Các bác nói lòng vòng quá. Túm lại về nguyên tắc đấu điện cho quạt (hay các thiết bị ăn dòng lớn trên xe hơi sẽ là thế này:
Nguồn điện để cấp cho quạt gió có thể lấy thẳng từ acquy (tất nhiên phải có cầu chì bảo vệ). Tuy nhiên nếu đấu thẳng như vậy thì quạt sẽ chạy cả ngày lẫn đêm (khg nổ máy cũng chạy) cho đến khi hết acquy thì thôi . Vì vậy, thợ vẫn phải đấu qua 1 con công tắc đóng mở quạt .
Đối với xe hơi người ta dùng một rờ le nhiều chân để điều khiển việc đóng mở dòng điện chính.
Quạt làm mát chỉ cần chạy khi nhiệt độ máy cao hoặc khi máy lạnh chạy. Vì vậy người ta phải đấu phần điện điều khiển đóng mạch rờ le làm sao để khi "có hiệu lệnh" từ các bộ phận cảm biến nhiệt hoặc máy lạnh chạy => rờ le phụ sẽ đóng mạch kéo theo rờ le chính đóng mạch => mạch chính có điện => quạt quay.
Nếu đấu đúng cách thì dây dẫn nguồn điện chính sẽ chạy lòng vòng trong bó dây => qua rờ le, cầu chì, khóa điện .... rồi mới đến acquy. Có lẽ khi thợ sửa phát hiện ra dây dẫn điện chính bị đứt đâu đó => lười kg dò tìm nên bỏ dây cũ đấu đường dây mới (tất nhiên vẫn phải qua cụm rờ le điều khiển nói trên). Như vậy, nếu đấu đường dây mới đến thẳng nguồn acquy nhưng có lắp kèm một cầu chì thì về lý thuyết vẫn an toàn.
Tuy nhiên, đấu dây cấp điện không qua khóa tổng, cầu chì tổng .. thì vẫn tiềm ẩn nguy cơ bà hỏa viếng thăm nếu bị dây chập đoạn từ acquy nối ra (trước cầu chì) gây cháy. Đây là lý do tại sao xe mấy em xe đấu thêm đèn, còi ... bị cháy ngay cả khi xe nằm nhà và đã rút khóa điện ....
P/s Các bác để ý sẽ thấy là: dây điện chính từ acquy ra sẽ là 2 dây giêng rẽ và to đùng. Chỉ sau khi nó chạy qua cầu chì tổng thì mới chui vào các bó dây đi chung nhau... Vì vậy, việc đấu thêm dây lấy điện thẳng từ acquy (mà thường là 2 sợi cuốn lấy nhau) rất nguy hiểm là vậy.