- Biển số
- OF-536803
- Ngày cấp bằng
- 12/10/17
- Số km
- 2,754
- Động cơ
- 186,667 Mã lực
Núp sau bàn phím nói gì chẳng được.
ông này nổ to hơn 4 quả nguyên tửLiệu có phải là anh gió chém không các cụ? Em thấy gần đây mỗi lần anh ấy lên tiếng là y rằng lại có chuyện xảy ra.
https://m.baomoi.com/dap-thuy-dien-hoa-binh-chiu-duoc-4-qua-bom-nguyen-tu-an-toan-gan-nhu-tuyet-doi/c/27071490.epi
Đập Thủy điện Hòa Bình chịu được 4 quả bom nguyên tử, an toàn gần như tuyệt đối?
VTC 30/07/18 06:30
2 Gốc
Sau vụ vỡ đập thủy điện ở Lào, lại rộ lên tin đồn về các vết nứt ở những quả đồi bên đập Thủy điện Hòa Bình, khiến độc giả bày tỏ lo lắng.
Sau vụ vỡ đập thủy điện ở Lào, lại rộ lên tin đồn về các vết nứt ở những quả đồi bên đập Thủy điện Hòa Bình, khiến độc giả bày tỏ lo lắng. Báo điện tử VTC News đăng tải bài viết của nhà báo Nguyễn Như Phong, để chúng ta hiểu hơn về Thủy điện Hòa Bình.
Hồi sắp khánh thành Nhà máy Thủy điện Sơn La, tôi ngồi bên ông Ngô Xuân Lộc, người đã từng 8 năm làm Tổng giám đốc Tổng Công ty Xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, rồi sau này ông làm Bộ trưởng Bộ Xây dựng, rồi Phó ********* Chính phủ, chỉ sang phía ông Trần Thọ Chữ, là Giám đốc Công ty Công trình ngầm hồi xây dựng Thủy điện Hòa Bình bảo: “Hồi ấy, "thằng" này "nó" khoan đường hầm, chỉ tiêu giao mỗi tháng 15m chiều dài, nếu tháng nào nó khoan được 18m là công nhân được thưởng một bữa thịt lợn luộc... Còn bây giờ, nếu với đường hầm như thế thì phải khoan được cả hơn 100m.
Tôi nhìn ông Trần Thọ Chữ và nhớ như in cái dáng người thấp, đậm của ông lúc nào cũng như thoắt ẩn thoắt hiện trên công trường năm xưa.
Ông là một người gắn với nhiều huyền thoại và chỉ riêng chuyện ông tự học tiếng Nga để đọc thông viết thạo, đủ sức tranh luận với các chuyên gia Liên Xô về các vấn đề kỹ thuật cũng đã là một tấm gương cho những người thợ trẻ trên Công trường Thanh niên Cộng sản xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình.
Hồi ấy, tôi là phóng viên Báo Công an nhân dân và đi Hòa Bình để viết về lần ngăn sông đợt I. Suốt ngày đêm, tôi lang thang trên công trường, khi thì đi với chuyên gia Liên Xô, với công nhân, khi thì đi với công an.
Tôi không thể nào quên được cái lần đến gặp anh Trần Thọ Chữ tại gian phòng ở của anh trong dãy nhà tập thể của Công ty Công trình ngầm. Vừa nói chuyện được mấy câu thì anh phải lên nhà điều độ trung tâm họp và dặn tôi ở nhà chờ. Chờ mãi và đói mềm người, tôi bèn lục chạn để bát, đồ ăn của anh và vớ được lưng xoong cơm nguội với ít mỡ lợn và bát nước mắm loại 1đồng/lít (nếu quy theo giá phở thì khoảng 5 ngàn đồng bây giờ và đó là thứ nước mắm rẻ nhất.). Thế là tôi trộn mỡ lợn vào cơm, rưới nước mắm và chén sạch rồi lăn ra giường ngủ.
Toàn cảnh Nhà máy Thủy điện Hòa Bình. Ảnh: Chí Hiếu
Đến khi trời sập tối, anh về và mở chạn tìm cơm ăn. Thấy không còn gì, anh hỏi tôi: "Mày ăn hết của tao rồi à?". Tôi ngượng ngùng gật đầu. Anh không nói gì và chạy đi. Lát sau, anh mang về bốn chiêc bánh mỳ loại 225gr với một hộp sữa bò Thống nhất đã ăn dở. Tôi sáng mắt lên khi nhìn thấy bánh mỳ, sữa và lại thấy... đói (cũng phải nói thêm là ngày đó chỉ phụ nữ mới sinh con mà lại ít sữa, mới được mua sữa. Còn với người bình thường, sữa là thứ thực phẩm rất quý hiếm và vô cùng xa xỉ).
Và vừa ăn bánh mỳ chấm sữa, anh vừa kể cho tôi nghe công việc chuẩn bị cho nổ hai khối thuốc hơn 90 tấn để phá đê quai hạ lưu. Chỉ một loáng, hai anh em tôi chén sạch bốn cái bánh mỳ, hết nhẵn hộp sữa. Anh đổ nước sôi vào hộp khuấy lên rồi rót ra hai cái bát sắt và đưa cho tôi một bát. Uống hết bát sữa loãng như nước gạo, anh bảo tôi: “Mày muốn chứng kiến lúc nổ mìn thì từ bên công an thị xã, leo qua đồi ông Tượng, đến nơi, rúc vào gầm xe Kra mà ngồi... Đừng có đi lăng nhăng mà lúc nổ mìn chạy không được đâu. Bây giờ tao ngủ đây. Lát nữa phải ra chỗ xếp thuốc nổ”.
Đêm hôm đó, tôi mò ra chỗ đang xếp thuốc nổ. Trời mưa bụi, bùn ngập đến lưng ủng. Hai hố mìn cơ bản đã xong, Trần Thọ Chữ và chuyên gia Bônđa Ruxép, Chánh kỹ sư nổ mìn vi sai, cùng các kỹ sư khác đo đạc, tính toán vấn đề kỹ thuật gì đó.
Dưới sự bảo vệ nghiêm ngặt của một hàng rào cảnh sát, những chiếc xe Zin130 có thùng tự đổ chở đầy thuốc nổ tiến vào bên miệng hố. Từng bao thuốc nổ như bao xi măng được công nhân ta và chuyên gia Liên Xô vác xuống xếp vào hố…
Đến 2 giờ sáng thì 92 tấn thuốc nổ xếp xong vào hai hố. Những người công nhân rải từng bó dây truyền nổ xuống hố theo những vị trí đã được đánh dấu, rồi dây điện được nối vào và kéo lên đồi ông Tượng với khoảng cách là hơn 1km...
5 giờ sáng ngày 10-1-1983, nhân dân toàn thị xã Hòa Bình được sơ tán xa nơi tâm quả nổ ít nhất là 2km. Có lẽ đó là cuộc sơ tán lớn nhất của thị xã Hòa Bình.
7 giờ sáng, công an đi kiểm tra từng khu vực và kiên quyết đưa những ai còn "ngoan cố" ở lại đến nơi an toàn.
Thủy điện Hòa Bình xả lũ. Ảnh: Chí Hiếu
Tôi từ trụ sở công an thị xã, trèo qua đồi ông Tượng và chui vào gầm hai chiếc xe Kra chở đầy đá được đỗ đấu hai đuôi xe lại. Khoảng trống giữa hai đuôi xe được dùng là "hầm trú ẩn". Trong căn hầm đơn giản ấy, có chuyên gia Bônđa Ruxép, Trần Thọ Chữ, Cudơnhétxốp, Tiến sĩ khoan nổ Vôlôđia, ông già Grisa, hai công nhân nổ mìn là Miễn và Ngọc và tôi. Ông già Grisa tôi đã quen từ mấy ngày trước, nói tiếng Việt khá tốt và rất đôn hậu. Thấy tôi run cầm cập vì rét, ông mở áo va-rơi ủ cho tôi.
Đúng 8 giờ kém 15 phút, còi báo động hú rền rĩ. Hai quả mìn lệnh nổ. Lệnh sơ tán được phát ra trên công trường.
Các loại xe máy ùn ùn chạy. Xe Benla gầm gào chạy trước, những chiếc máy xúc EKG nặng nề bò theo sau. Trên toàn bộ khu vực công trường rộng lớn thoắt trở nên hoang vắng.
8 giờ 30 phút, bỗng dưng, Trần Thọ Chữ "trở mặt" và đuổi tôi đi với lý do là ở đây chỉ cách tâm nổ có 400m, rất nguy hiểm. Nói mãi tôi cũng không nghe, cuối cùng Bônđa Ruxép can thiệp: "Nó dũng cảm, cho nó ở lại".
9 giờ 5phút, Bônđa và Trần Thọ Chữ so đồng hồ.
TÀI TRỢ
9 giờ, lệnh chuẩn bị. Vôlôđia, Bônđa, Trần Thọ Chữ và Miễn, Ngọc kiểm tra máy đo điện trở và cho thông điện. Bônđa hài lòng: "Kha-ra-xô".
9 giờ 9 phút, Miễn quay máy gây nổ. Có 2 hộp điểm hỏa. Miễn 1 hộp và Ngọc 1 hộp.
Trần Thọ Chữ đếm giật lùi: "Chín...tám... bảy...".
Một bầu không khí im lặng đến nghẹt thở bao trùm tất cả.
Khi Trần Thọ Chữ đếm đến "Không" thì Miễn ấn nút.
Ngay tức khắc, Bônđa hét: "Một...hai...ba" và Ngọc cũng ấn nút điểm hỏa.
Không nghe thấy tiếng nổ mà chỉ thấy hai vệt trắng bạc của luồng không khí bị ép dạt đi, rồi hai cột đất, đá, nước, dựng vụt dậy ngang đỉnh đồi ông Tượng. Tiếp theo mới là âm thanh ''ào...ào...ào!". Một luồng gió mạnh hất chúng tôi từ trong gầm xe văng ra ngoài đường. Tôi chưa kịp định thần thì Bônđa túm lấy tôi, đẩy ngược vào gầm xe, đúng lúc đá, đất đá rơi xuống rào rào...
Khối thuốc nổ đã khơi thông dòng mới. Dòng nước sông Đà đang chảy cuồn cuộn theo dòng cũ đã từ ngàn đời nay đột ngột chảy ngược về thượng nguồn qua đoạn vừa bị phá và một lúc sau, nó mới chịu chảy xuôi....
Mọi người ôm lấy nhau hò reo. Bônđa nhấc bổng tôi lên, quay một vòng và cà bộ râu hung hung vào mặt tôi. Cudơnhétxốp, Grisa cũng hôn tôi tới tấp. Trần Thọ Chữ lấy bao thuốc lá Nga ra, mời mỗi người một điếu. Chúng tôi lên xe U-oát chạy xuống bãi nổ. Nhưng quả nổ không được hoàn toàn như ý muốn. Bônđa có vẻ buồn. Cá nổi trắng sông, công nhân ùa ra vớt cá, có người vớt được con cá chép hơn chục kg.
Chúng tôi đi về khu chuyên gia và thấy cảnh tượng như bị bom phá. Có hòn đá rơi qua mái nhà, xuyên thủng ba tầng trần, đập tan một cái bàn. Có tảng đá rơi xuống đường nhựa sâu cả mét. Có tảng đá rơi xuống đập tan một đầu xe Benla. Nhưng không có ai bị thương vong, không có một ngôi nhà nào bị hỏng nặng.
Khi dòng nước càng hẹp thì sức nước chảy càng xiết. Những cục bê tông có cạnh đáy 2m, chiều cao 1,8m, cạnh trên 0,8m nặng 9984kg và rất nhiều cục bê tông được kẻ dòng chữ: "Ngày hôm nay làm tốt hơn ngay hôm qua"; “Vinh quang thay những người thợ lấp sông Đà" được ném xuống bị nước cuốn trôi đi. Và ngay đêm trước khi ngăn sông Đà, một chiếc ca-nô của Xí nghiệp Thủy công đã bị chìm, 2 chiếc xe ôtô Kra trọng tải 12 tấn rơi xuống sông... Trong lòng đập Thủy điện Hòa Bình có chiếc ca-nô và 2 chiếc ô tô đó và cho đến khi nhà máy xây dựng xong, đã có 168 người đã vĩnh viễn nằm lại bên bờ trái sông Đà, trong đó có 4 chuyên gia Liên Xô.
Những ngày trên công trường, tôi không thể nào quên được hình ảnh những người chuyên gia Liên Xô kề vai sát cánh với người công nhân Việt Nam.
Ảnh: Chí Hiếu
Ông Ngô Xuân Lộc nói: “Thời thế có đổi thay, quan điểm chính trị có đổi thay, nhưng chúng ta phải mãi mãi biết ơn người dân Liên Xô đã giúp chúng ta xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình. Chúng ta xây dựng một Nhà máy Thủy điện lớn nhất Đông Nam Á, tại một vị trí cực kỳ khó mà chính người Pháp ngày trước cũng cho là điều không thể làm được, trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn mọi bề.
Bây giờ nhìn lại "những ngày xưa ấy", chúng ta có gì? Có lẽ chỉ có đất, đá, sức người, và thực phẩm nuôi gần 3,5 vạn công nhân. Còn thiết kế nhà máy, thiết bị máy móc vật tư, phương tiện vận chuyển, xăng dầu... nghĩa là từ con bu-lông... cũng được chuyển từ Liên Xô sang. Ngoài ra, Liên Xô còn việc trợ cho thêm 500 triệu rúp quy đổi (khoảng 500 triệu đôla). Do không hiểu mà sau này, không ít người cứ thắc mắc là "sao không có... quyết toán?". Họ không biết rằng, một công trình xây dựng theo kiểu như vậy thì quyết toán kiểu gì?”
Tôi có hỏi ông Ngô Xuân Lộc về lý do tại sao lại đặt các tổ máy trong lòng núi? Có phải vì sợ chiến tranh không? Và vì thay đổi thiết kế cho nên kinh phí xây dựng đắt gấp rưỡi? Ông cười và giải thích: “Đây là vấn đề mà không phải nhiều người đã biết. Thật ra xây nhà máy trong đường hầm là điều nhiều quốc gia đã làm. Xây nhà máy trong đường hầm, tuy thời gian thi công có thể dài hơn chút ít, nhưng thân đập lại rất an toàn, còn các tổ máy, khi cần sửa chữa, bảo dưỡng dễ hơn...
Nên nhớ là đập Thủy điện Hòa Bình được thiết kế theo những tiêu chuẩn an toàn nhất thế giới và là loại đập thủy điện "mềm" do không dùng bê tông, cho nên dù có động đất cấp 8, cấp 9 cũng không ngại gì. Còn nếu có chiến tranh, thì chỉ cần kẻ địch phá hủy vài cột điện chính hoặc trạm biến áp đặt trên mặt đất thì nhà máy dù không hỏng cũng trở thành vô tích sự. Còn về giá cả, theo tính toán thì giá thành Nhà máy Thủy điện Hòa Bình khoảng vào 2 tỉ đôla, đó là một cái giá bình thường cho các nhà máy trên thế giới.
Về độ an toàn của đập Thủy điện Hòa Bình, theo thiết kế là chịu được khoảng 4 quả bom nguyên tử như công suất loại bom Mỹ ném xuống Nhật năm 1945. Còn (nói dại mồm), nếu đập thủy điện này vỡ vào lúc nước đầy, thì ít nhất 6 tỉnh đồng bằng Bắc Bộ sẽ không còn một nóc nhà và khoảng 12 triệu dân ra... cua cá hết. Nóc nhà ga Hàng Cỏ ở Hà Nội sẽ ngập dưới 30m nước, tóm lại là Hà Nội thành... hồ. Chính vì vậy mà phương án xây dựng đập thủy điện "mềm" là phù hợp với điều kiện địa lý ở khu vực này và an toàn nhất. Loại đập này có lõi chống thấm bằng đất sét, nền đáy đập được gia cố bằng bê tông, và thủy tinh lỏng, bên ngoài là đổ đất, đá chịu lực cho nên không thể "vỡ ục" được. Còn nếu có rò rỉ, thẩm lậu thì có đủ thời gian sửa chữa”.
Cụ làm rõ cho anh em ngu dốt bọn em cùng "đệch" với cụ với.Đệch mợ chúng nó, cứ khua môi múa mép đi, rồi không may nó xảy ra thì lại khổ dân thôi. Tốt nhất là chúng nó nên lo việc quản lý, bảo trì, bảo dưỡng tốt là dân đc nhờ rồi đừng tự tâng bốc nhau nữa.
E đã thực tập ở đó mấy tháng rồi cụ ạ, e ko chửi những người tạo ra Nhà máy này mà nói mấy cái thằng chém gió trên bài báo ấy.Cụ làm rõ cho anh em ngu dốt bọn em cùng "đệch" với cụ với.
Cụ lên thăm Thuỷ điện này bao giờ chưa? Xuống phòng máy dưới chưa?
Ý cụ cao thâm quá, "đệch" ngay thế bọn em sao hiểu?
Thế hệ bom nổ ở Hirishima và Nagashaki là thế hệ đời đầu, thiệt hại do kiểu bom này gây ra là: Nhiệt lượng, sóng xung kích, phóng xạ, bụi px.Lão Lộc chơi trò đánh tráo khái niệm. 4 quả nguyên tử ở đây (thiên hạ luôn lấy quả ở Hiroshima làm chuẩn) là năng lượng giải phóng dưới dạng xung của một trận động đất có cường độ khoảng 6.4 Richter. Nghĩa là công trình Hòa Bình có khả năng chịu đựng một trận động đất 6.4 richter xảy ra ở vùng đó.
Chứ toàn bộ năng lượng dạng xung của trận động đất đó mà tập trung vào mỗi cái thủy điện thì chả còn tôm cá nào mà mò.
Tội lớn nhất của ông Lộc này là tiết lộ bí mật Hòa Bình chỉ chịu được 6.4 richter.
À, thế thì cụ chửi rõ chút, làm em định theo cụ đệch cả lò trên đóE đã thực tập ở đó mấy tháng rồi cụ ạ, e ko chửi những người tạo ra Nhà máy này mà nói mấy cái thằng chém gió trên bài báo ấy.
Bài này hay quá, công nhận ngày xưa nghèo nhưng cóMấy cụ 6-7x thì quá quen bài này
Tiếng đàn Balalaica trên sông Đà
Trên sông Đà
Một đêm trăng chơi vơi
Tôi đã nghe tiếng BALALAICA
Của cô gái Nga mái tóc màu hạt dẻ
Ngón tay đan trên những sợi dây đồng
Khi ấy
Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông
Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ
Nh ững xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ
Chỉ còn tiếng đàn ngân nga
Cả một vầng trăng lấp loáng sông Đà
Ngày mai
Chiếc đập lớn nối liền hai khối núi
Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên
Sông Đà chia sáng đi muôn ngả
Từ công trình thủy điện lớn đầu tiên.
Chắc cuộc sống các cụ ấy ko như ý, nhiều điều còn khó khăn+hiểu biết thế thôi, thấy cái gì mà bản thân cho là ngược tai là chửi. Cũng buồn cụ ạ, em thì cho là do dân trí chứ ko phải 3///Cụ có ở HB ko mà bảo em nói ko chính xác ? Người thị xã HB năm 1996 khu vực công viên sở xây dựng (xưởng may), khu chợ tổng có nhà nào mà không ngập ? Nước tràn qua mặt đê ngay cầu phao, chính giữa thị xã luôn nhé.
Gặp giọng điệu các cụ 3 củ là em ko buồn kể chuyện rồi, các cụ thật biết cách làm cho người ta chán ỉa (vào mồm các cụ) không buồn nói nữa
Cụ hiểu sai về bản chất câu chuyện.Thế hệ bom nổ ở Hirishima và Nagashaki là thế hệ đời đầu, thiệt hại do kiểu bom này gây ra là: Nhiệt lượng, sóng xung kích, phóng xạ, bụi px.
Loại bom trên khả năng khoan sâu hầu như rất thấp, vì mục đích sử dụng và vị trí kích nổ bom (khi thả từ máy bay), nhiều người ko hiểu điều này.
Để huỷ diệt các công trình ngầm dạng này, đặc biệt các công trình đặt trong căc cấu trúc thiên nhiên như núi đá ko đơn giản.
Ông trả lời bài báo trên có nhiều khả năng:
1. Thẳng đĩ bút nào đó nhét chữ vào mồm ông ấy, chuyện này bình thường
2. Thằng đĩ bút nào đó cắt bỏ 1 số đoạn. Cần nghe lại băng gốc
3. Tư duy ông trả lời bào báo đó: nếu cụ nào học LX cũ thì chắc nhận thấy những nét quen thuộc trong cách trả lời. Họ có sự quy đổi khả năng gây thiệt hại, hệ số an toàn khác biệt. Ví dụ: 1 silo chưa tên lửa ICBM họ tính toán và cho rằng có thể chịu được 1 số vụ tấn công bằng tên lửa hạt nhân và cái Silo đó vẫn đứng vững. Cái này mong các cụ đừng auto chửi, nền khoa học LX khỏi bàn cãi.
4. Em pót cái wiki về vụ nổ Hiroshima.
5. Kèm theo cái hình trước và sau vụ nổ
Đây là ảnh của qđ Mỹ. Các cụ để ý vị trí Ground zero. 1 số công trình tại sát tâm vụ nổ, bề mặt mặt đất. Có cụ nào thấy hố sâu ko?
GBU 57 tuổi tôm thoai.1 quả GBU 57 là xong phim
Không biết GBU có phát huy hiệu quả với bùn đất khôngGBU 57 tuổi tôm thoai.
Cái đập nó đặc chớ có rỗng quái đâu
Động đất 6-7 độ Richter nó còn chửa chết hỏi năng lượng của cả chục quả GBU đi tới đâu ???Không biết GBU có phát huy hiệu quả với bùn đất không
https://vtv.vn/cong-nghe/kham-pha- 2016-thuy-dien-hoa-binh-co-loi-dap-bang-dat-set-20160716190402579.htm
Cứ phang vào cửa xả, chỉ cần một lỗ thủng thì hàng tỷ mét vuông nước sẽ thực hiện việc còn lại.Không biết GBU có phát huy hiệu quả với bùn đất không
https://vtv.vn/cong-nghe/kham-pha-2016-thuy-dien-hoa-binh-co-loi-dap-bang-dat-set-20160716190402579.htm
Em 8x mà giờ vẫn thuộc bài này. Hình như học lớp 4 thì phải!Mấy cụ 6-7x thì quá quen bài này
Tiếng đàn Balalaica trên sông Đà
Trên sông Đà
Một đêm trăng chơi vơi
Tôi đã nghe tiếng BALALAICA
Của cô gái Nga mái tóc màu hạt dẻ
Ngón tay đan trên những sợi dây đồng
Khi ấy
Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông
Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ
Nh ững xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ
Chỉ còn tiếng đàn ngân nga
Cả một vầng trăng lấp loáng sông Đà
Ngày mai
Chiếc đập lớn nối liền hai khối núi
Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên
Sông Đà chia sáng đi muôn ngả
Từ công trình thủy điện lớn đầu tiên.
Hay cho câu ỉa vào mồm.Cụ có ở HB ko mà bảo em nói ko chính xác ? Người thị xã HB năm 1996 khu vực công viên sở xây dựng (xưởng may), khu chợ tổng có nhà nào mà không ngập ? Nước tràn qua mặt đê ngay cầu phao, chính giữa thị xã luôn nhé.
Gặp giọng điệu các cụ 3 củ là em ko buồn kể chuyện rồi, các cụ thật biết cách làm cho người ta chán ỉa (vào mồm các cụ) không buồn nói nữa
Cứ phang vào cửa xả, chỉ cần một lỗ thủng thì hàng tỷ mét vuông nước sẽ thực hiện việc còn lại.
Vấn đề là làm thế nào để phang được vào cửa xả và hết bao cân thuốc để đục được 1 cái lỗ con con ???Cứ phang vào cửa xả, chỉ cần một lỗ thủng thì hàng tỷ mét vuông nước sẽ thực hiện việc còn lại.