Theo như em hiểu :
- Sau khi thành lập ban quan trị của cư dân, làm xong sổ đỏ bàn giao cho cư dân thì nghĩa vụ của cđt với dự án coi như xong, chỉ còn nghĩa vụ bảo hành 5 năm theo qui định. Đất dự án trên sổ sẽ là sở hữu chung của cư dân, phần căn hộ là tài sản riêng của cư dân, và cái này là lâu dài ( tuỳ dự án, nhưng thường cc để ở là lâu dài).
Mọi vấn đề về vận hành, quản lí, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp ... sau thời gian 5 năm bảo hành coi như tòan quyền thuộc về ban quản trị với kinh phí là phí bảo trì 2%.
- CĐT sẽ được coi là một cư dân đối với phần diện tích thuộc về cđt được qui định trong hợp đồng, em thấy thường là diện tích chỗ đỗ oto, các kiot hoặc TTTM nếu chưa bán được. Về lâu dài, cđt phải nộp phí dịch vụ cho các phần diện tích này.
- Sau 50 năm các phần kiot, TTTM hết hạn theo qui định có thể xem xét gia hạn, nhưng em nghĩ chắc khó, nếu được chắc phải chạy chọt mớ tiền, vì bản chất sau 50 năm các phần hạ tầng kĩ thuật. TTTM là thuộc nhà nước, nhà nước muốn giao cho ai thì giao.
Còn căn hộ kèm đất sở hữu chung của cư dân nếu đảm bảo chất lượng thì vẫn ở bt, nếu không đảm bảo chất lượng, thuộc diện nguy hiểm ( kiểu như mấy nhà tập thể bây giờ ), thì cư dân, nhà nước, cđt mới họp phương án xây mới lại ( nếu chỗ đấy vẫn qui hoạc là nhà ở ) hoặc phá bỏ chuyển mục đích sử dụng khác ( trường hợp qui hoạch chỗ đấy thay đổi ), trong mọi trường hợp, cư dân có quyền lợi tại dự án, được đền bù, bố trí tái định cư tại chỗ hoặc chỗ khác thoả đáng như nhà mặt đất khi làm đường hiện tại.
Nói chung cũng loằng ngoằng, cứ như TQ, tất cả đất cát, tài sản đều có hạn sử dụng, đều thuộc nhà nước, không có lâu dài, khi có dự án là giải phóng nhanh, đền bù dựa trên số năm còn hạn, dễ tính toán mà công bằng.