Tập luyện của bác chủ thớt như thế là cũng ổn rồi, để đi được quãng đường đó thì phân tích lịch trình như bác lululala em thấy hợp lý. Nếu quyết tâm cao như bác nói thì em nghĩ kèo này phải nhận.
Có điều đi xe đạp đôi khó hơn xe đạp thường nên bác và bạn cần tập luyện hàng ngày cho quen, 10 ngày còn lại phải duy trì tập luyện và bàn thêm về kế hoạch di chuyển.
---
Thông tin thêm về xe đạp đôi bác xem ở đây: http://sheldonbrown.com/tandem.html
(Em có dịch lướt để bác nắm được ở dưới.)
Trang này cũng rất hay về tandem: http://cyclingabout.com/index.php/2013/03/tandem-faq-everything-you-ever-need-to-know/
---
(Bản dịch ý bài của Sheldon Brown)
Tại sao đi xe đạp đôi?
Người ta đạp xe đạp đôi vì các lý do sau:
Người lái
Người lái là người phía trước, tiếng Anh gọi là Captain, pilot hoặc steerman.
Người lái phải là một người đạp xe có kinh nghiệm, có kỹ năng xử lý và phán đoán tốt. Trong trường hợp mới đạp cùng nhau, người lái sẽ cần phải sử dụng cơ thân trên nhiều hơn so với đạp xe 1 người. Nếu đạp vơi nhau lâu rồi thì đỡ hơn.
Người lái có hai nhiệm vụ chính:
Người ngồi sau
Người ngồi sau (tiếng Anh thường gọi là "stoker", ngoài ra còn gọi là "navigator", "tailgunner" và "rear admiral" hay "R.A.") không phải là người được đèo, mà cũng là người đạp. Trách nhiệm chính của người này là:
Luyện tập
Người ngồi trước phải tập điều khiển xe đạp đôi 1 mình trước khi đạp 2 người.
Phải học cách xuất phát sao cho đúng vì xuất phát với xe đạp đôi không dễ như xe thường, rất khó đi thẳng khi ở tốc độ thấp nếu mới đi. Vì thế phải học cách tăng tốc thật tốt. Xe đạp đôi rất nặng nên nếu hai người không cùng đạp thì rất khó tăng tốc.
Nhiều người đi xe đạp thường có kỹ thuật xuất phát không đúng nhưng cũng chẳng sao, còn với xe đạp đôi mà không có kỹ thuật xuất phát đúng là to chuyện.
Kỹ thuật xuất phát xem video và bài tại http://sheldonbrown.com/starting.html
Kỹ thuật dừng xe cũng phải được tập luyện cho đúng để tránh ngã, đổ xe.
Tốc độ đạp
Đạp xe đôi thì thông thường sẽ có 1 người khỏe, đạp nhiều & 1 người đạp kém hơn. Vì vậy, phải nỗ lực và nhường nhịn.
Người khỏe hơn thường có xu hướng đạp nhanh (đạp nhanh thì hiệu quả hơn & đỡ chấn thương gối hơn là đạp nhấn), anh này lại là người lái nên được chọn tốc độ đạp. Người yếu hơn thì đâu có đạp được nhanh như vậy và sẽ thấy không thoải mái khi đạp nhanh. Như vậy người khỏe phải biết chọn đĩa/líp phù hợp với người yếu, và người yếu phải cố đạp nhanh hơn 1 chút.
Không nên quay ngược vì sợ tốc độ cao. Những người có kinh nghiệm luôn đạp để giữ nhịp đạp liên tục.
Có điều đi xe đạp đôi khó hơn xe đạp thường nên bác và bạn cần tập luyện hàng ngày cho quen, 10 ngày còn lại phải duy trì tập luyện và bàn thêm về kế hoạch di chuyển.
---
Thông tin thêm về xe đạp đôi bác xem ở đây: http://sheldonbrown.com/tandem.html
(Em có dịch lướt để bác nắm được ở dưới.)
Trang này cũng rất hay về tandem: http://cyclingabout.com/index.php/2013/03/tandem-faq-everything-you-ever-need-to-know/
---
(Bản dịch ý bài của Sheldon Brown)
Tại sao đi xe đạp đôi?
Người ta đạp xe đạp đôi vì các lý do sau:
- Hai người có sức & lực đạp khác nhau có thể đạp cùng nhau 1 cách thoải mái. Người đạp nhanh hơn không cần phải đợi người chậm hơn, người chậm hơn không cần phải cố gắng để theo kịp người nhanh hơn.
- Đạp đôi để cùng cộng lực, cho các cặp vợ chồng.
- Người khuyết tật, người không thể đạp xe bình thường có thể đạp xe.
- Con cái có thể đạp cùng cha mẹ với tốc độ và quãng đường của người lớn.
- Tốc độ cao (so với touring 1 mình – ND).
Người lái
Người lái là người phía trước, tiếng Anh gọi là Captain, pilot hoặc steerman.
Người lái phải là một người đạp xe có kinh nghiệm, có kỹ năng xử lý và phán đoán tốt. Trong trường hợp mới đạp cùng nhau, người lái sẽ cần phải sử dụng cơ thân trên nhiều hơn so với đạp xe 1 người. Nếu đạp vơi nhau lâu rồi thì đỡ hơn.
Người lái có hai nhiệm vụ chính:
- Điều khiển xe: giữ thăng bằng khi xe đang di chuyển hoặc đã dừng, lái xe, chuyển số, phanh
- Khiến người sau được thoải mái, vì thiếu người ngồi sau thì còn gì là xe đạp đôi nữa! Người lái phải khiến người ngồi sau tự tin, phải dừng khi người sau muốn dừng, phải đi chậm khi người sau muốn đi chậm.
Vì người ngồi sau không nhìn thấy đường nên người lái phải có trách nhiệm báo trước khi có ổ gà để người sau còn giữ cho chắc.
Hai người không đạp được với nhau thì hầu hết là do người ngồi sau bị e dè do người lái quá kém hoặc thiếu quan tâm, hoặc do đau mít quá không chịu được.
Người lái cũng phải báo cho người ngồi sau khi chuyển số, đặc biệt là khi chuyển lên líp to/chuyển xuống đĩa nhỏ vì có thể khiến người ngồi sau bị mất thăng bằng (đi lâu thì không nói người ta cũng biết vì quá hiểu cách đi của nhau rồi).Hai người không đạp được với nhau thì hầu hết là do người ngồi sau bị e dè do người lái quá kém hoặc thiếu quan tâm, hoặc do đau mít quá không chịu được.
Người ngồi sau
Người ngồi sau (tiếng Anh thường gọi là "stoker", ngoài ra còn gọi là "navigator", "tailgunner" và "rear admiral" hay "R.A.") không phải là người được đèo, mà cũng là người đạp. Trách nhiệm chính của người này là:
- Đạp, và còn phải đạp khỏe hơn so với đi xe thường. Có 2 kiểu đạp là đạp đều đều và giữ sức đến khi nào cần thì góp lực vào. Trường hợp sau áp dụng khi đi đường trường, người ngồi sau đạp nhẹ nhàng và chỉ dồn sức khi leo dốc. Người ngồi sau cũng phải dồn sức đạp khi xe mới xuất phát để xe đạt được tốc độ cần thiết vì xe đạp đôi xuất phát khó hơn xe thường.
- Không được phép điều khiển xe. Kiểu như đi vào cua là đu người sẽ khiến người lái khó điều khiển hơn và mất sức hơn. Người ngồi sau phải ngồi thẳng, khi xe vào cua thì người tự nghiêng theo xe. Việc chuyển tư thế, điều chỉnh xe, ăn uống… cần tránh gây phân tâm người lái.
Luyện tập
Người ngồi trước phải tập điều khiển xe đạp đôi 1 mình trước khi đạp 2 người.
Phải học cách xuất phát sao cho đúng vì xuất phát với xe đạp đôi không dễ như xe thường, rất khó đi thẳng khi ở tốc độ thấp nếu mới đi. Vì thế phải học cách tăng tốc thật tốt. Xe đạp đôi rất nặng nên nếu hai người không cùng đạp thì rất khó tăng tốc.
Nhiều người đi xe đạp thường có kỹ thuật xuất phát không đúng nhưng cũng chẳng sao, còn với xe đạp đôi mà không có kỹ thuật xuất phát đúng là to chuyện.
Kỹ thuật xuất phát xem video và bài tại http://sheldonbrown.com/starting.html
Kỹ thuật dừng xe cũng phải được tập luyện cho đúng để tránh ngã, đổ xe.
Tốc độ đạp
Đạp xe đôi thì thông thường sẽ có 1 người khỏe, đạp nhiều & 1 người đạp kém hơn. Vì vậy, phải nỗ lực và nhường nhịn.
Người khỏe hơn thường có xu hướng đạp nhanh (đạp nhanh thì hiệu quả hơn & đỡ chấn thương gối hơn là đạp nhấn), anh này lại là người lái nên được chọn tốc độ đạp. Người yếu hơn thì đâu có đạp được nhanh như vậy và sẽ thấy không thoải mái khi đạp nhanh. Như vậy người khỏe phải biết chọn đĩa/líp phù hợp với người yếu, và người yếu phải cố đạp nhanh hơn 1 chút.
Không nên quay ngược vì sợ tốc độ cao. Những người có kinh nghiệm luôn đạp để giữ nhịp đạp liên tục.