Cá nhân với kiến thức hạn hẹp em thiển nghĩ thế này nhé: Thay vì 1 bên (Nhà nước-cơ quan Thuế) luôn phải nghĩ cách để ngăn chặn tình trạng trốn thuế và 1 bên (doanh nghiệp, người dân) luôn tìm cách để lách luật, trốn thuế. Bên cơ quan Thuế đặt ra các quy định… đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn và bên kia lại tìm cách khác, tinh vi hơn để trốn, né thuế… cứ như thế, “cuộc chiến” sẽ tiếp tục tiếp diễn ngày này qua năm khác. Tại sao thay vì xử lý “điểm” như này nhưng cũng chỉ là “điểm”, ko thể làm hết được, tuyên truyền thì có vẻ ít tác dụng; ta thay đổi tư duy kiểu: xác định cơ quan thuế là đơn vị làm dịch vụ (thật ra các cơ quan hành chính nhà nước là làm dịch vụ công, cũng là 1 loại dịch vụ, phục vụ nhân dân), và để người nộp thuế thấy rõ hiệu quả của việc họ nộp thuế là họ đang được phục vụ; đang sử dụng dịch vụ và hưởng các quyền lợi thấy ngay chứ ko phải mơ hồ như tuyên truyền lâu nay. Ví dụ người bán nhà và người mua nhà khi họ giao dịch từ đặt cọc, sau khi họ nộp thuế thì cơ quan thuế sẽ bảo đảm cho họ giao dịch đến khi xong, người bán nhận đủ tiền và người mua sẽ có sổ đỏ, ko cần phải qua cò hay 1 khâu trung gian gì nữa. Người bán, người mua sẽ ko sợ nhau lật lọng hay lừa đảo, thật ra lật lọng hay lừa đảo chủ yếu diễn ra ở cá nhân với nhau chứ với cơ quan nhà nước thì sẽ ko dám. Khi mua ô tô, đóng thuế xong các việc còn lại cơ quan thuế sẽ lo, người mua sẽ nhận xe có đăng kiểm, có biển số và người bán nhận đủ tiền; sẽ ko có những rủi ro lừa đảo hay lật lọng. Kiểu như thế, người dân sẽ thấy ngay hiệu quả, họ trả tiền thuế và được đầu tiên là sự yên tâm, được bảo đảm giao dịch thành công. Người lao động nộp thuế họ sẽ được cơ quan thuế đứng sau bảo vệ quyền lợi cho họ, nếu như chủ quỵt tiền công hay vô cớ đuổi họ sẽ phải đối diện với cơ quan thuế…
Em nghĩ nếu các cơ quan hành chính xác định là đang làm dịch vụ thật sự kiểu tương tự, họ sẽ đặt mình vào vị trí người sử dụng dịch vụ để tự trả lời mình sẽ phải làm gì để hai lòng người trả tiền - người đóng thuế thì có thể sẽ có sự tự giác nộp thuế trung thực.