- Biển số
- OF-34610
- Ngày cấp bằng
- 4/5/09
- Số km
- 2,052
- Động cơ
- 493,593 Mã lực
chuẩn không cần chỉnhem nghĩ oánh lái chết thì chỉ vài...chục nghìn lần là hỏng:-| nói chung là phải hạn chế cụ ạ!!!
chuẩn không cần chỉnhem nghĩ oánh lái chết thì chỉ vài...chục nghìn lần là hỏng:-| nói chung là phải hạn chế cụ ạ!!!
Thế còn đánh lái chết, xong nhả lại tí ti (tức là gần chết) thì lực lên ro tuyn cũng gần lớn bằng, nghĩa là vài chục nghìn cộng đôi ba nghìn lần nữa thôi là cũng hỏng:-|. Vậy nên đều cần hạn chế cả. Mà kể cả đánh lái mới chỉ gần hết mà đi quá nhanh thì áp lực cũng sẽ lớn lắm, ngoài ra cũng dễ tèo theo nhiều cách khác nữa.em nghĩ oánh lái chết thì chỉ vài...chục nghìn lần là hỏng:-| nói chung là phải hạn chế cụ ạ!!!
có túm lại ở đây rồihartop nói:Nói túm lại là hạn chế tối đa đánh lái chết và ghì hết lái thì hệ thống lái sẽ bền hơn, khi phải đánh lái hết lái thì ngay sau khi thấy đã hết lái, hãy nhả về một tý.
Hạn chế đánh hết lái thì khó các cụ nhể.
Bác tài cơ quan em chỉ dặn em là khi hết lái thì đừng ghì, xiết chặt vô lăng quá thôi. Vào được một cái là nhả lại một tý ngay.
Bác chủ thớt hỏi thêm nữa về vụ oánh lái chết, ở đâu thì em chả biết, ở Hà Nội mà ghép dọc đường, vào bãi... (nhất là mấy phố trung tâm) thì cụ nào chả phải ngoáy chết vài vòng.
Em nhớ có lần đỗ ở dọc Đoàn Trần Nghiệp (vào Vincom), lúc ý bản thân em cũng gà, ít kinh nghiệm, lúc em vào là cuối hàng, em đỗ sát tịt vào mít thằng ở trên và tự cho mình là giỏi, đỗ đẹp, oai.... (khoảng cách chỉ đút vừa bao thuốc ) . Em vào chơi Vincom xong ra thấy đã có chú cấu ngay vào mít mình rồi, y như mình, nghí nga nghí ngoáy tay lái cho nó vui mấy cái rồi tụt xuống, ra ngồi cafe đợi nó ra
Túm lại là lần sau em cứ rút k/nghiệm, cứ cách chú đằng trước 50 phưn cho ló chắc
Cụ mèo bẩn dạy chuẩn thật.Nếu có điều kiện thì không nên oánh chết vì toàn bộ bơm & thước lái, rô tuyn ... đều phải hoạt động ở mức cao nhất. Tuy nhiên thực tế rất khó tránh tình trạng này nhất là đi ở thành phố như Hà Nội. Nhà cháu thấy mấy cái rô tuyn giá cũng chả đắt & khả năng bị hỏng do oánh chết rất thấp nên cũng không nên ngại mấy.
Vui đáo để, vậy 2 bác gặp nhau tạ lỗi đi!Chác bác chưa có nhiều giờ bay ở HN rồi. Các bác hay đi ở HN sẽ gặp rất nhiều lúc phải bò với tốc độ rùa (đúng nghĩa đen nhé, không phải trường hợp đợi đèn đỏ rồi nhích lên rồi lại phanh để đợi đâu). Mỗi lần quay đầu ở chỗ hẹp, ví dụ khi bắt đầu lùi hoặc tiến thì bác chạy với tốc độ rùa bò cho em, với tốc độ này chỉ 5 phân là bác chả được hết lái. Quan trọng là khi đó lốp không bị xoay chết (rất hại)
Lâu chưa bác, cách đây 1 năm em cũng đỗ ở đấy bị 1 ông nhét *** cũng cách đúng 1 bao thuốc lá, em cũng đỗ hơi sát thằng đằng trước nhưng vẫn có thể ra được (khoảng 10 đỏ). Đúng lúc hơi nản thì thằng bạn em rủ đi ăn trưa, em bảo nó đến đỗ sát tiếp vào đ.t con xe đó rồi 2 thằng đi bộ ra Hoa Lư nhậu đến tận chiều tối mới về.
Người ta sinh ra để lái xe mà lại sợ hỏng thì cất xe vào ga ra cụ ạ!Đúng đấy bác ạ, khi đó rô tuyn của hệ thống lái và 2 láp ngang đồng tốc chịu lực lớn hơn, nên hạn chế đánh hết lái
Đúng thế, những chỗ vòng gấp, chẳng nhẽ lại phải 2 đỏ, 3 đỏ? Cứ phải đánh lái hết cho nhanh. Nhưng những chỗ có đất thì cứ rộng vòng chim bay để đỡ hại rotuyn.Nhà cháu cũng nghe bẩu không được đánh lại chết, nhưng làm sao mà tránh được. Với lị cháu thấy rotuyn cũng không đắt lắm mà, cháu vừa thay mất có 800k...
vầng, em là thằng thường xuyên phải ngoáy bột như vậy đây ạ. Nhưng em nghĩ bác có chắc chắn không bao giờ như vậy không mà nói mỉa mai thế? Nhất là với những cái xe dài 5,2m như Triton của em?ngoài đời em gặp rất nhiều trường hợp xe đứng một chỗ mà cụ ấy ngoáy vô lăng xoành xoạch như ngoáy bột, rất sành điệu. Đó là cách sử dụng của người ko biết sử dụng. Hạn chế tối đa đánh lái chết, và đánh hết lái. Có đánh hết lái thì từ từ thôi, đừng có ngoáy cật lực đến cạch một cái. Dùng như vậy sẽ nhanh hỏng rotuyn và bơm trợ lực"cơ".
chạy thẳng thì hầu hết lực tác động từ mặt đường nó phang thẳng vào giảm xóc, còn khi đánh lái dù ít hay nhiều thì lực tác động từ mặt đường tác động vào cả giảm xóc và rotuyn. Các cụ để ý mà xem khi rotuyn kém hay hỏng thì đánh hết lái hoặc nhiều lái khi chạy sẽ có tiếng động , còn chạy thẳng qua chỗ xóc có tiếng lục cục thì lại chủ yếu do giảm xóc.
Cụ Hardtop cho em hỏi xe trợ lực điện thì tương ứng nó hại những j cụ?Cụ chủ thớt thắc mắc có 2 vấn đề: Đánh lái chết, nghĩa là xe ko chuyển động mà vần vô lăng, vấn đề này thì hại cả lốp lẫn rô-tuyn, hại cả bơm trợ lực lẫn tuy-ô + phớt ..... do ma sát giữa lốp với mặt đường là rất lớn vì chỉ có ma sát tĩnh nhưng "một đời ta dăm ba đời nó, chả tội gì mà phải quá cẩn thận như thế, chạy xe nó mất cái sướng đi, nói là "hại" thôi chứ hỏng được thì cũng còn lâu.
Vấn đề thứ 2 lad đánh lái chết và đánh hết luôn thì cũng giống như trên nhưng mức độ "hại" cao hơn rất nhiều lần vì toàn bộ hệ thống phải làm việc hết công suất, thậm chí nếu phớt thước lái, phớt bơm dầu, tuy ô cũ rồi thì nó phá hỏng luôn, dầu chảy tồ tồ. Riêng về tô-tuyn thì có 2 loại, nếu là xe có thiết kế giới hạn lái trên trục moay ơ thì mới có nguy cơ hỏng rô-tuyn nhưng hầu hết các xe đời mới bây giờ không thiết kế như thế nữa, nhà SX thiết kế giới hạn lái ngay trong thước lái (cơ cấu lái) nên rô-tuyn khó mà hỏng được. Nếu rô-tuyn qua nát, xe dùng hạn chế lái trên trục bánh xe thì nếu đánh lái hết rồi ghì lái luôn thì có thể nó gựt tung rô-tuyn ra luôn.
Nói túm lại là hạn chế tối đa đánh lái chết và ghì hết lái thì hệ thống lái sẽ bền hơn, khi phải đánh lái hết lái thì ngay sau khi thấy đã hết lái, hãy nhả về một tý.