- Biển số
- OF-85574
- Ngày cấp bằng
- 17/2/11
- Số km
- 420
- Động cơ
- 401,248 Mã lực
Thấy cụ gặp vấn đề với máy giặt, em xin có đôi dòng.Tổng hợp tất cả ý kiến và sử dụng thực tế của các cụ có lẽ em đã như hiểu ra
Phân loại bơm tăng áp có 02 loại cơ bản: Loại có bình tích áp và loại điện tử
- Loại có bình tích áp có thể lắp hầu như mọi địa hình (ngay cả lắp cao hơn bồn nước, bể nước) vẫn có thể sd được - Tự động chạy và ngắt khi đầu ra đóng mở nước
- Loại điện tử (như của em mua) là loại phải dùng áp lực nước mới có thể tự động chạy và ngắt được - Thấy biểu yêu cầu là phải lắp dưới bồn nước tối thiểu 1m ->1,5m mới đủ áp lực
Loại bình tích áp khi chạy và ngắt sẽ phát ra tiếng : Tạch, tạch.... Còn loại điện tử thì êm du hơn ko có tiếng gì cả
Giờ em trót mua phải loại bơm điện tử rồi + chiều cao áp lực từ bồn nước đến bơm có 50 cm (ko đủ áp lực)....
Thứ nhất là bàn về bơm cao áp.
Gọi chung là bơm cao áp nhưng em biết là có hai loại với nguyên lý hoàn toàn khác nhau.
- Loại thứ nhất: tạm gọi là loại duy trì áp lực đầu ra, cấu tạo đặc trưng là ở đầu ra có một bình tích áp, với loại này bơm chạy liên tục chỉ khi áp xuất trong bình tích áp đạt đến ngưỡng thì rơ le cao áp sẽ ngắt, bơm sẽ dừng. Với loại này sẽ có một số hư hỏng như: tiếp điểm rơ le bị hỏng, nước tràn vào bình tích áp làm giảm thể tích không khí. Có thể làm bình tích áp kiểu tự chế như một thớt của cụ Bụp với rơ le cao áp mua ở chợ trời (khoảng 60 ngàn).
- Loại thứ hai: tạm gọi là bơm nối tiếp mở theo lưu lượng. Điển hình loại này thường gọi là bơm bắp chân, thường đấu nối tiếp với đường nước ra. Dòng điện cấp cho bơm được điều khiển bởi một rơ le lưu lượng. Cái dở hơi của bơm này chính là nguyên lý lưu lượng của cái rơ le này. Cấu tạo rơ le gồm một lá che ngang tiết diện đường nước, khi có nước chảy, lá này lật lên và ép một cái nam châm sát vào một cái công tắc từ, công tắc từ đống sẽ cấp điện để kích mở khóa bán dẫn, cấp điện cho bơm, lúc này bơm mới chạy. Vậy nếu nước quá yếu không có nước chảy hoặc nước chảy chậm không đủ đẩy nam châm thì bơm không thể hoạt động được.
Thứ hai là bàn về van cấp nước máy giặt:
- Van cấp nước máy giặt hiện này loại thông dụng mua ở chợ khoảng 25 ngàn, chắc là phù hợp với các dòng máy giặt thông dụng. Van này khi em mở ra thì nó gồm một màng cao su ép chắn vào tiết diện ống nước, khi cấp điện thì một rơ le điện sẽ hút một lõi thép, vừa loại bỏ lực đè, vừa hở ra một lỗ nhỏ để áp lực nước tràn sang màng bên kia van, cân bằng lực và tạo khe hở để nước chảy qua.
- Van nước này gặp 2 cái dở hơi, một là là phải có áp lực thì nước mới chảy được, hai là nó phải có một màng lọc đầu vào để loại bỏ chất bẩn, vì cái màng lọc này mà sau một thời gian sử dụng, kiểu gì nước chảy vào máy cũng yếu đi. Nhà sản xuất đã tính đến việc đó nên vòi nước cấp bắt vào van có thể mở ra dễ dàng, và ta có thể lôi cái màng lọc ra thông rửa và lắp lại.
Thứ ba là giải pháp:
Hè năm ngoái, nhà em vì bực chuyện nước nôi lại muốn khoe mẽ với vợ nên đã quyết tâm giải quyết vấn đề này, và từ đó có một giải pháp đơn giản và hiệu quả.
- Giải pháp thứ nhất là vứt luôn cái van nước cũ, thay bởi một van mới do em chế tạo, lấy lệnh điều khiển từ máy giặt. Van mới là loại van nước thông dụng, dùng mô tở điều khiển van với kiểm soát hành trình bằng chíp vi xử lý.
- Với trường hợp không thích kiểu trên ( ví dụ mực nước cấp thấp hơn điểm nước vào máy giặt) thì dùng bộ điều khiển cấp điện cho bơm lấy tín hiệu từ trong máy giặt, giải pháp này dùng cho bơm bất kỳ.