[Funland] Đảo chính Ngô Đình Diệm hôm 2/11/1963, cách đây 58 năm (MỚI)

Trạng thái
Thớt đang đóng

.Xukthal

Xe container
Biển số
OF-780651
Ngày cấp bằng
15/6/21
Số km
5,580
Động cơ
767,450 Mã lực

.Xukthal

Xe container
Biển số
OF-780651
Ngày cấp bằng
15/6/21
Số km
5,580
Động cơ
767,450 Mã lực

Mợ Xuân này nhìn tướng sát phết: Mũi tẹt, mặt gẫy, gò má cao, dáng người thì lùn và chân ngắn....thế mà ngày xưa cứ ca ngợi sắc đẹp mợ này chả hiểu ntn :D
Và cụ Đôn mê mệt bà này chắc vì cái thú vui của PC chim vợ Xếp thôi còn ngược lại mợ ý mê cụ Đôn còn có lý vì cụ ý to cao đẹp zai lại sành ngón ăn chơi :D
 

Không về nhì

Xe điện
Biển số
OF-776103
Ngày cấp bằng
3/5/21
Số km
2,001
Động cơ
79,800 Mã lực
Tuổi
41
2 mẹ con nhà này mẹt vừa xấu, nhìn ác ác

Mợ Xuân này nhìn tướng sát phết: Mũi tẹt, mặt gẫy, gò má cao, dáng người thì lùn và chân ngắn....thế mà ngày xưa cứ ca ngợi sắc đẹp mợ này chả hiểu ntn :D
Và cụ Đôn mê mệt bà này chắc vì cái thú vui của PC chim vợ Xếp thôi còn ngược lại mợ ý mê cụ Đôn còn có lý vì cụ ý to cao đẹp zai lại sành ngón ăn chơi :D
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Ông bà Trần Văn Chương từ chối gặp con gái
15-10-1963, Bà Nhu đến Washington, D.C
Bà Nhu đã nói chuyện với sinh viên Đại học Princeton ở bang New Jersey sáng hôm đó, và ngày hôm trước ở Đại học Cambridge, Massachusetts, trường Luật Harvard và Radcliffe College.
Bà sẽ mất thêm một tuần nữa ở Bờ Tây, ở giữa và chung quanh thủ đô của quốc gia này, trước khi bay đến Chicago.
Một lịch trình mệt nhoài.
An ninh tăng cường đã được thực hiện; có lẽ do dự báo những cuộc biểu tình phản đối sẽ còn tệ hơn ở Washington so với ở New York.
Do đó bà Nhu có cả đoàn tùy tùng theo sát bà đi qua Hạt Columbia và các vùng phụ cận.
Bà cùng con gái đi trên chiếc xe dẫn đầu, một chiếc limousine dài màu đen, được cảnh sát mở đường, chặn xe cộ; thậm chí đoàn xe hộ tống của Tổng thống Hoa Kỳ cũng phải ngừng lại, chờ bà đi qua.
Nghe cách bà Nhu tự hào nhớ lại điều đó năm mươi năm sau, bạn sẽ nghĩ bà là Moses rẽ Biển Đỏ để đi qua.
****
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực

Mợ Xuân này nhìn tướng sát phết: Mũi tẹt, mặt gẫy, gò má cao, dáng người thì lùn và chân ngắn....thế mà ngày xưa cứ ca ngợi sắc đẹp mợ này chả hiểu ntn :D
Và cụ Đôn mê mệt bà này chắc vì cái thú vui của PC chim vợ Xếp thôi còn ngược lại mợ ý mê cụ Đôn còn có lý vì cụ ý to cao đẹp zai lại sành ngón ăn chơi :D
Lệ Thủy mặt mũi cân đối hơn thì mắt lại dữ như bố, Đôn ăn chơi kiểu Pháp thì hay có gu kỳ dị chứu không cứ xinh đẹp hay lãng mạn, quý phái... cứ nhìn cụ tổng Pháp bây giờ với cô giáo cũng biết cái kỳ dị của Phớp nó như nào.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Trần Lệ Xuân 1963_10_17 (2).jpg

Tối thứ Tư ngày 17/10/1963, bà Nhu bước lên thềm nhà cha mẹ bà sau khi đến Washington.
Ngôi nhà mới của vợ chồng ông Chương thật khiêm nhường.
Ngôi nhà tối om khi chiếc limousine tấp vào bờ tường.
Lệ Thủy nhấn chuông cửa nhà ông bà ngoại trong khi mẹ cô đứng ngay sau lưng.
Bà Nhu đứng chống nạnh, khuất tầm nhìn của người trong nhà khi nhìn qua khe lỗ khóa. Có thể nhìn thấy một ống quần lất phất qua khe tà áo dài, chân giày cao gót gõ nhẹ - vẻ nôn nóng và căng thẳng.
Bà Nhu đóng vai đứa con gái hờn dỗi rất hoàn hảo. Chỉ hai ngày trước bà thậm chí đã là một người như vậy khi bà rên rỉ với các phóng viên NBC trong chương trình Meet the Press về cách mà cha bà đã thể hiện chống lại bà từ thuở nhỏ.

Bực bội vì chờ đợi, bà Nhu kéo Lệ Thủy qua một bên, rồi cong mấy ngón tay gõ cửa. Vẫn không có hồi đáp.
Bà Nhu nhạy bén biết có khoảng hai chục phóng viên theo sát bà đến đây đang chăm chú từng cử động của bà.
Đèn lóe lên, hắt ánh sáng lên những đường viền màu trắng của ngôi nhà, bắt lấy hình ảnh Đệ nhất Phu nhân đang khiêm nhường đứng đó.
Giờ này bà Nhu đang phẫn nộ vì bị phớt lờ - và lại bị phớt lờ trước đám đông.
Bà xoay lưng lại và đi nhanh ra sân sau. Chọc những cái lỗ trên bãi cỏ bằng đế giày nhọn, bà rảo bước về phía cổng sau, ở đó bà băng lên mấy bậc hiên và nhìn chăm chú vào trong nhà qua cửa sổ.
Những căn phòng tối om và những bức tường bên trong gần như trống trơn. Bà có thể nhận ra những chiếc ghế mượn tạm mà cha mẹ bà đang sử dụng hay căn phòng không trải thảm.
Tấm ảnh chụp hai vợ chồng dựa vào cái chụp đèn, và họa phẩm duy nhất là bức tranh lụa thanh nhã vẽ đôi bàn tay của bà Chương.
Có lẽ còn có những cái hộp chưa mở. Khi vợ chồng ông Chương rời khỏi Tòa Đại sứ, chắc chắn họ đã đem theo nhiều thứ hơn chứ không phải chỉ thế này - như bộ sưu tập sách, bình lọ và họa phẩm Á châu.
Tấm ảnh chụp gia đình từng treo ở vị trí nổi bật trong Tòa Đại sứ, tấm ảnh chụp bà Nhu khi còn là cô bé nắm tay cha mẹ, giờ không thấy đâu nữa.
Có một cái máy quay đĩa nhỏ mà ông Chương từng để bên cạnh bàn làm việc của mình ở Tòa Đại sứ. Ồng dùng nó thường xuyên để nghe các vở kịch của Shakespeare.
Chúng “đầy minh triết”, ông nói; ông Chương thích nghe những câu chuyện kể hàng thế kỷ trước và tìm cách làm cho những thức nhận của chúng thấm sâu vào trong hành vi con người. Vở bi hài kịch tự nó đang diễn ra trong đời thực trên bãi cỏ trước nhà ông có tất cả sự khẩn thiết - và tiềm tàng sự hủy diệt - của màn chót một bi kịch Shakespeare
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,479
Động cơ
408,489 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Hậu duệ dòng họ Ngô đình này giờ ra sao các bác nhỉ, ko biết nhà nước đối xử như nào?
Có mấy chuyện hầu các cụ:

1. Diệm có 8 anh chị em là Ngô Đình Khôi (anh cả, bị VM xử tử năm 1945), Ngô Thị Giao (mất năm 1945), Ngô Đình Thục (giám mục), Ngô Thị Hiệp (bà Ấm), Ngô Thị Hoàng (bà Cả Lễ), Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn và Ngô Đình Luyện.

2. Ngô Đình Khôi từng làm Tri phủ quảng Ngãi nhưng do thân Nhật nên bị Pháp bắt thôi chức năm 1943. Đầu tháng 8/1945, NĐ Khôi, con là NĐ Huân và Phạm Quỳnh bị Việt minh xử bắn. Lý do là NĐ Khôi tìm cách ảnh hưởng Bảo Đại chờ Pháp quay lại, không hợp tác với VM.

3. Bà Ngô Thị Hiệp lấy chồng viên chức, cả hai người đều không có tham vọng, sống rất kín đáo không có điều tiếng gì.

4. Gây ồn ào nhất trong 3 chị em là bà em út Ngô Thị Hoàng. Bà này lấy ông thầu khoán Nguyễn Văn Lễ, vỉ ông Lễ là con trưởng nên bà Hoàng được gọi là bà Cả Lễ. Từ khi Diệm làm Thủ tướng QGVN là vợ chồng bà đã hoạt động tích cực và thu lợi rất lớn.
Ông bà Cả Lễ chính là cha mẹ bà Kim Anh, vợ ông Trần Trung Dung, người chôn cất Diệm Nhu mà cụ Ngao đã nhắc đến ở trên.
Bà Cả Lễ mất 1 năm sau đám cưới con gái (bà Kim Anh), năm 1958.

5. Người con út trong nhà là ông Ngô Đình Luyện. Được Diệm chỉ định làm đại sứ ở nhiều nước (Anh, Hà lan, Bỉ vv). Thoát chết trong vụ đảo chính vò đang ở Anh. Về Ngô Đình Luyện không có gì đáng nói lắm ngoài việc ông ta đẻ liên tục 10 người con gái rất gần nhau:
NgoDinhLuyen.jpg
.
Ảnh 10 người con gái và 1 con trai út của ông Ngô Đình Luyện.
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Đó là tất cả những gì mà người làm báo ở Washington có thể làm để bám sát Đệ nhất Phu nhân khi bà lẻn vào cơ ngơi của cha mẹ bà. Bà Nhu cảm thấy khó chịu.
“Thật không hiểu nổi. Mới hồi nãy tôi còn gọi điện nói chuyện với ai đó ở đây”.
Nhưng giây phút đó đã qua, và giờ đây vợ chồng ông Chương không có ở nhà hoặc họ đã làm một việc tuyệt vời là làm bộ không có ở nhà.
Bà Nhu và Lệ Thủy thu người chui vào băng ghế sau chiếc limousine, và chiếc xe lao đi.
Nó băng qua những đường phố vắng lặng của thủ đô cho đến khi đột ngột dừng lại trước Tòa Đại sứ Việt Nam Cộng hòa.
Khi bà Nhu đi vào trước cửa và gõ mạnh, một dáng người mặc trang phục màu trắng mở cửa gần như ngay lập tức.
- Châu!
Bà Nhu kêu lên.
Sau đó, theo các phóng viên đến đúng lúc để chứng kiến cảnh đó, bà Nhu gieo người vào hai cánh tay của người đàn ông nhỏ thó.
Sau này có người giải thích với báo chí rằng Châu là người đầu bếp của gia đình bà trong nhiều năm.
Ông ta dẫn bà Nhu và Lệ Thủy vào trong tòa nhà, tránh xa đám báo chí soi mói.
Tân đại sứ Việt Nam Cộng hòa từng nói với người Mỹ một cách tự tin rằng ông không quan tâm nhiều đến Đệ nhất Phu nhân, nhưng ông đủ khôn ngoan để thết đãi một bữa ăn tối đàng hoàng - công việc của ông, nếu không muốn nói là của cả đời ông, đã gặp nhiều hiểm nguy nếu làm khác đi.
Và bởi vì nhà ngoại giao mới nhận chức để ông Châu tiếp tục làm việc sau khi vợ chồng ông Chương ra đi, bếp núc ở đây có lẽ vẫn đầy sẵn những nguyên liệu để làm ra những bữa ăn mà bà Nhu từng ưa thích khi còn nhỏ - có thể là món phở bắc đuôi bò vị cây hồi hay những viên chả heo nướng bọc lá diếp thơm mùi bạc hà. Hương vị gia đình sau cùng của bà Nhu không đến từ cha mẹ bà, những người bỏ bà đứng trong giá lạnh, mà từ người đầu bếp họ từng thuê. Đó là một gợi nhớ cay đắng dù cũng quen thuộc, như tuổi thơ của bà quay lại lần nữa từ đầu, khi cha mẹ bà bỏ bà trong trang viên của ông bà nội và giao cho hai người vú nuôi chăm sóc.

Khi bà Nhu còn ở châu Âu trước khi đến Mỹ, mẹ bà đã gọi một cố vấn thân cận của Tổng thống Kennedy đến ngôi nhà mới của bà dự một cuộc họp “sống còn”.
Khi ông ta đến, bà nói thẳng: Yêu cầu ông Kennedy loại bỏ anh em họ Ngô. Ông Diệm bất lực; em trai ông, ông Nhu, là un barbare (tên man rợ).
Về đứa con gái của bà, bà Chương nói rằng bà đã khuyên mọi người trong cộng đồng người Việt ở New York và Washington “lấy xe hơi” tông bà Nhu khi bà ấy đến. Nếu họ không dám làm việc đó, thì nên ném cà chua và trứng thối.
Liếc qua vành tách trà, bà thể với ông cố vấn Tổng thống Kennedy rằng nếu Nhà Trắng không làm gì để bịt miệng bà Nhu, thì bà, bà Chương, hoàn toàn có thể tổ chức “một cái gì đó chống lại con quái vật này”.
Cuộc trò chuyện đó được ghi lại đẩy đủ và xếp vào loại “mật”.
Một viên chức có óc mỉa mai đã viết nguệch ngoạc bên cạnh tài liệu này: “Tình thương của mẹ”.
 

Quy Lão

Xe tăng
Biển số
OF-715848
Ngày cấp bằng
12/2/20
Số km
1,983
Động cơ
103,052 Mã lực
Tuổi
41
Theo em đọc đươc thì CVV không có họ hàng liên quan gì đến tướng CVK đâu cụ ạ
CVV của phía Nam đúng là không liên quan gì đến tướng CVK của miền Bắc.
Sự thật là tướng Khánh có 3 người anh trai trong đấy có 2 người làm to trong chính phủ VNCH.
Ông Cao văn Chiểu là thân cận của ông Diệm, là chủ tịch 1 ủy ban trong hạ viện, sau làm đại sứ VNCH tại Vatican.
Ông Cao văn Tường là phó chủ tịch hạ viện đệ nhất cộng hòa, hượng nghị sĩ, bộ trưởng đệ nhị cộng hòa.
Cuộc chiến Việt Nam đúng là trớ trêu khi có không ít những người anh em trực tiếp chiến đấu cho 2 phía ở cùng 1 lúc.
 

HoaMaudon

Xe tăng
Biển số
OF-344992
Ngày cấp bằng
1/12/14
Số km
1,769
Động cơ
298,349 Mã lực
CVV của phía Nam đúng là không liên quan gì đến tướng CVK của miền Bắc.
Sự thật là tướng Khánh có 3 người anh trai trong đấy có 2 người làm to trong chính phủ VNCH.
Ông Cao văn Chiểu là thân cận của ông Diệm, là chủ tịch 1 ủy ban trong hạ viện, sau làm đại sứ VNCH tại Vatican.
Ông Cao văn Tường là phó chủ tịch hạ viện đệ nhất cộng hòa, hượng nghị sĩ, bộ trưởng đệ nhị cộng hòa.
Cuộc chiến Việt Nam đúng là trớ trêu khi có không ít những người anh em trực tiếp chiến đấu cho 2 phía ở cùng 1 lúc.
Họ ngoại của em đây ạ

Chung 1 Ông nội
Con của bác thì theo Cách mạng, đi kháng chiến 9 năm, có người hi sinh ở Điện Biên Phủ
Con của chú thì theo chính quyền của Tây, xuống tàu ở Hải Phòng 1954, vào Nam
20 năm chiến tranh chống Mỹ, con bác có người làm sỹ quan tên lửa, có người cầm súng vào chiến trường
Con chú có người làm sỹ quan quân lực VNCH, có người làm Hội Hồng thập tự của SG

Hết chiến tranh, đất nước thống nhất, người sỹ quan VNCH thì đi 1975, người Hồng thập tự thì ở lại
200x, già bạc mái đầu, anh em chú bác đoàn tụ ở Nhà thờ họ tại quê, mừng tủi, ơn Ông Bà phù hộ 20 năm đạn bom không mất ai, không bị vào cảnh bi ai là anh em 1 nhà chĩa súng vào nhau trong 1 trận

Thế là em thích to?
Ảnh hưởng từ thời Pháp, do thời tiết vùng nhiệt đới rất nóng nên người Pháp sang VN hay mặc đồ trắng, quần soóc, áo cộc tay
Chính khách thì sang trọng lịch lãm, Tướng lĩnh cũng vậy, hình thức, trang phục của giới lãnh đạo VNCH rõ ràng tách biệt và có 1 khoảng cách rất rất xa với quần chúng nhân dân và binh lính của họ

Phía bên kia, Tướng lĩnh quân Cụ Hồ chỉ khác với binh lính ở thần thái, cán bộ lãnh đạo thì đứng với dân cũng hòa lẫn, Cụ Hồ đi về với dân mộc mạc như 1 người dân về nhà vậy

Bản chất của chế độ (thời điểm đó) 2 Miền thể hiện rất rõ

Còn về Tướng nói riêng, đàn ông nói chung, thì cứ cao to vạm vỡ đã là điểm ưu ạ :P
 
Chỉnh sửa cuối:

Chauthanh11

Xe điện
Biển số
OF-739910
Ngày cấp bằng
19/8/20
Số km
4,148
Động cơ
119,985 Mã lực
Nơi ở
Hậu Giang
x30 là cụ Nhạ cộng cụ Thảo, lúc đấy chưa giải mật nên tác giả cóp nhặt tin, cộng yếu tố tuyên truyền nữa....nên hơi ảo.
truyện này em vẫn nhớ đoạn về văn hóa Mỹ, đồ Mỹ tràn vào miền Nam, có cái tranh vẽ ca sỹ nhạc jazz hay tiwst với chú thích 'lại hú hét như 2 thằng điên '
X30 ko có đoạn đại tá Luân đưa vợ con sang định cư ở Mẽo từ năm 64 :) chống Mỹ thì cứ chông còn vợ con là chuyện khác.
Nhân vật trong X30 là Phan Thúc Định về tài năng thì bằng 1 cái móng chân của cụ Vũ Ngọc Nhạ hay Phạm Ngọc Thảo cụ ạ .
X30 là cuốn tiểu thuyết đầu voi đuôi chuột thì đúng hơn . Nhân vật chính Phan Thúc Định chui vào tận nhà họ Ngô , mà chiến công chỉ là phát hiện ra 1 trânh càn . Còn thua xa nhiều điệp viên hạng ruồi nữa .
Ngày xưa còn nhỏ coi X30 thấy hay , chứ giờ đọc lại thấy đúng là cuốn tiểu thuyết vớ vẩn .
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Trong mấy ngày tiếp theo ở Washington, bà Nhu đi ngược lại lời khuyên mà bà tiếp nhận từ Marguerite Higgins, phóng viên của tờ New York Herald Tribune.
Bà Nhu đã quay lại chỉ trích chính phủ Mỹ, một sự công kích dự tính sẽ cản trở và làm tổn hại đến chính quyền Đảng Dân chủ, mà bà buộc tội là mềm mỏng với CS.
Một số người tự do giấu tên vây quanh bà nói, “chưa đỏ, nhưng hồng”.
++++
Về cuộc sống của ông bà Chương sau khi từ chức Đại sứ VNCH tại Hoa Kỳ
Sau khi bỏ lại sau lưng những phù hoa của Tòa Đại sứ Việt Nam Cộng hòa hồi tháng Tám, người cựu đại sứ và vợ mình lui về sống ở một con phố cây xanh hai bên đường trong một khu dân cư của vùng Đông Bắc Washington.
Ngôi nhà gạch kiên cố có hai tầng và chỉ có năm phòng. Nó là một ngôi nhà khá thoải mái, nhưng đối với đôi vợ chồng mang dòng máu hoàng tộc trong người đã quen sống có kẻ hầu hạ và xa hoa tột bậc, thì ngôi nhà trung lưu kiểu Mỹ này chắc hẳn là sự xuống dốc thê thảm.
Không phải nỗi nhớ nhà đã đưa bà Nhu đến trước cửa nhà họ, tuy bà biết rằng cha bà, trong diễn văn từ chức chứa đầy danh dự, đã nghẹn ngào khi nhắc đến con gái mình.
Bà nghi ngờ cảm xúc của cha bà.
Giữa công chúng ông Chương chỉ nhắc đến bà là Madame Nhu. Ông nói với các phóng viên rằng ông đơn giản là “không muốn biết tin cô ta”.
Thực vậy, ông và vợ ông cảm thấy có bổn phận nói lên quan điểm của mình để “đánh tan mùi hôi thối” mà con gái họ đã gây ra.
Cựu Tổng thống Harry Truman, mà con gái ông bằng tuổi bà Nhu, nghe nói đã nồng nhiệt khen tặng ông Chương đã đối phó xuất sắc với đứa con gái dữ dội của mình.
Ông Chương tìm cách xem thường con gái mình trong vai trò Đệ nhất Phu nhân.
Cô ta “không có thứ quyền lực mà người ta nghĩ là cô có”, ông sụt sịt khi được hỏi về sự vận hành bên trong của chính quyền Sài Gòn.
Trong buổi phỏng vấn của CBS được phát trên truyền hình mạng lưới, ông trình bày chi tiết hơn.
Người sếp chín năm của ông, Tổng thống Ngô Đình Diệm, chỉ là người đứng mũi chịu sào.
Quyền lực thực sự ở Việt Nam thuộc về em trai ông và là con rể của ông Chương: Ngô Đình Nhu.
Bà Nhu có thể đã bị tiêm nhiễm căn bệnh “cuồng điên quyền lực” như chồng mình, nhưng cô ta “chỉ là cái bóng”.
Ông Chương đang tìm cách làm cho con gái mình trở nên tầm thường, nhưng ông đã thất bại.
Thay vào đó ông tái xác nhận những gì người Mỹ đã đi đến chỗ nghi ngờ và sợ hãi: rằng kết hợp với nhau vợ chồng ông Nhu có quyền lực cực kỳ lớn so với ông Diệm. Điều đó khiến cho bà Nhu có thêm, chứ không bớt, ảnh hưởng.
Những lời sỉ nhục vẫn còn gây kích động. Khi một nhà báo người Ý hỏi ông Nhu về cha vợ của mình, ông Nhu bày tỏ quan điểm của ông và vợ ông.
Chỉ có lần này ông mới để rơi mặt nạ, và lời lẽ của ông thể hiện sự bạo lực trả thù vốn dường như hoàn toàn xa lạ với một người quản thủ thư viện thận trọng mà ông từng chứng tỏ.
"Nếu ông Chương trở về Sài Gòn", ông Nhu thản nhiên nói, như thể nhận xét thời tiết, “Tôi sẽ cho cắt đầu ông ta. Tôi sẽ treo cổ ông ta và để ông ta lơ lửng giữa quảng trường. Vợ tôi sẽ thắt nút sợi dây thừng vì cô hãnh diện là người Việt Nam và cô là người yêu nước thực sự”.
 

lenhhoxung1980

Xe điện
Biển số
OF-372314
Ngày cấp bằng
2/7/15
Số km
4,962
Động cơ
296,477 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Mãi khi đọc Điệp viên hoàn hảo, em mới biết là sau chỉnh lý, tướng Nguyễn Khánh có ý định bắt tay với MTDTGP lập chính phủ liên hiệp, Mỹ biết được và cho Khánh râu dê rớt đài luôn
 

buicongchuc

Xe ba gác
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
23,856
Động cơ
628,335 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Về Ngô Đình Cẩn, em đọc thấy bác Phạm Xuân Ẩn đánh giá rất cao ông Cẩn.
Còn Ngô Đình Diêm thì quả thực không thấy ai bảo giỏi cả. Có lẽ Diệm làm quan thời phong kiến thì được.
Em đọc tin của bên kia viết về cụ Cẩn này là kẻ tàn bạo, tham nhũng, lạm quyền tung hoành, ...
 

Ksxdcd

Xe điện
Biển số
OF-67951
Ngày cấp bằng
8/7/10
Số km
2,132
Động cơ
455,038 Mã lực
KKK!

Lính đánh thuê cho Pháp nó khác với sĩ quan dưới thời Bảo đại và Diệm chứ...!
Mặc dù vẫn là lương - thực chất vẫn do Pháp và Mỹ trả cả thôi!

Lê Văn Tỵ đấy cụ, từ trung sĩ lên đến đại uý ông ta mất 26 năm, nhưng từ đại uý lên đến đại tướng 4* chỉ mất có 8 năm thôi, nhanh như tên lửa. :)):)) sau này đc truy thăng thống tướng 5*.
 

lenhhoxung1980

Xe điện
Biển số
OF-372314
Ngày cấp bằng
2/7/15
Số km
4,962
Động cơ
296,477 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Em đọc tin của bên kia viết về cụ Cẩn này là kẻ tàn bạo, tham nhũng, lạm quyền tung hoành, ...
Thì cả nhà này độc tài mà. NĐC là lãnh chúa miền Trung, chống Cộng kinh khủng và cũng chống rất giỏi. Còn đánh giá kia của bác Phạm Xuân Ẩn, chứ em cũng chả biết mấy về NĐC
 
Biển số
OF-750241
Ngày cấp bằng
17/11/20
Số km
6
Động cơ
53,460 Mã lực
Em hết rượu rồi, nợ cụ 1 chén nhá😅
Nói thật là mỗi cụ ở đây đang nhìn lịch sử như thầy bói xem voi, mỗi cụ biết được tí ti mà cái tí ti đấy cũng chưa hẳn là sự thật. Tôi thì nghĩ đơn giản Cụ chủ mở thớt này để chia sẻ thêm thông tin cho anh em nhằm thêm phần hiểu biết. Hỏi kiểu ý đồ gì nọ kia quả thật rất khiếm nhã.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
Hồi cụ Giàu ra MB, ngày đầu còn mặc comple bảnh bao đi làm mà, sau thấy quan cách ko đúng style quân dân xuề xòa ngày đó nên cũng đổi mode.

Họ ngoại của em đây ạ

Chung 1 Ông nội
Con của bác thì theo Cách mạng, đi kháng chiến 9 năm, có người hi sinh ở Điện Biên Phủ
Con của chú thì theo chính quyền của Tây, xuống tàu ở Hải Phòng 1954, vào Nam
20 năm chiến tranh chống Mỹ, con bác có người làm sỹ quan tên lửa, có người cầm súng vào chiến trường
Con chú có người làm sỹ quan quân lực VNCH, có người làm Hội Hồng thập tự của SG

Hết chiến tranh, đất nước thống nhất, người sỹ quan VNCH thì đi 1975, người Hồng thập tự thì ở lại
200x, già bạc mái đầu, anh em chú bác đoàn tụ ở Nhà thờ họ tại quê, mừng tủi, ơn Ông Bà phù hộ 20 năm đạn bom không mất ai, không bị vào cảnh bi ai là anh em 1 nhà chĩa súng vào nhau trong 1 trận




Chính khách thì sang trọng lịch lãm, Tướng lĩnh cũng vậy, hình thức, trang phục của giới lãnh đạo VNCH rõ ràng tách biệt và có 1 khoảng cách rất rất xa với quần chúng nhân dân và binh lính của họ

Phía bên kia, Tướng lĩnh quân Cụ Hồ chỉ khác với binh lính ở thần thái, cán bộ lãnh đạo thì đứng với dân cũng hòa lẫn, Cụ Hồ đi về với dân mộc mạc như 1 người dân về nhà vậy

Bản chất của chế độ (thời điểm đó) 2 Miền thể hiện rất rõ

Còn về Tướng nói riêng, đàn ông nói chung, thì cứ cao to vạm vỡ đã là điểm ưu ạ :P
 
Chỉnh sửa cuối:

TÀU NGẦM NỔI

Xe container
Biển số
OF-550192
Ngày cấp bằng
12/1/18
Số km
6,824
Động cơ
237,118 Mã lực
Tuổi
37
Trước khi báo tin cho các tướng đảo chính biết, ông đến nhà thờ để dự lễ và cầu nguyện.
Ông Diệm không ngờ quyết định này là quyết định chấm dứt cuộc đời của ông.
Trong cuốn Việt nam nhân chứng”, tướng Trần Văn Đôn cho biết, Lucien Conein , người điều khiển trực tiếp cuộc đảo chính, đã nói với các tướng đảo chính bằng tiếng Pháp: “On ne fait pas d'omelette sans casser les oeufs”. Người ta không thể làm món trứng rán mà không đập bể trứng. (trang 228).
Quyết định này của ông Diệm cũng là quyết định về số phận của miền Nam Việt nam.
Sau khi ông Diệm bị lật đổ, người Mỹ đã nắm chủ quyền tại miền Nam Việt nam và dùng miền Nam làm công cụ phục vụ quyền lợi của tư bản Mỹ. Trong tác phẩm “President Kennedy, Profile of Power”, sử gia Richard Reeves đã ghi lại như sau:
“Người Mỹ, vì các mục tiêu thực tế, đã cai quản đất nước. Các tướng lãnh Việt nam cười trước các máy quay phim, nhưng lo lắng và chờ đợi tiền và chỉ thị từ Washington, thủ đô mới của miền Nam Việt nam”.
Hỏi khí không phải. Chứ trước khi Nđ Diệm bị đảo chính thì k có cái đoạn sau à:
"người Mỹ đã nắm chủ quyền tại miền Nam Việt nam và dùng miền Nam làm công cụ phục vụ quyền lợi của tư bản Mỹ."
Cụ định viết lại sử à. Diệm do Mẽo dựng lên k hợp thì Mẽo hạ xuống chứ có phải đấu tranh giành độc lập đâu?
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top