[Funland] Đầu tư gì hiệu suất cao hơn gửi TK

OUMOUM

Xe hơi
Biển số
OF-837863
Ngày cấp bằng
30/7/23
Số km
101
Động cơ
612 Mã lực
Tuổi
25
Em đang có tiền nhàn rỗi, trước nay cứ dư là em gởi bank, mua vàng rồi oánh chứng. Mà thật sự chứng em không quá rành, gởi bank thì nó thấp quá, có kênh đầu tư nào an toàn mà lãi tốt hơn ko ạ. Em đang tìm hiểu chứng chỉ quỹ có bác nào chỉ em với ạ. Em cám ơn ạ
Vẫn là kênh xây nhà cho thuê, dù kể cả lãi ko bằng bank nhưng trị giá vẫn tăng đều trong khi trị giá gửi bank giản do mất giá (4,5%/năm tb).
 

camera9296

Xe hơi
Biển số
OF-739829
Ngày cấp bằng
18/8/20
Số km
101
Động cơ
63,303 Mã lực
Lãi chán đời nhỉ.
Em mua con thủy điện giá 26,5.
2 tháng nhận 500đ.
Tuần sau lại 500đ nữa.
Dự kiến 1 năm giờ bèo nhất 2500, ngon nghẻ thì 4000.
Mà cứ 2-3 tháng nó lại trả cho 1 lần.
Chỉ sợ vỡ đập, ko vỡ thì ăn cả cổ tức ăn cả giá :">
so với giá hiện tại mà 1 năm 2500 đông thì tầm 10% hơn ngân rồi cụ, mà ngon thì 15% chưa tính kéo giá thì ngon rồi, còn sập thì k nói :D
 

OUMOUM

Xe hơi
Biển số
OF-837863
Ngày cấp bằng
30/7/23
Số km
101
Động cơ
612 Mã lực
Tuổi
25
Hiện tại vẫn là đầu tư nghiên cứu lưu trữ/triển khai năng lượng dưới dạng electron là có tiềm năng và lợi thế về nhân sự rẻ (công nhân biết đọc viết), tiêu chí an toàn, chỉ tiêu môi trường... là có thể triển khai một cách lâu dài.
Còn các kênh đất/kim loại quý hay chứng cũng chỉ là lướt sóng ngắn hạn, chọn không đúng sóng là bị kéo xa bờ ngay. Bộ môn xdcb càng đau đầu chọn sóng.
Thay vì khai thác năng lượng ngoài khơi thì nay có thể khai thác nhiều nơi nhiều cách bới chi phí thấp nhưng lưu trữ ntn cho hiệu quả bền bỉ và thân thiện môi trường mới ra tiền.
 

Ducanh28

Xe tăng
Biển số
OF-469945
Ngày cấp bằng
13/11/16
Số km
1,198
Động cơ
206,639 Mã lực
Hiện tại vẫn là đầu tư nghiên cứu lưu trữ/triển khai năng lượng dưới dạng electron là có tiềm năng và lợi thế về nhân sự rẻ (công nhân biết đọc viết), tiêu chí an toàn, chỉ tiêu môi trường... là có thể triển khai một cách lâu dài.
Còn các kênh đất/kim loại quý hay chứng cũng chỉ là lướt sóng ngắn hạn, chọn không đúng sóng là bị kéo xa bờ ngay. Bộ môn xdcb càng đau đầu chọn sóng.
Thay vì khai thác năng lượng ngoài khơi thì nay có thể khai thác nhiều nơi nhiều cách bới chi phí thấp nhưng lưu trữ ntn cho hiệu quả bền bỉ và thân thiện môi trường mới ra tiền.
CÁI GÌ SẼ KHÔNG THAY ĐỔI ?

Thỉnh thoảng tôi được hỏi một câu rất thú vị: “Jeff, cái gì sẽ thay đổi sau 10 năm tới?” Và tôi thích nghĩ câu trả lời. Đó là một kiểu chủ đề trò chuyện vui vẻ trong bữa tối.

Nhưng có một câu hỏi quan trọng hơn mà tôi hầu như không bao giờ được hỏi: “Cái gì sẽ không thay đổi sau 10 năm tới?”

Câu hỏi này rất quan trọng vì bạn có thể xây dựng kế hoạch của mình xung quanh những cái đó. Vậy thì tôi biết chắc chắn rằng khách hàng Amazon vẫn sẽ muốn giá thấp trong 10 năm tới. Điều đó sẽ không thay đổi. Khách hàng sẽ muốn giao hàng nhanh, sẽ muốn có nhiều lựa chọn. Vậy thì tất cả năng lượng chúng ta đã dồn vào các thứ đó sẽ tiếp tục mang lại lợi nhuận.

(JEFF BEZOS)

Tư duy này mới xịn. Người ta hay thích nói về sự thay đổi, nhưng cái không đổi mới là thứ ăn tiền chứ.

Trong 10 năm tới, cái chắc chắn ko đổi đó là nhu cầu sử dụng điện tăng cao theo nền kinh tế phát triển.
Mà người dân chỉ muốn dùng điện rẻ. Tây thì thích sạch.
Thủy điện là cái chắc chắn đáp ứng :x
 

OUMOUM

Xe hơi
Biển số
OF-837863
Ngày cấp bằng
30/7/23
Số km
101
Động cơ
612 Mã lực
Tuổi
25
CÁI GÌ SẼ KHÔNG THAY ĐỔI ?

Thỉnh thoảng tôi được hỏi một câu rất thú vị: “Jeff, cái gì sẽ thay đổi sau 10 năm tới?” Và tôi thích nghĩ câu trả lời. Đó là một kiểu chủ đề trò chuyện vui vẻ trong bữa tối.

Nhưng có một câu hỏi quan trọng hơn mà tôi hầu như không bao giờ được hỏi: “Cái gì sẽ không thay đổi sau 10 năm tới?”

Câu hỏi này rất quan trọng vì bạn có thể xây dựng kế hoạch của mình xung quanh những cái đó. Vậy thì tôi biết chắc chắn rằng khách hàng Amazon vẫn sẽ muốn giá thấp trong 10 năm tới. Điều đó sẽ không thay đổi. Khách hàng sẽ muốn giao hàng nhanh, sẽ muốn có nhiều lựa chọn. Vậy thì tất cả năng lượng chúng ta đã dồn vào các thứ đó sẽ tiếp tục mang lại lợi nhuận.

(JEFF BEZOS)

Tư duy này mới xịn. Người ta hay thích nói về sự thay đổi, nhưng cái không đổi mới là thứ ăn tiền chứ.

Trong 10 năm tới, cái chắc chắn ko đổi đó là nhu cầu sử dụng điện tăng cao theo nền kinh tế phát triển.
Mà người dân chỉ muốn dùng điện rẻ. Tây thì thích sạch.
Thủy điện là cái chắc chắn đáp ứng :x
Mỹ họ vừa phá cái đập thuỷ điện rất lớn mà cụ.

Về lý thuyết thì trước cơn bão lớn 2 ngày nên xả để tích nước cắt lũ, khô hạn thì xả để đảm bảo tài nguyên nước cho nông nghiệp.

Thực tế dính tới tài chính thì xả sớm bão nó không về hoặc về mà không có đủ nước thì ai chịu thất thoát tài sản, với thuỷ điện thì nước là tài sản.

Vậy nên lý thuyết thì hay ho, thực tế thì khi kux ltj lại vội xả nạnh, khi khô hạn lại nhỏ giọt.

Với bước tiến của công nghệ hiện tại năng lượng cho thắp sáng sẽ giảm còn 1/50, năng lượng cho di chuyển sẽ giảm 1/2 trong vài năm tới do cải tiến công nghệ.

Nên vấn đề thuỷ điện sẽ không được ưu ái bằng năng lượng hạt nhân sạch, nhiệt mặt trời.

Do đó công nghệ lưu trữ năng lượng cao an toàn vẫn là ưu tiên số một cho phát triển bền vững và rất ra tiền.
 

Hanh Ha

Xe Cứu Trợ
Biển số
OF-603321
Ngày cấp bằng
15/12/18
Số km
1,947
Động cơ
621,356 Mã lực
Tuổi
40
CÁI GÌ SẼ KHÔNG THAY ĐỔI ?

Thỉnh thoảng tôi được hỏi một câu rất thú vị: “Jeff, cái gì sẽ thay đổi sau 10 năm tới?” Và tôi thích nghĩ câu trả lời. Đó là một kiểu chủ đề trò chuyện vui vẻ trong bữa tối.

Nhưng có một câu hỏi quan trọng hơn mà tôi hầu như không bao giờ được hỏi: “Cái gì sẽ không thay đổi sau 10 năm tới?”

Câu hỏi này rất quan trọng vì bạn có thể xây dựng kế hoạch của mình xung quanh những cái đó. Vậy thì tôi biết chắc chắn rằng khách hàng Amazon vẫn sẽ muốn giá thấp trong 10 năm tới. Điều đó sẽ không thay đổi. Khách hàng sẽ muốn giao hàng nhanh, sẽ muốn có nhiều lựa chọn. Vậy thì tất cả năng lượng chúng ta đã dồn vào các thứ đó sẽ tiếp tục mang lại lợi nhuận.

(JEFF BEZOS)

Tư duy này mới xịn. Người ta hay thích nói về sự thay đổi, nhưng cái không đổi mới là thứ ăn tiền chứ.

Trong 10 năm tới, cái chắc chắn ko đổi đó là nhu cầu sử dụng điện tăng cao theo nền kinh tế phát triển.
Mà người dân chỉ muốn dùng điện rẻ. Tây thì thích sạch.
Thủy điện là cái chắc chắn đáp ứng :x
Em cũng đồng ý với cụ điểm này tuy nhiên ở VN thì thủy điện nó còn phụ thuộc vào EVN. Các công ty thủy điện làm ra tiền nhưng thằng EVN nó ko trả thì cổ đông cũng méo mặt. SJD là 1 ví dụ
 

Ducanh28

Xe tăng
Biển số
OF-469945
Ngày cấp bằng
13/11/16
Số km
1,198
Động cơ
206,639 Mã lực
Mỹ họ vừa phá cái đập thuỷ điện rất lớn mà cụ.

Về lý thuyết thì trước cơn bão lớn 2 ngày nên xả để tích nước cắt lũ, khô hạn thì xả để đảm bảo tài nguyên nước cho nông nghiệp.

Thực tế dính tới tài chính thì xả sớm bão nó không về hoặc về mà không có đủ nước thì ai chịu thất thoát tài sản, với thuỷ điện thì nước là tài sản.

Vậy nên lý thuyết thì hay ho, thực tế thì khi kux ltj lại vội xả nạnh, khi khô hạn lại nhỏ giọt.

Với bước tiến của công nghệ hiện tại năng lượng cho thắp sáng sẽ giảm còn 1/50, năng lượng cho di chuyển sẽ giảm 1/2 trong vài năm tới do cải tiến công nghệ.

Nên vấn đề thuỷ điện sẽ không được ưu ái bằng năng lượng hạt nhân sạch, nhiệt mặt trời.

Do đó công nghệ lưu trữ năng lượng cao an toàn vẫn là ưu tiên số một cho phát triển bền vững và rất ra tiền.
50 năm rồi thác bà vẫn chưa phá đập.
Còn phá thì nó có nhiều cái để phá, VD như đập phụ chứ ai phá đập chính.
Cụ cho em cái link Mỹ phá đập với.
 

Ducanh28

Xe tăng
Biển số
OF-469945
Ngày cấp bằng
13/11/16
Số km
1,198
Động cơ
206,639 Mã lực
Em cũng đồng ý với cụ điểm này tuy nhiên ở VN thì thủy điện nó còn phụ thuộc vào EVN. Các công ty thủy điện làm ra tiền nhưng thằng EVN nó ko trả thì cổ đông cũng méo mặt. SJD là 1 ví dụ
Vậy là cụ lại nhầm rồi, ko có chuyện EVN ko trả mà là chậm trả.
Khoản phải thu năm nào cũng có, lúc cao lúc thấp.
SJD ko trả mà sao cổ tức vẫn trả đều cho cổ đông thế :-?
 

OUMOUM

Xe hơi
Biển số
OF-837863
Ngày cấp bằng
30/7/23
Số km
101
Động cơ
612 Mã lực
Tuổi
25
50 năm rồi thác bà vẫn chưa phá đập.
Còn phá thì nó có nhiều cái để phá, VD như đập phụ chứ ai phá đập chính.
Cụ cho em cái link Mỹ phá đập với.
Vâng, mời cụ đọc qua đợn trích của goole:

"Theo CNN, ngày 2/9, Mỹ đã hoàn tất dự án tháo dỡ đập thủy điện lớn nhất trong lịch sử, sau khi phá hủy con đập cuối cùng trong chuỗi 4 đập, khôi phục lại dòng chảy tự nhiên cho sông Klamath. Đây là niềm vui lớn cho các bộ tộc bản địa sống ở vùng biên giới giữa California và Oregon."
 

OUMOUM

Xe hơi
Biển số
OF-837863
Ngày cấp bằng
30/7/23
Số km
101
Động cơ
612 Mã lực
Tuổi
25
50 năm rồi thác bà vẫn chưa phá đập.
Còn phá thì nó có nhiều cái để phá, VD như đập phụ chứ ai phá đập chính.
Cụ cho em cái link Mỹ phá đập với.
Thêm cái quy trình giảm 72 triệu m3 nước:

Dự án phá bỏ đập thủy điện lớn nhất nước Mỹ sắp bắt đầu
Khánh Minh
MSN đưa tin, dự án phá dỡ đập thủy điện Iron Gate (Cổng Sắt) trên sông Klamath ở Bắc California, Mỹ bắt đầu thực hiện vào năm 2022. Trong suốt hơn 100 năm qua, dòng sông Klamath thuộc hàng quan trọng nhất cho cá hồi ở Mỹ bị những con đập chặn lại dòng di chuyển.
Theo BBC, thật khó để nói về mức độ quan trọng của nghề cá đối với những người Yurok đã sống hàng thiên niên kỷ ở vùng nông thôn Bắc California. Tuy nhiên, sinh kế này đã giảm dần trong nhiều thập kỷ sau khi sông Klamath vốn chảy qua lãnh thổ của bộ lạc bị chặn để xây đập thủy điện. Nhưng giờ đây, sau nhiều năm đàm phán căng thẳng, vận may của Yurok đã đến, với việc dự án dỡ bỏ con đập lớn nhất trong lịch sử Mỹ đã được bật đèn xanh.
Cách thức dỡ đập
Klamath River Renewal Corporation - tổ chức phi lợi nhuận có nhiệm vụ giám sát việc dỡ bỏ đập - đã trình bày cách thức dỡ bỏ đập Iron Gate. Theo đó, toàn bộ hồ chứa sẽ chảy qua đường hầm dẫn dòng cũ của đập. Sau khi đường hầm dẫn dòng được thông thoáng và được gia cố bằng bê tông, các cửa đập sẽ được mở.
Bức tường 72 triệu mét khối nước phía sau đập được rút cạn dần dần để ngăn lũ lụt ở hạ lưu. Các tấm thép đóng cọc dọc theo đỉnh đập cùng với các bể chứa bên dưới đập được dỡ bỏ.
Hàng triệu kg đá và sỏi được nén chặt (với lõi là đất sét không thấm nước) được loại bỏ bằng máy xúc, 7.500 mét khối đá được di chuyển mỗi ngày, sau đó tăng lên 16.000 mét khối/ngày.
Máy đào, máy xúc phá vỡ đê quai thượng lưu, ngăn lũ bằng cách đào hàng loạt rãnh xuống nền đá. Phá dỡ đường hầm, nhà điện, các công trình kiến trúc khác bằng máy cắt thủy lực, dùng cuốc, khoan, nổ mìn.
Mục tiêu đặt ra là sông Klamath sẽ thông thoáng vào cuối năm 2023. Khi mọi việc hoàn tất sẽ thay thế lớp đất mặt, sau đó trồng cỏ bản địa, cây xanh, cây bụi, thảm thực vật khác.
Minh hoạ phá dỡ đập Iron Gate. Ảnh: Klamath River Renewal Corporation
Tại sao phải dỡ bỏ đập?
Mặc dù thủy điện được coi là "sạch", nhưng các đập vẫn không thân thiện với môi trường.
Phó Chủ tịch Bộ lạc Yurok Frankie Myers - người đi đầu trong cuộc chiến dỡ bỏ các đập trên sông Klamath kể từ năm 2002 - cho biết: “Đối với người dân Yurok, cuộc chiến dỡ bỏ đập không chỉ là vấn đề môi trường - đó là cuộc chiến vì sự tồn tại của chúng tôi".
Sông Klamath từng là quê nhà của loài cá hồi lớn thứ ba trên đất Mỹ - cá hồi trưởng thành sẽ bơi ngược dòng, tìm về về dòng sông quê hương để đẻ trứng. Giờ đây, lượng cá trở về chỉ bằng một phần nhỏ so với trước kia.
Các con đập xây dựng trên sông Klamath được xác định là một trong những nguyên nhân khiến số lượng cá hồi sụt giảm.
Tổng số có tám đập thủy điện được xây chắn trên sông từ đầu thập niên 1900 cho đến 1962. Sự hiện diện của chúng tạo ra những thay đổi rõ rệt trong quần thể cá hồi trên Klamath và các nơi khác.
"Bất cứ khi nào bạn xây một con đập trên sông thì điều đó luôn có những tác động khủng khiếp: Nó chặt đứt dòng chảy thành hai phần tách biệt hoàn toàn" - BBC dẫn lời ông Michael Belchik, nhà sinh vật học ngư nghiệp cao cấp của bộ tộc Yurok và là thành viên bộ tộc đã có nhiều thập kỷ kinh nghiệm trong việc phục hồi nguồn cá, giải thích.
Các hồ chứa phía sau các con đập cũng là nguyên nhân gây ra sự tích tụ đáng kể của tảo độc - chúng phát triển mạnh trong vùng nước tù đọng giàu chất dinh dưỡng và ấm. Với số lượng đủ lớn, nó sẽ có hại cho sức khỏe con người.
Giải pháp mà Yurok và liên minh các bộ lạc khác cùng các tổ chức môi trường ủng hộ từ lâu là dỡ bỏ bốn trong số tám đập phía hạ lưu sông Klamath.
Sau các cuộc đàm phán khó khăn, PacifiCorp (công ty vận hành các đập này) và 40 bên liên quan, bao gồm các bộ lạc và chính quyền bang California, đã ký kết được một thỏa thuận vào năm 2010.
Theo Klamath River Renewal Corporation, việc phá đi đồng thời bốn con đập với tổng chiều cao 125m khiến đây trở thành dự án dỡ bỏ đập lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Đây cũng được coi là dự án có chi phí đắt nhất, lên tới gần 450 triệu USD.
Kết quả sẽ là 640km dòng chảy của sông được khôi phục trở lại thành môi trường sống cho cá hồi và các loài di cư khác như cá hồi vân và cá mút đá Thái Bình Dương.
 

Ducanh28

Xe tăng
Biển số
OF-469945
Ngày cấp bằng
13/11/16
Số km
1,198
Động cơ
206,639 Mã lực
Thêm cái quy trình giảm 72 triệu m3 nước:

Dự án phá bỏ đập thủy điện lớn nhất nước Mỹ sắp bắt đầu
Khánh Minh
MSN đưa tin, dự án phá dỡ đập thủy điện Iron Gate (Cổng Sắt) trên sông Klamath ở Bắc California, Mỹ bắt đầu thực hiện vào năm 2022. Trong suốt hơn 100 năm qua, dòng sông Klamath thuộc hàng quan trọng nhất cho cá hồi ở Mỹ bị những con đập chặn lại dòng di chuyển.
Theo BBC, thật khó để nói về mức độ quan trọng của nghề cá đối với những người Yurok đã sống hàng thiên niên kỷ ở vùng nông thôn Bắc California. Tuy nhiên, sinh kế này đã giảm dần trong nhiều thập kỷ sau khi sông Klamath vốn chảy qua lãnh thổ của bộ lạc bị chặn để xây đập thủy điện. Nhưng giờ đây, sau nhiều năm đàm phán căng thẳng, vận may của Yurok đã đến, với việc dự án dỡ bỏ con đập lớn nhất trong lịch sử Mỹ đã được bật đèn xanh.
Cách thức dỡ đập
Klamath River Renewal Corporation - tổ chức phi lợi nhuận có nhiệm vụ giám sát việc dỡ bỏ đập - đã trình bày cách thức dỡ bỏ đập Iron Gate. Theo đó, toàn bộ hồ chứa sẽ chảy qua đường hầm dẫn dòng cũ của đập. Sau khi đường hầm dẫn dòng được thông thoáng và được gia cố bằng bê tông, các cửa đập sẽ được mở.
Bức tường 72 triệu mét khối nước phía sau đập được rút cạn dần dần để ngăn lũ lụt ở hạ lưu. Các tấm thép đóng cọc dọc theo đỉnh đập cùng với các bể chứa bên dưới đập được dỡ bỏ.
Hàng triệu kg đá và sỏi được nén chặt (với lõi là đất sét không thấm nước) được loại bỏ bằng máy xúc, 7.500 mét khối đá được di chuyển mỗi ngày, sau đó tăng lên 16.000 mét khối/ngày.
Máy đào, máy xúc phá vỡ đê quai thượng lưu, ngăn lũ bằng cách đào hàng loạt rãnh xuống nền đá. Phá dỡ đường hầm, nhà điện, các công trình kiến trúc khác bằng máy cắt thủy lực, dùng cuốc, khoan, nổ mìn.
Mục tiêu đặt ra là sông Klamath sẽ thông thoáng vào cuối năm 2023. Khi mọi việc hoàn tất sẽ thay thế lớp đất mặt, sau đó trồng cỏ bản địa, cây xanh, cây bụi, thảm thực vật khác.
Minh hoạ phá dỡ đập Iron Gate. Ảnh: Klamath River Renewal Corporation
Tại sao phải dỡ bỏ đập?
Mặc dù thủy điện được coi là "sạch", nhưng các đập vẫn không thân thiện với môi trường.
Phó Chủ tịch Bộ lạc Yurok Frankie Myers - người đi đầu trong cuộc chiến dỡ bỏ các đập trên sông Klamath kể từ năm 2002 - cho biết: “Đối với người dân Yurok, cuộc chiến dỡ bỏ đập không chỉ là vấn đề môi trường - đó là cuộc chiến vì sự tồn tại của chúng tôi".
Sông Klamath từng là quê nhà của loài cá hồi lớn thứ ba trên đất Mỹ - cá hồi trưởng thành sẽ bơi ngược dòng, tìm về về dòng sông quê hương để đẻ trứng. Giờ đây, lượng cá trở về chỉ bằng một phần nhỏ so với trước kia.
Các con đập xây dựng trên sông Klamath được xác định là một trong những nguyên nhân khiến số lượng cá hồi sụt giảm.
Tổng số có tám đập thủy điện được xây chắn trên sông từ đầu thập niên 1900 cho đến 1962. Sự hiện diện của chúng tạo ra những thay đổi rõ rệt trong quần thể cá hồi trên Klamath và các nơi khác.
"Bất cứ khi nào bạn xây một con đập trên sông thì điều đó luôn có những tác động khủng khiếp: Nó chặt đứt dòng chảy thành hai phần tách biệt hoàn toàn" - BBC dẫn lời ông Michael Belchik, nhà sinh vật học ngư nghiệp cao cấp của bộ tộc Yurok và là thành viên bộ tộc đã có nhiều thập kỷ kinh nghiệm trong việc phục hồi nguồn cá, giải thích.
Các hồ chứa phía sau các con đập cũng là nguyên nhân gây ra sự tích tụ đáng kể của tảo độc - chúng phát triển mạnh trong vùng nước tù đọng giàu chất dinh dưỡng và ấm. Với số lượng đủ lớn, nó sẽ có hại cho sức khỏe con người.
Giải pháp mà Yurok và liên minh các bộ lạc khác cùng các tổ chức môi trường ủng hộ từ lâu là dỡ bỏ bốn trong số tám đập phía hạ lưu sông Klamath.
Sau các cuộc đàm phán khó khăn, PacifiCorp (công ty vận hành các đập này) và 40 bên liên quan, bao gồm các bộ lạc và chính quyền bang California, đã ký kết được một thỏa thuận vào năm 2010.
Theo Klamath River Renewal Corporation, việc phá đi đồng thời bốn con đập với tổng chiều cao 125m khiến đây trở thành dự án dỡ bỏ đập lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Đây cũng được coi là dự án có chi phí đắt nhất, lên tới gần 450 triệu USD.
Kết quả sẽ là 640km dòng chảy của sông được khôi phục trở lại thành môi trường sống cho cá hồi và các loài di cư khác như cá hồi vân và cá mút đá Thái Bình Dương.
  1. Đập JC Boyle, một con đập cao 60 ft và là nhà máy điện công suất 90 MW có khả năng thoát nước cho 4,3 dặm sông.
  2. Đập Copco 1, đập cao 120 ft và nhà máy điện công suất 20 MW.
  3. Đập Copco 2, một con đập cao 25 ft và là nhà máy điện công suất 27 MW có khả năng thoát nước cho 1,4 dặm sông.
  4. Đập Iron Gate, một con đập cao 162 ft và có công suất phát điện 18 MW.
Tổng 4 đập là 155 MW
Trong khi tổng công suất điện của Mỹ ( 2022) là 1.161 GW
Chiêm 0,01% thôi cụ
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top