáng sản,... nhưng chúng ta đã tụt lại rất xa rồi.
Nên vấn đề cốt lõi không phải chúng ta làm gì theo kiểu đi tắt đón đầu, mà là chúng ta có thật sự đang làm hay không, hay chỉ đang tồn tại trong hơn hai trăm quốc gia.
 

lamborghini00

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-700062
Ngày cấp bằng
16/9/19
Số km
3,357
Động cơ
130,933 Mã lực
Thông tin thớt
Đang tải
Top