Cụ ấy nói đâu có sai, vì phải xét theo tình huống chứ. xả nước thời điểm cuối tháng 6 là xả trước, đề phòng lũ, ngăn chặn lũ ở thượng lưu nhưng lại hại ông hạ lưu
xét tình huống hôm vừa rồi nhé:
ảnh này cho thấy mực nước 2 bên đập chênh cao không nhiều, chứng tỏ phần hạ lưu phải chịu mưa lũ cực lớn mà còn bị xả thêm nước. Bình thường mực nước hồ là 145m, tối đa an toàn là 175m, cao hơn mực nước sông ở hạ nguồn khoảng 80m. Lúc bình thường cho xả thoải mái, kể cả là 6 cửa. năm 2010 nước đã lên đến 175m rồi nhưng hạ lưu vẫn an toàn. Vậy tại sao thời điểm này nước hạ lưu cao như vậy, hồ còn chứa thêm đc 30m chiều cao mức nước nữa, sao không tích thêm để ngăn lũ cho hạ lưu?. Đây chắc là thắc mắc của dân các thành phố ở hạ lưu: sao các ông lại hy sinh bọn tôi để cứu bọn phía thượng lưu?
nói thế thôi chứ người ra quyết định cũng cân nhắc kỹ rồi
- khi nào xả, xả bao nhiêu m3/s. khi nào đóng cửa xả, đóng cửa cho dâng cao đến bao nhiêu;
- thủy văn TQ dự báo, đầu tháng 7 còn có mưa to ở thượng nguồn, cả thượng và hạ đều lũ thì nó phải cân nhắc phía nào thiệt hại nhiều hơn, cho thằng nào ngập, đóng hay xả chứ không thể nói khơi khơi "xả để ngăn lũ"
- còn chứa đc 30m nước thì sao phải xả thêm nước xuống vùng lũ thì là do sợ dư chấn thôi (cái này dân TQ không nên biết đầy đủ thì có lợi hơn)
trích báo:
Bộ Môi trường sinh thái Trung Quốc thống kê, đã có tới 776 trận động đất xảy ra ở khu vực xung quanh sông Dương Tử vào năm 2017, tăng 60% so với một năm trước đó. Kết quả một nghiên cứu từ Cục Địa chấn Trung Quốc cho thấy, số trận động đất ở khu vực đã tăng gấp 30 lần trong giai đoạn từ năm 2003 - 2009