[Funland] đất nước Myanmar

Trạng thái
Thớt đang đóng

ubisapro

Xe trâu
Biển số
OF-335434
Ngày cấp bằng
19/9/14
Số km
31,182
Động cơ
970,358 Mã lực
Như góc nhìn của em thì thấy dân biết tiếng anh khá nhiều mà cụ.
Như thông tin em nhận được (năm 2016) thì tiểu học đều học song ngữ. Đến khi vào cấp 2 thì cũng giao tiếp và viết được gần như tiếng mẹ đẻ.
Trình độ ngoại ngữ thường đi kèm với điều kiện kinh tế. Thường các nước phát triển thì ngoại ngữ của dân cũng khá. Ngay đến khựa ở thành phố thì ngoại ngữ chả ai chê được; nhưng về đến vùng xa 1 chút là dân lại lõm bõm ngay. Nước Miến e đánh giá ko cao về kinh tế, ngay đến sự năng động của dân cũng kém thì chả lý gì dân họ ngoại ngữ tốt. Có cụ nói yagon giờ chật, ko phát triển hạ tầng được e thấy ko đúng lắm. E ở thành phố đó, nhà còn khá thưa và khoảng lưu không còn rất nhiều. Nếu làm hết khoảng lưu không đó thì đường xá họ còn to gấp mấy lần đường HN mình. Tiếc là ko có xèng để làm thôi.
 

Hai Toan

Xe container
Biển số
OF-354101
Ngày cấp bằng
9/2/15
Số km
5,531
Động cơ
323,229 Mã lực
Nơi ở
Nam Định
Đương nhiên Nhật là nước lái bên trái ( lefthand transportaion system), bên họ dùng xe ô tô lái nghịch ( tay vô lăng bên phải ) còn gì...:D

Tôi ở Nhật nhiều năm, đi mòn đất Nhật từ Hokkaido đến Hiroshima, Okinawa.....người dân Nhật không dùng xe tai lái thuận. ( nói đúng là ra luật không cho phép lưu hành, không đăng ký để lưu hành được ).
Chả riêng gì Nhật,tất cả các nước từng là thuộc địa của Anh đều tay lái nghịch:Úc,New dilan,Thailan,.
 

hungkttt

Xe tăng
Biển số
OF-31427
Ngày cấp bằng
15/3/09
Số km
1,709
Động cơ
490,878 Mã lực
Em hỏi cụ thêm chút. Thấy tên người Myanmar cũng có 3 hoặc 2 chữ tách rời giống tên người Trung, Việt hay Hàn quốc vậy, nhưng chữ viết họ lại khác hoàn toàn chữ Trung quốc. Người Myanmar có bị ảnh hưởng văn hóa Hán như người Việt, Hàn không?
Có rất nhiều người gốc Hoa cụ ạ, em có cô bạn giờ làm ở VN nói tiếng Hoa, Anh, Miến và giờ nói cả tiếng Việt.
 

newmanhn

Xe điện
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
4,586
Động cơ
387,497 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Kể cũng hài phết nhỉ ! Dân mộ đạo và hiền hòa nhưng taxi bát nháo và lừa đảo , mua đá quý thì cũng lừa đảo :))
Taxi làm gì có lừa đảo, chỉ là phải tự thỏa thuận giá vì đa số họ không đi theo đồng hồ, trừ grab car. Mua mấy thứ hồng ngọc thì em không rõ vì mua cái này thì phải hiểu biết, không thì bị mua đắt ngay.
Em đã ở 3 năm, mới được giải cứu về.
 

jinmenghan

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-752971
Ngày cấp bằng
14/12/20
Số km
116
Động cơ
51,916 Mã lực
Tuổi
32
Đọc thì na ná giống VN thời bao cấp với tờ tiền 30 đồng

*Sơ lược lịch sử chế độ độc tài Miến Điện (sơ lược thôi).
Miến Điện là thuộc địa của Anh trước thế chiến 2. Trong thế chiến 2 thì nước này bị Nhật chiếm và là chiến trường ác liệt nhất ở Đông Nam Á giữa quân Nhật Bản và Đồng minh Anh-Mỹ-Trung Hoa-Ấn Độ. Trong thời gian quân Đồng minh và Nhật đánh nhau ác liệt, thì một số lãnh đạo quân sự nổi tiếng của Miến Điện là Aung San và U Nu đứng ra tập hợp quân đội riêng. Ban đầu, Aung San và U Nu bị người Nhật thuyết phục đi theo họ để chống Anh, tuy nhiên từ năm 1943, chứng kiến những hành động tàn bạo mà Nhật gây ra cho người dân Miến Điện, nên Aung San và quân đội của ông đã quay súng chống Nhật, trở thành lực lượng kháng chiến lớn ở Miến Điện. Điều này giúp Aung San và U Nu trở thành anh hùng dân tộc và được sự ủng hộ lớn của người dân.

Năm 1947, được sự ủng hộ lớn của nhân dân Miến Điện, Aung San đứng ra đàm phán và cuối cùng thuyết phục được người Anh trả độc lập cho Miến Điện. Thậm chí Aung San còn ngăn được việc Anh phân chia Miến Điện như làm với Ấn Độ. Miến Điện thời đó là một quốc gia đa sắc tộc, ngoài người Miến còn có các dân tộc lớn khác như Chin, Shan, Kachin, Karen và hàng chục nhóm sắc tộc nhỏ khác. Nhưng Aung San đã thuyết phục các dân tộc này cùng hòa nhập trong nhà nước Miến Điện mới, và vì vậy quốc gia sắp độc lập lấy tên là ''Cộng hòa Liên Bang Myanmar''.

Thế nhưng chỉ ít lâu trước khi chính thức độc lập, một tai họa ập xuống đầu người dân Miến Điện. Ngày 19/7/1947, một người Miến Điện theo chủ nghĩa dân tộc, phản đối liên bang với các dân tộc thiểu số tên là U Saw đã cùng các đồng phạm xông vào ám sá.t lãnh tụ Aung San và những thành viên nội các mới của Liên bang Miến Điện. Vụ ám sát làm chấn động toàn quốc Myanmar, và U Saw đã bị nhà cầm quyền Anh treo cổ ngay sau đó (họ kết án U Saw 30 năm tù nhưng áp lực của dư luận Miến Điện khiến họ kết án tử hình).

Gần như toàn bộ những lãnh đạo ưu tú nhất của Miến Điện chết trong vụ ám sát. Chỉ còn U Nu - đồng chí thân cận nhất của Aung San là còn sống. Ngày 4/1/1948, vào lúc 4 giờ sáng (các lãnh đạo Miến Điện luôn mê tín ở một mức nhất định - họ chọn thời điểm 4 giờ sáng lúc các ngôi sao mờ đi), Liên bang Myanmar chính thức tuyên bố độc lập. Ngay sau đó, U Nu được bầu làm thủ tướng dân cử đầu tiên của Myanmar. Chỉ có điều là hơn nửa thế kỷ sau mới có người tiếp theo được dân Miến Điện bầu như vậy.

Thời đại của U Nu ở Miến Điện được gọi là thời kỳ ''Dân chủ đại nghị'' của nước này. Nước Miến Điện theo mô hình Liên bang, chính phủ và quốc hội được bầu bình đẳng giữa các sắc tộc và đảng phái trong nước. Nhìn tổng thể, U Nu áp dụng mô hình kinh tế đường lối Marxist của Liên Xô nhưng không hoàn toàn (U Nu đặc biệt rất sùng đạo Phật, nên tìm cách kết hợp tối đa Đạo phật và chủ nghĩa Marx), về chính trị thì theo đuổi đường lối Không liên kết. Kinh tế Miến Điện trong giai đoạn này có thể nói là ổn. Đất nước này thiên về sản xuất nông nghiệp, trở thành quốc gia xuất khẩu gạo quan trọng ở châu Á. Đời sống nhân dân Miến Điện ở mức trung bình, nhưng quan trọng là ít bị ảnh hưởng bởi chiến tranh Lạnh giữa các cường quốc.

Trong bối cảnh đó, có 2 nguy cơ ảnh hưởng đến Miến Điện.

Một, là sức khỏe kém của Thủ tướng U Nu. Thủ tướng U Nu liên tục gặp phải các vấn đề sức khỏe, khiến công việc của chính phủ nhiều lần bị gián đoạn. Trong bối cảnh đó, nhiều phe phái sắc tộc và đảng phái định lợi dụng sức khỏe bất ổn của U Nu để tranh giành lợi ích. Từ năm 1956, U Nu đã phải tạm nghỉ chức thủ tướng và nhờ vào quân đội để giữ ổn định chính quyền, mà cụ thể ở đây là tướng quân đội Ne Win. Sau thời gian chữa bệnh dài, năm 1960 U Nu ra ứng cử một lần nữa và đắc cử Thủ tướng, nhưng sức khỏe lúc này còn yếu hơn.

Thứ 2, là sự hiện diện của tàn quân Quốc Dân Đảng ở biên giới Miến Điện. Từ những năm 50s, tàn quân Quốc Dân Đảng ở Trung Hoa Đại Lục đã đổ vào biên giới Miến Điện, cấu kết với các bộ lạc thiểu số ở đây. Điều này gây bất ổn và suy yếu sự quản lý của chính phủ Miến Điện với vùng biên giới. Trong bối cảnh đó, thủ tướng U Nu gặp vấn đề sức khỏe, không thể hiện được sự cứng rắn trong vấn đề tàn quân Quốc Dân Đảng, khiến quân đội thất vọng.

Tổng hợp 2 vấn đề trên, đến năm 1962 tướng quân đội Ne Win hết kiên nhẫn với U Nu, tiến hành đảo chính lật đổ U Nu. U Nu bị giam lỏng, nhưng sau đó lấy cớ xin chữa bệnh và hành hương đất Phật nên đã trốn sang được Ấn Độ tị nạn. Từ đây bắt đầu thời kỳ độc tài kéo dài ở Miến Điện.

*Sự suy yếu của Miến Điện thời độc tài Ne Win.
Giai đoạn của Ne Win được gọi là thời kỳ ''độc tài quân sự'' ở Miến Điện. Thời kỳ này đánh dấu sự đi xuống về mọi mặt của Miến Điện. Có thể kể tới các mặt chính sau:

-Ne Win giải tán Nghị viện, hủy bỏ quy chế Liên Bang bình đẳng. Các quyền tự trị của các bang dân tộc Shan, Kachin, Karen, Kaya, Chin,... bị bãi bỏ. Hiến pháp bị sửa đổi có lợi cho Ne Win, cho phép ông tự tay nắm hết các chức vụ Thủ tướng, bộ trưởng quốc phòng và nhiều vị trí bộ trưởng.

-Tất cả các đảng phái đối lập bị giải thể và đàn áp. Ne Win đứng ra thành lập một đảng duy nhất tên là ''Đảng Cương lĩnh xã hội chủ nghĩa Miến Điện (Burma Socialist Programme Party – BSPP), khẳng định “Đảng cương lĩnh xã hội chủ nghĩa Miến Điện là chính đảng duy nhất lãnh đạo quốc gia”.

-Ne Win đưa Miến Điện theo con đường Xã hội chủ nghĩa rõ ràng hơn cả U Nu. Sau khi nắm chính quyền, ông đặt chữ ''Xã hội chủ nghĩa'' vào tên nước, thành “Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Miến Điện”. Nhưng quan hệ của Miến Điện với Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa khác về sau càng ngày càng xấu đi. Nguyên nhân là do Ne Win muốn kéo Miến Điện tránh xa những xung đột trong chiến tranh Lạnh, và vì thế đứng trung lập trong các vấn đề mà Liên Xô muốn lôi kéo Miến Điện vào. Điều này khiến cho các ************* cực tả ở Myanmar tiến hành nổi dậy. Ne Win chú trọng quan hệ với Trung Quốc, cho quân đội dẹp tan các căn cứ tàn quân Quốc Dân Đảng, nhưng sau này cũng lạnh nhạt với CHND Trung Hoa khi họ hỗ trợ quân ly khai ở Miến Điện.

-Ne Win lên nắm quyền tiến hành quốc hữu hóa toàn bộ doanh nghiệp trên cả nước. Nhà nước độc quyền mua bán, phân phối, xuất nhập khẩu,... Các công ty nước ngoài bị dẹp hoàn toàn. Nền kinh tế Miến Điện rơi vào thời kỳ đóng kín hoàn toàn.

-Chính sách nông nghiệp bắt chước Liên Xô, dồn dân vào các nông trường tập thể. Chỉ 1 thập kỷ sau hậu quả thấy rõ. Năm 1963, thời U Nu Miến Điện xuất hơn 1,5 triệu tấn gạo, đến năm 1974 đã gần chạm mức 0. Nghĩa là Miến Điện từ một nước xuất gạo cho Châu Á trở thành một nước thiếu ăn, phải đi xin gạo. Đây được coi là một nỗi nhục to lớn với người Miến Điện trong lịch sử.

-Từ những năm 80s, khủng hoảng kinh tế trầm trọng khiến Ne Win phải có một nước đi đánh đổi cả chế độ. Ông khẩn thiết xin Liên Hợp Quốc cho Miến Điện ''được'' vào danh sách nước kém phát triển để được viện trợ. Kết quả là dù chưa đến mức bi đát, Liên Hợp Quốc vẫn xếp Miến Điện vào 30 nước nghèo nhất thế giới. Nhưng quan trọng hơn cả, là viện trợ từ các nước tư bản phương Tây chiếm hơn 80% viện trợ cho Miến Điện. Điều này khiến cho nhiều người Miến Điện, kể cả những người trung thành với đường lối Xã hội chủ nghĩa, phải thất vọng và nhục nhã về Ne Win.

-Cuối cùng, và cũng là quyết định dẫn đến sự sụp đổ của Ne Win, là việc độc quyền in tiền phản khoa học.

*Bê bối in tiền và sự kết thúc của chế độ độc tài.
Kéo đất nước Miến Điện đi xuống về mọi mặt, Ne Win còn là một người mê tín, đặc biệt thích tướng số. Ne Win thích số 9, coi đó là số may mắn của mình. Tai hại ở chỗ, ông đã mang sở thích đó vào việc in tiền cho quốc gia.

Trước đó, Miến Điện chỉ có các mệnh giá tiền 1,5,10 và 100 kyat. Đến thời Ne Win, ông hủy bỏ mệnh giá 100 kyat và giảm còn 20 k/yat để chống nạn buôn lậu và chợ đen. Nhưng những mục tiêu này thất bại, và Ne Win phải cho in lại đa dạng các mệnh giá tiền 1, 5, 10, 25, 50 và 100 (do Đức in hộ). Rồi cũng rất nhanh sau đó, Ne Win lại bỏ tiếp mệnh giá 50 và 100 kyat. Cứ in và bỏ như vậy vài lần.

Bỗng nhiên, một ngày đẹp trời năm 1985, vào sinh nhật thứ 75 của mình (Ne Win sinh năm 1910), Ne Win nảy ra ý tưởng in tiền mệnh giá 75 kyat. Tiếp đó, ông lại thích thú với các mệnh giá tiền lẻ, nên cho in tiếp mệnh giá 15 và 35 kyat. Những mệnh giá này được Ne Win ưa thích và in hàng loạt, chiếm đến 3/4 số tờ tiền lưu hành ở Miến Điênh. Người dân Miến Điện quay cuồng với hệ thống tiền tệ của mình.

Rồi lại như thế, một ngày đẹp trời tháng 9/1987, Ne Win ra lệnh thu hồi toàn bộ mệnh giá tiền 25, 35 và 75 kyat, lần này không bồi thường một đồng nào. Việc này đã thổi bay tài sản của hàng chục triệu người dân Miến Điện, khiến họ trắng tay trong nháy mắt. Đến ngày 22/9/1987, Ne Win ra lệnh phát hành mệnh giá 45 và 90 kyat, là những mệnh giá chia hết cho 9, số may mắn của Ne Win.

Trắng tay và mệt mỏi bởi trò chơi của Ne Win, người dân Miến Điện mà đứng đầu là những sinh viên vừa mất trắng tiền học phí, đã kéo nhau xuống đường đòi lật đổ chế độ độc tài. Các cuộc bạo loạn diễn ra trong hơn 1 năm, làm hàng trăm sinh viên mất mạng. Cuộc bạo loạn lên đỉnh điểm vào ngày 8/8/1988 nên gọi là ''Nổi dậy 8888''.

Để cứu vãn tình hình, ngày 19/8/1988, tướng quân đội Saw Maung đã đứng ra làm đảo chính, lật đổ Ne Win. Tuy nhiên, người ta cho rằng đây chỉ là màn kịch để Ne Win rút lui trong an toàn. Ne Win vẫn có ảnh hưởng mờ ám tới chính trường Myanmar nhiều năm sau khi bị lật đổ. Bản thân tướng Saw Maung cũng không có dấu ấn gì nhiều. Ông từ chức sau đó và người kế nhiệm ông là tướng Than Shwe mới thực sự có dấu ấn sau này, dẫn đến đồn đoán Saw Maung chỉ là con cờ trong tay các đầu sỏ chính trị ở Miến Điện.

Chính quyền quân sự của Saw Maung, sau khi đảo chính đã trả lại tên cũ ''Cộng hòa Liên bang Myanmar'' cho đất nước. Trên danh nghĩa, nó kết thúc chế độ độc tài quân sự của Ne Win. Nhưng trên thực tế, Miến Điện vẫn tiếp tục bị chế độ độc tài của Than Shwe thao túng và chuyển mình chậm chạp trong hàng thập kỷ qua.
Myanmar bị Mỹ cấm vận trong 1 thời gian dài, chậm phát triển là phải.
Nói chung cứ dính đến quân phiệt, xhcn, thân tàu, v.v... thì đất nước mau phát triển lắm.
 

xukixuka

Xe tải
Biển số
OF-601852
Ngày cấp bằng
4/12/18
Số km
292
Động cơ
127,850 Mã lực
Tuổi
34

vo nho

Xe điện
Biển số
OF-572365
Ngày cấp bằng
4/6/18
Số km
4,394
Động cơ
21,394 Mã lực
Myanmar bị Mỹ cấm vận trong 1 thời gian dài, chậm phát triển là phải.
Nói chung cứ dính đến quân phiệt, xhcn, thân tàu, v.v... thì đất nước mau phát triển lắm.
Thế mấy anh la tinh, châu phi thân âu thân mỹ thế nào ta? Chắc là phát triển vượt bậc...😎😎😎
 

danleduc

Xe container
Biển số
OF-727286
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
5,144
Động cơ
253,309 Mã lực
Chả riêng gì Nhật,tất cả các nước từng là thuộc địa của Anh đều tay lái nghịch:Úc,New dilan,Thailan,.
Thái Lan không là thuộc địa Anh. Thái Lan trong vòng 200 năm, chưa bị chiến tranh và không bị nước nào xâm chiếm cả. Số nó là số hưởng Hòa Bình.
 

hungkttt

Xe tăng
Biển số
OF-31427
Ngày cấp bằng
15/3/09
Số km
1,709
Động cơ
490,878 Mã lực
Screenshot_20210202-123612_Facebook.jpg

Screenshot_20210202-124121_Facebook.jpg

Đây là đứa bạn em ở VN, ảnh hưởng đến VT cacs cụ nhỉ
 

dtrung

Xe điện
Biển số
OF-8577
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
2,834
Động cơ
582,403 Mã lực
Cụ đừng nhìn một vài trường hợp mà qui đồng cho số đông. Xã hội DC là thành quả phát triển của xh loài người, cái này chân lý, cấm cãi. Còn tôi đã nói ở trên, xã hội DC là nhân tố rất quan trọng nhưng nó ko phải là thuốc thánh để biến 1 đất nước nghèo thành nước giầu. Cụ đọc lại cmt của tôi cho kỹ đã nhé. Nói thêm là ở ta đây còn giương cao khẩu hiệu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh cơ mà.
P/s: tôi đang phân cân tự hỏi không rõ mình có chửi rủa, hạ nhục...gì không mà có 1 số cụ vang tôi nhỉ, hay là vang chỉ là hình thức phản đối cmt thôi. Đề nghị mấy cụ ấy cho ts kiến nhé.
Ý kiến của cụ dễ bẻ thì người ta bẻ luôn trên thớt, nhưng khó bẻ thì người ta vang thôi.
 

berryfun

Xe điện
Biển số
OF-33626
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
2,995
Động cơ
398,654 Mã lực
Nơi ở
The heavens
Đọc thì na ná giống VN thời bao cấp với tờ tiền 30 đồng

*Sơ lược lịch sử chế độ độc tài Miến Điện (sơ lược thôi).
Miến Điện là thuộc địa của Anh trước thế chiến 2. Trong thế chiến 2 thì nước này bị Nhật chiếm và là chiến trường ác liệt nhất ở Đông Nam Á giữa quân Nhật Bản và Đồng minh Anh-Mỹ-Trung Hoa-Ấn Độ. Trong thời gian quân Đồng minh và Nhật đánh nhau ác liệt, thì một số lãnh đạo quân sự nổi tiếng của Miến Điện là Aung San và U Nu đứng ra tập hợp quân đội riêng. Ban đầu, Aung San và U Nu bị người Nhật thuyết phục đi theo họ để chống Anh, tuy nhiên từ năm 1943, chứng kiến những hành động tàn bạo mà Nhật gây ra cho người dân Miến Điện, nên Aung San và quân đội của ông đã quay súng chống Nhật, trở thành lực lượng kháng chiến lớn ở Miến Điện. Điều này giúp Aung San và U Nu trở thành anh hùng dân tộc và được sự ủng hộ lớn của người dân.

Năm 1947, được sự ủng hộ lớn của nhân dân Miến Điện, Aung San đứng ra đàm phán và cuối cùng thuyết phục được người Anh trả độc lập cho Miến Điện. Thậm chí Aung San còn ngăn được việc Anh phân chia Miến Điện như làm với Ấn Độ. Miến Điện thời đó là một quốc gia đa sắc tộc, ngoài người Miến còn có các dân tộc lớn khác như Chin, Shan, Kachin, Karen và hàng chục nhóm sắc tộc nhỏ khác. Nhưng Aung San đã thuyết phục các dân tộc này cùng hòa nhập trong nhà nước Miến Điện mới, và vì vậy quốc gia sắp độc lập lấy tên là ''Cộng hòa Liên Bang Myanmar''.

Thế nhưng chỉ ít lâu trước khi chính thức độc lập, một tai họa ập xuống đầu người dân Miến Điện. Ngày 19/7/1947, một người Miến Điện theo chủ nghĩa dân tộc, phản đối liên bang với các dân tộc thiểu số tên là U Saw đã cùng các đồng phạm xông vào ám sá.t lãnh tụ Aung San và những thành viên nội các mới của Liên bang Miến Điện. Vụ ám sát làm chấn động toàn quốc Myanmar, và U Saw đã bị nhà cầm quyền Anh treo cổ ngay sau đó (họ kết án U Saw 30 năm tù nhưng áp lực của dư luận Miến Điện khiến họ kết án tử hình).

Gần như toàn bộ những lãnh đạo ưu tú nhất của Miến Điện chết trong vụ ám sát. Chỉ còn U Nu - đồng chí thân cận nhất của Aung San là còn sống. Ngày 4/1/1948, vào lúc 4 giờ sáng (các lãnh đạo Miến Điện luôn mê tín ở một mức nhất định - họ chọn thời điểm 4 giờ sáng lúc các ngôi sao mờ đi), Liên bang Myanmar chính thức tuyên bố độc lập. Ngay sau đó, U Nu được bầu làm thủ tướng dân cử đầu tiên của Myanmar. Chỉ có điều là hơn nửa thế kỷ sau mới có người tiếp theo được dân Miến Điện bầu như vậy.

Thời đại của U Nu ở Miến Điện được gọi là thời kỳ ''Dân chủ đại nghị'' của nước này. Nước Miến Điện theo mô hình Liên bang, chính phủ và quốc hội được bầu bình đẳng giữa các sắc tộc và đảng phái trong nước. Nhìn tổng thể, U Nu áp dụng mô hình kinh tế đường lối Marxist của Liên Xô nhưng không hoàn toàn (U Nu đặc biệt rất sùng đạo Phật, nên tìm cách kết hợp tối đa Đạo phật và chủ nghĩa Marx), về chính trị thì theo đuổi đường lối Không liên kết. Kinh tế Miến Điện trong giai đoạn này có thể nói là ổn. Đất nước này thiên về sản xuất nông nghiệp, trở thành quốc gia xuất khẩu gạo quan trọng ở châu Á. Đời sống nhân dân Miến Điện ở mức trung bình, nhưng quan trọng là ít bị ảnh hưởng bởi chiến tranh Lạnh giữa các cường quốc.

Trong bối cảnh đó, có 2 nguy cơ ảnh hưởng đến Miến Điện.

Một, là sức khỏe kém của Thủ tướng U Nu. Thủ tướng U Nu liên tục gặp phải các vấn đề sức khỏe, khiến công việc của chính phủ nhiều lần bị gián đoạn. Trong bối cảnh đó, nhiều phe phái sắc tộc và đảng phái định lợi dụng sức khỏe bất ổn của U Nu để tranh giành lợi ích. Từ năm 1956, U Nu đã phải tạm nghỉ chức thủ tướng và nhờ vào quân đội để giữ ổn định chính quyền, mà cụ thể ở đây là tướng quân đội Ne Win. Sau thời gian chữa bệnh dài, năm 1960 U Nu ra ứng cử một lần nữa và đắc cử Thủ tướng, nhưng sức khỏe lúc này còn yếu hơn.

Thứ 2, là sự hiện diện của tàn quân Quốc Dân Đảng ở biên giới Miến Điện. Từ những năm 50s, tàn quân Quốc Dân Đảng ở Trung Hoa Đại Lục đã đổ vào biên giới Miến Điện, cấu kết với các bộ lạc thiểu số ở đây. Điều này gây bất ổn và suy yếu sự quản lý của chính phủ Miến Điện với vùng biên giới. Trong bối cảnh đó, thủ tướng U Nu gặp vấn đề sức khỏe, không thể hiện được sự cứng rắn trong vấn đề tàn quân Quốc Dân Đảng, khiến quân đội thất vọng.

Tổng hợp 2 vấn đề trên, đến năm 1962 tướng quân đội Ne Win hết kiên nhẫn với U Nu, tiến hành đảo chính lật đổ U Nu. U Nu bị giam lỏng, nhưng sau đó lấy cớ xin chữa bệnh và hành hương đất Phật nên đã trốn sang được Ấn Độ tị nạn. Từ đây bắt đầu thời kỳ độc tài kéo dài ở Miến Điện.

*Sự suy yếu của Miến Điện thời độc tài Ne Win.
Giai đoạn của Ne Win được gọi là thời kỳ ''độc tài quân sự'' ở Miến Điện. Thời kỳ này đánh dấu sự đi xuống về mọi mặt của Miến Điện. Có thể kể tới các mặt chính sau:

-Ne Win giải tán Nghị viện, hủy bỏ quy chế Liên Bang bình đẳng. Các quyền tự trị của các bang dân tộc Shan, Kachin, Karen, Kaya, Chin,... bị bãi bỏ. Hiến pháp bị sửa đổi có lợi cho Ne Win, cho phép ông tự tay nắm hết các chức vụ Thủ tướng, bộ trưởng quốc phòng và nhiều vị trí bộ trưởng.

-Tất cả các đảng phái đối lập bị giải thể và đàn áp. Ne Win đứng ra thành lập một đảng duy nhất tên là ''Đảng Cương lĩnh xã hội chủ nghĩa Miến Điện (Burma Socialist Programme Party – BSPP), khẳng định “Đảng cương lĩnh xã hội chủ nghĩa Miến Điện là chính đảng duy nhất lãnh đạo quốc gia”.

-Ne Win đưa Miến Điện theo con đường Xã hội chủ nghĩa rõ ràng hơn cả U Nu. Sau khi nắm chính quyền, ông đặt chữ ''Xã hội chủ nghĩa'' vào tên nước, thành “Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Miến Điện”. Nhưng quan hệ của Miến Điện với Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa khác về sau càng ngày càng xấu đi. Nguyên nhân là do Ne Win muốn kéo Miến Điện tránh xa những xung đột trong chiến tranh Lạnh, và vì thế đứng trung lập trong các vấn đề mà Liên Xô muốn lôi kéo Miến Điện vào. Điều này khiến cho các ************* cực tả ở Myanmar tiến hành nổi dậy. Ne Win chú trọng quan hệ với Trung Quốc, cho quân đội dẹp tan các căn cứ tàn quân Quốc Dân Đảng, nhưng sau này cũng lạnh nhạt với CHND Trung Hoa khi họ hỗ trợ quân ly khai ở Miến Điện.

-Ne Win lên nắm quyền tiến hành quốc hữu hóa toàn bộ doanh nghiệp trên cả nước. Nhà nước độc quyền mua bán, phân phối, xuất nhập khẩu,... Các công ty nước ngoài bị dẹp hoàn toàn. Nền kinh tế Miến Điện rơi vào thời kỳ đóng kín hoàn toàn.

-Chính sách nông nghiệp bắt chước Liên Xô, dồn dân vào các nông trường tập thể. Chỉ 1 thập kỷ sau hậu quả thấy rõ. Năm 1963, thời U Nu Miến Điện xuất hơn 1,5 triệu tấn gạo, đến năm 1974 đã gần chạm mức 0. Nghĩa là Miến Điện từ một nước xuất gạo cho Châu Á trở thành một nước thiếu ăn, phải đi xin gạo. Đây được coi là một nỗi nhục to lớn với người Miến Điện trong lịch sử.

-Từ những năm 80s, khủng hoảng kinh tế trầm trọng khiến Ne Win phải có một nước đi đánh đổi cả chế độ. Ông khẩn thiết xin Liên Hợp Quốc cho Miến Điện ''được'' vào danh sách nước kém phát triển để được viện trợ. Kết quả là dù chưa đến mức bi đát, Liên Hợp Quốc vẫn xếp Miến Điện vào 30 nước nghèo nhất thế giới. Nhưng quan trọng hơn cả, là viện trợ từ các nước tư bản phương Tây chiếm hơn 80% viện trợ cho Miến Điện. Điều này khiến cho nhiều người Miến Điện, kể cả những người trung thành với đường lối Xã hội chủ nghĩa, phải thất vọng và nhục nhã về Ne Win.

-Cuối cùng, và cũng là quyết định dẫn đến sự sụp đổ của Ne Win, là việc độc quyền in tiền phản khoa học.

*Bê bối in tiền và sự kết thúc của chế độ độc tài.
Kéo đất nước Miến Điện đi xuống về mọi mặt, Ne Win còn là một người mê tín, đặc biệt thích tướng số. Ne Win thích số 9, coi đó là số may mắn của mình. Tai hại ở chỗ, ông đã mang sở thích đó vào việc in tiền cho quốc gia.

Trước đó, Miến Điện chỉ có các mệnh giá tiền 1,5,10 và 100 kyat. Đến thời Ne Win, ông hủy bỏ mệnh giá 100 kyat và giảm còn 20 k/yat để chống nạn buôn lậu và chợ đen. Nhưng những mục tiêu này thất bại, và Ne Win phải cho in lại đa dạng các mệnh giá tiền 1, 5, 10, 25, 50 và 100 (do Đức in hộ). Rồi cũng rất nhanh sau đó, Ne Win lại bỏ tiếp mệnh giá 50 và 100 kyat. Cứ in và bỏ như vậy vài lần.

Bỗng nhiên, một ngày đẹp trời năm 1985, vào sinh nhật thứ 75 của mình (Ne Win sinh năm 1910), Ne Win nảy ra ý tưởng in tiền mệnh giá 75 kyat. Tiếp đó, ông lại thích thú với các mệnh giá tiền lẻ, nên cho in tiếp mệnh giá 15 và 35 kyat. Những mệnh giá này được Ne Win ưa thích và in hàng loạt, chiếm đến 3/4 số tờ tiền lưu hành ở Miến Điênh. Người dân Miến Điện quay cuồng với hệ thống tiền tệ của mình.

Rồi lại như thế, một ngày đẹp trời tháng 9/1987, Ne Win ra lệnh thu hồi toàn bộ mệnh giá tiền 25, 35 và 75 kyat, lần này không bồi thường một đồng nào. Việc này đã thổi bay tài sản của hàng chục triệu người dân Miến Điện, khiến họ trắng tay trong nháy mắt. Đến ngày 22/9/1987, Ne Win ra lệnh phát hành mệnh giá 45 và 90 kyat, là những mệnh giá chia hết cho 9, số may mắn của Ne Win.

Trắng tay và mệt mỏi bởi trò chơi của Ne Win, người dân Miến Điện mà đứng đầu là những sinh viên vừa mất trắng tiền học phí, đã kéo nhau xuống đường đòi lật đổ chế độ độc tài. Các cuộc bạo loạn diễn ra trong hơn 1 năm, làm hàng trăm sinh viên mất mạng. Cuộc bạo loạn lên đỉnh điểm vào ngày 8/8/1988 nên gọi là ''Nổi dậy 8888''.

Để cứu vãn tình hình, ngày 19/8/1988, tướng quân đội Saw Maung đã đứng ra làm đảo chính, lật đổ Ne Win. Tuy nhiên, người ta cho rằng đây chỉ là màn kịch để Ne Win rút lui trong an toàn. Ne Win vẫn có ảnh hưởng mờ ám tới chính trường Myanmar nhiều năm sau khi bị lật đổ. Bản thân tướng Saw Maung cũng không có dấu ấn gì nhiều. Ông từ chức sau đó và người kế nhiệm ông là tướng Than Shwe mới thực sự có dấu ấn sau này, dẫn đến đồn đoán Saw Maung chỉ là con cờ trong tay các đầu sỏ chính trị ở Miến Điện.

Chính quyền quân sự của Saw Maung, sau khi đảo chính đã trả lại tên cũ ''Cộng hòa Liên bang Myanmar'' cho đất nước. Trên danh nghĩa, nó kết thúc chế độ độc tài quân sự của Ne Win. Nhưng trên thực tế, Miến Điện vẫn tiếp tục bị chế độ độc tài của Than Shwe thao túng và chuyển mình chậm chạp trong hàng thập kỷ qua.
Đây là sơ lược lịch sử cận đại của miến thôi cụ hẩy.
Dân miến là dân hiếu chiến ko thua gì đông lào. Nhiều cụ bảo dân miến hiền cháu e rằng ko đúng.
Ayuthaya cũng hùng mạnh mà miến nó còn sàn phẳng, đến giờ thái lọ nghĩ đến miễn vẫn hãi.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top