Dành cho lái mới: Tất cả những gì cần quan tâm

Thanhz

Xe tăng
Biển số
OF-36827
Ngày cấp bằng
1/6/09
Số km
1,252
Động cơ
464,473 Mã lực
Chào các cụ lái mới, và các cụ lái cũ.
Sau một thời gian kèm cặp cho gấu có thể chạy xe, hôm nay em đã chính thức có tài xế riêng: cơm khoán 3 bữa, ăn ngủ cùng nhà, làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu.
Tranh thủ các kinh nghiệm đúc kết trong thời gian qua, mạn phép các cụ làm một thớt tất tần tật những gì có ích cho lái mới, mong rằng giúp ích được các cụ, và các mợ, mới bắt đầu cầm vô lăng.
Cảm ơn rất nhiều cụ trên này đã chia sẻ kinh nghiệm và xin phép các cụ được dùng các chia sẻ của các cụ cho bài viết này.
Em sẽ dần dần cập nhật đầy đủ các thông tin cần thiết, mời các cụ tiếp tục hỗ trợ chia sẻ thêm kinh nghiệm.

1. Trang phục dày dép
- nói về giày dép trước: nên đi giày hoặc dép quai hậu. Đi giày đế mềm giúp chân cảm nhận chân phanh, chân ga tốt hơn. Không đi dép lê. Các mợ Không nên đi giày, guốc cao gót, nên có đôi giày bệt hoặc giày đế thấp để trên xe khi nào lái thì thay. Giày đế thấp tốt cho các mợ hơn vì chân các mợ nhỏ nhắn, thêm một gót giày khoảng 2-3cm giúp các mợ dễ đạp phanh, ga hơn giày bệt. Giày cao gót dễ trượt chân, dếp lê dễ tuột có thể gây kẹt phanh, ga. Bí quá nên đi chân trần.
- trang phục: gọn gàng thoải mái; khi ngồi trong xe chỉ cần có áo là đủ :)

2. Ngồi thế nào
- ngồi thẳng tựa lưng thoải mái vào ghế: 1) kéo lùi ghế ra trước/sau sao cho chân có thể dẫm phanh, ga, côn thoải mái, đầu gối hơi chùng; 2) chỉnh ghế lên/xuống sao cho đỉnh đầu cách trần xe khoảng một gang tay; người thấp thì chỉnh ghế cao nhất có thể; 3) nắm tay lên vị trí cao nhất, vị trí 12h của vô lăng, dựng/ngả tựa lưng ghế sao cho tay vẫn nắm vô lăng, khuỷ tay hơi chùng; 4) điều chỉnh tựa đầu sao cho đầu sát lên tựa hoặc khoảng cách từ 5-7 cm; điểm giữa tựa đầu ngang với mắt.
- chân: luôn tỳ gót chân lên sàn xe, đạp phanh, ga, côn bằng bàn chân. Không nhấc chân lên khỏi sàn xe rồi đạp xuống, thói quen này dễ dẫn đến nhầm phanh/ga. Chân trái đạp côn (hoặc nghỉ đối với xe tự động), chân phải phanh và ga. Tuyệt đối không dùng một chân phanh, một chân ga với xe số tự động. Nên tì gót chân phải dịch về phía chân phanh, xoay cổ chân quanh điểm tì gót: xoay trái là phanh, xoay phải là ga. Thói quen này giúp dễ dàng xoay trái để phanh trong các tình huống bất ngờ, thậm chí vừa đạp nhầm chân ga có thể xử lý phanh ngay.

3. Đánh lái
-các cụ mới lái thường ở trạng thái căng thẳng, ôm ghì vô lăng như kiểu không giữ chặt thì nó tuột khỏi tay mất, đi thẳng vẫn lắc vô lăng liên tục trái, phải, trái, phải, cái này do tâm lý sợ xe nó đi không thẳng nên liên tục điều chỉnh. Các cụ không phải lo lắng lắm, buông hẳn tay ra khỏi vô lăng thì xe nó luôn có xu hướng trả lái về vị trí đi thẳng. Lời khuyên là: thoải mái hết sức có thể, cầm vô lăng lỏng tay thôi: cầm lỏng các cụ sẽ bớt cảm giác phải ghì tay lái hay điều chỉnh liên tục.
- các cụ lái mới hay gặp phải tình huống Lận cạp hoặc Đùn tay: lận cạp là hai tay lần phía trên vô lăng, tay này đùn cho tay kia tí một; Đùn tay thay vì ở trên như lận cạp thì lại đùn ở dưới vô lăng. Cả hai kiểu này khiến các cụ lúng túng hơn khi điều khiển xe vì việc đánh lái rất chậm.
- các thầy Việt Nam khuyên là đánh lái bắt chéo tay, hoặc xoa tay (lái mới chưa xoa được nhỉ). Tây nó khuyên 1) kéo đẩy (pull-push) 2) bắt chéo tay (hand over hand). Các cụ xem clip nhé.
- Lưu ý: Hẳn các cụ đã được thầy dạy: không được đánh lái chết, tây nó gọi là Dry Steering. Đánh lái chết là đánh lái, vặn vô lăng khi xe không chuyển động. Đánh lái chết làm cho các cụ ít có cảm nhận về hướng dịch chuyển của xe. Một trong lỗi thường gặp ở các cụ mợ hay đánh lái chết là khi dừng bánh xe không thẳng (mẹo các thầy dạy là vặn hết vô lăng sang trái hoặc phải rồi vặn ngược trở lại 2,5 vòng thì thẳng bánh; thầy giỏi ~ không dùng mẹo :)). Các cụ xem hậu quả của bánh không thẳng ở đây nhé.


4. Lùi đỗ
- lùi đỗ có hai kiểu chủ yếu: lùi đỗ song song (parallel parking) và lùi đỗ vuông góc (bay parking). Các cụ xem clip nhé: Parallel Parking kiểu căn bản và dễ áp dụng nhất, dùng nhiều nhất. Bay parking kiểu dễ áp dụng, hạn chế là phải có không gian tương đối; lùi đỗ vuông góc chủ yếu dùng ở Siêu thị, Gara. Gara thì không gian hạn chế, các cụ nhớ lại bài lùi chuồng đã được học nhé.

- Lý thuyết là vậy, cái mà các cụ mới lái, và nhiều nhất là các mợ mới lái gặp phải là rất lúng túng không biết làm sao để đặt cái đuôi xe vào được vị trí mình mong muốn. Lỗi gặp phải nhiều nhất lùi không lọt, tiến lên để lùi lại nhưng khi tiến lên không trả lái hoặc chỉnh lái sang hướng khác cho phù hợp mà để nguyên tay lái tiến lên. Do vậy mà hướng đi của xe không cải thiện là mấy, các cụ/mợ cứ tiến lên, lùi xuống mà không đạt được kết quả. Sau khi xem lại, phải tôn mợ lái xe trong cái clip dưới là sư phụ của sự kiên trì nhẫn nại, 14 phút kiên trì nỗ lực và chỉ đỗ được khi có người giúp đỡ.
- Lưu ý: khi tiến hay lùi, bánh sau hay đuôi xe dịch chuyển ngang rất ít (so với thân xe, hoặc đường đi của xe), chỉ có bánh trước hay đầu xe là có thể dịch chuyển ngang được. Vì vậy, khi muốn dừng đỗ vào chỗ đỗ, hay dừng đỗ sát vỉa hè, lái xe thường chọn lùi để đỗ. Việc này gồm 2 bước: 1) lùi một góc xiên (30-45 độ) để đặt được bánh sau hay đuôi xe vào sát với vỉa hè; 2) đánh lái sang hết bên trái (hoặc phải, tùy hướng phải dịch đầu vào) tiếp tục lùi chậm để kéo đầu xe vào sát với vỉa hè; khi đã song song thì trả lái, tiến lên hay lùi xuống cho đúng chỗ.
Lưu ý: khi lùi xe, đầu xe luôn có hướng dịch chuyển ngược với hướng đánh lái. Ví dụ, đánh lái trái, khi lùi đầu xe sẽ dịch chuyển sang phải và ngược lại. Nên khi lùi, trong không gian hẹp, đầu xe rất dễ va chạm với chướng ngại ở hướng ngược với đánh lái.

5. Vào ra ngã ba, ngã tư:
- lỗi hay gặp phải của các lái mới: rẽ phải không ôm cua còn rẽ trái thì cắt cua. Rẽ phải không ôm cua sẽ khiến đầu xe vươn lên giữa dòng xe, nguy cơ va chạm với các xe cùng dòng rẽ phải. Rẽ trái cắt cua chiếm đường của hướng ngược lại, rất dễ gây ùn tắc. Nguyên nhân của 2 sự việc này có thể xuất phát từ lý do: một là khi dạy thầy bảo ngang vai đánh lái, ra ngã tư lái mới dập khuôn đợi ngang vai mới vít hết vô lăng sang phải thành ra gặp phải tình huống trên; rẽ trái thì thấy rộng là rẽ kiểu đi xe máy thực ra không nhanh hơn mà sẽ gây tình huống đối đầu, xung đột với dòng xe ngược chiều.
- lời khuyên là: nếu rẽ phải thì nên đánh lái dần sang bên phải để đầu xe đi theo góc ngã tư rồi trả dần để vào thẳng đường phía phải; nếu rẽ trái không nên tranh thủ nhanh chậm mà chịu khó chạy đến giữa ngã 3, ngã tư rồi hãy rẽ theo đúng phần đường dành cho hướng đi của mình.
- lưu ý: các cụ mới lái sau khi rẽ thường có xu hướng đợi xe thẳng hẳn với đường mới bắt đầu trả lái. Việc này là sai, vì khi xe thẳng với đường, nếu chưa trả lái, bánh còn xiên sẽ làm cho xe tiếp tục di chuyển về phía đánh lái; cộng với việc lái mới đánh lái chậm sẽ dễ gây tai nạn va quệt, đặc biệt với dòng xe chạy thẳng theo hướng rẽ. Như vậy, các cụ/mợ mới lái lưu ý không nên quan tâm đến việc vặn vô lăng như thế nào mà nên học cách quên cái vô lăng đi, vặn phải hay vặn trái theo mong muốn di chuyển của cái đầu xe. Cụ/mợ nào thầy cho phép đánh lái chết sẽ gặp nhiều tình huống này.

6. Lên xuống dốc
- lên xuống dốc không phải vấn đề gì lớn với lái mới. Có nhiều bài nói về lên xuống dốc phải chạy như thế nào nhưng hầu hết những bài đó hữu dụng với lái không còn mới nữa vì chủ yếu là hướng dẫn chạy với khu vực đèo dốc kéo dài. Lái mới có thể tự tránh không đi vào những khu vực này, và cũng chưa cần ohair quan tâm cho đến khi không còn là lái mới nữa.
- vấn đề còn lại với dốc là đề pa, ở Hà Nội ngày càng có nhiều hầm và cầu vượt nên khoản đề pa không sớm thì muộn các lái mới sẽ gặp. Có nhiều bài viết phân biệt đề pa xe số sàn và xe số tự động, nhiều thảo luận phân biệt đề pa dùng phanh chân hay phanh tay. Riêng tôi quan điểm đề pa nào cũng giống nhau cả, và bao gồm các công đoạn sau: 1) giữ cho xe không bị trôi xuống dưới do bị chết máy hay mất đà khi lên dốc; 2) khởi động lại máy (nếu chết máy); 3) tiếp tục hành trình từ giữa dốc
a. Giữ cho xe không bị trôi dốc: thầy dạy là đạp phanh chân, kéo phanh tay; hãy làm theo thầy và đứng sáng tạo vội, khi nào thành thạo hãy sáng tạo các cách từ không dùng phanh tay đến thậm chí không dùng cả phanh chân :). Nếu xe có thể dừng lại được và không bị trôi khi kéo phanh tay, các cụ sẽ thoải mái thời gian để làm những việc khác để tiếp tục lên dốc. Giữ cho xe đưngs yên trên dốc là quan trọng nhất đấy.
b. Khởi động lại nếu xe bị chết máy: cái này quan trọng à nha, chết máy thì hệ thống trợ lực mất tác dụng, phanh chân có thể mất tác dụng (thực ra là phải đạp rất rất mạnh may ra mới có tí tác dụng), chết máy giữa chừng dốc hầm chung cư nguy cơ tụt xe là cao vì dốc hầm cao, mình phanh tay không đủ hãm xe. Lái mới bị chết máy chẳng may có bị tụt hoặc là giữ thẳng lái hoặc bẻ lái cho xe lùi húc vào tường là tốt nhất :). Để khởi động xe phải ra số N hoặc về P với số tự động, đề lại máy nhanh nhất có thể.
c. Tiếp tục hành trình từ giữa dốc: dùng phanh tay để giữ xe không bị tụt giúp cho lái xe có thể chủ động xử lý các tình huống khác, chân phải tự do để đạp ga tiếp tục hành trình. Với xe số tự động, đơn giản là vào số đạp ga, nghe tiếng máy hơi gằn lên, xe rung, vòng tua máy vào khoảng 3000 vòng/phút có nghĩa là máy xe bắt đầu tải trọng lượng của xe, hạ phanh tay tiếp tục đạp ga nhẹ nhàng để tiến lên. Với xe số sàn, đạp côn vào số, nhả dần côn đến khi tiếng máy nặng, xe rung thì dừng, mớm ga giữ vòng tua khoảng 3000 vòng/phút, hạ phanh tay, tiếp ga để đi tiếp. Xe tự động nhiều cụ bảo rằng máy nổ có thể tự đứng trên dốc không cần dùng phanh tay mà không tụt xe. Điều này đúng và chỉ đúng với dốc thấp và chở nhẹ, dốc cao, chở nặng không có phanh tay là tụt hết.
d. Có gì khác biệt giữa đề pa xe số sàn và xe số tự dộng: quan điểm của tôi là không có gì khác, trừ một việc, không phải đạp côn; không phải đạp côn thì đề pa hay không đề pa cũng thế nhỉ :)

7. Đi xe trong phố và đi xe đường trường
- xe trong phố và đường trường cơ bản khác nhau những gì: 1) trong phố đông đúc, đường trường vắng hơn; 2) trong phố đi chậm, đường trường đi nhanh; 3) trong phố hay có xe chèn trước chèn sau, đường trường thỉnh thoảng có xe tạt ngang tạt ngửa; 4) trong phố nhiều phân làn, nhiều biển báo, lắm khi như đánh đố; đường trường có hai thứ gặp nhiều là quá tốc độ và chèn vạch liền.
- đi xe trong phố: mặc dù đông đúc nhưng các va chạm trong phố nếu có phần nhiều là va quệt nhẹ, trừ các vụ xe điên hay gặp phải hung thần. Đi xe trong phố, và đi xe nói chung, chỉ cần tuân thủ một số yếu tố: 1) không húc phía trước; đi chậm, cẩn thận là được; 2) không phanh gấp, đánh lái bất ngờ; xe sau nó chủ động không húc mình; 3) giữ xe đi thẳng, không phải quan tâm quá đến xe ở hai bên sườn, trừ khi rẽ, chuyển làn; các xe phía sườn, phía sau họ cũng có ý thức phải tránh mình, do vậy lái mới không phải căng thẳng quá.
- đi xe đường trường: nhiều người đi xe đường trường tốt nhưng vào đến phố (Hà Nội) lại chẳng giám đi. Thực ra đi xe đường trường nguy hiểm hơn nhiều một phần vì tốc độ xe đường trường lớn hơn nhiều, va quệt một cái là có tai nạn lớn ngay; một phần đường trường có quá nhiều loại xe cùng tham gia giao thông, trong đó bao gồm những loại xe mà lái mới nên nhường/tránh là xe khách, xe tải, xe container, xe bồn: vừa dài, vừa nặng, vừa kém an toàn, lại còn lái ẩu. Lái mới không nên bắt đầu với đường trường, và nên lựa chọn những cung đường ít xe, dễ chạy trước, những cung đường cao tốc, đèo núi để sau.

8. Tiến ôm lưng lùi ôm bụng
- tiến, lùi ai cũng đã biết, lưng bụng là gì; với cái loại đi bốn chân bụng luôn ở phía dưới và lưng luông ở phía trên; vợ 2 thì sao.
- Lưng/bụng là khái niệm tương đối hình thành khi xe đánh lái vào cua. Khi đánh lái, xe chạy theo một đường vòng, thành xe phía ngoài đường vòng gọi là lưng, thành xe phía trong đường vòng gọi là bụng. Cụ thể hơn, khi đánh lái trái thì phía phải là lưng, phía trái là bụng; khi đánh lái phải, bên trái là lưng, bên phải là bụng.
- vì sao phải tiến ôm lưng, lùi ôm bụng: khi xe chạy thẳng, điểm đầu, điểm giữa (cửa xe), điểm đuôi cùng chạy trên đường thẳng; khi xe chạy vòng 3 điểm trên không đi cùng nhau, điểm giữa xe có xu hướng di chuyển ngang nhiều do vậy mặc dù đầu xe đã đi qua nhưng do hông xe (điểm giữa) di chuyển ngang nên sẽ có thể vướng vào vật cản, nếu khoảng trống để thoát xe không có nhiều, do vậy mới phải ôm lưng khi tiến và ôm bụng khi lùi.
- tóm lại: khi tiến thì phải tận dụng, bám, đánh lái tối đa về phía lưng của xe để dành nhiều nhất có thể không gian phần bụng cho xe thoát ra; khi lùi, phải chạy sát nhất có thể về phía phần bụng, bụng sát nhất có thể với điểm giới hạn, lọt được bụng sẽ lọt được xe.
Clip dưới đi theo kiểu Tiến ôm bụng :)

9. Tặng các cụ phần mềm hữu ích tập hình dung đánh lái, lùi đỗ IOS , Android

10. Lưu ý khi trời mưa, đường ngập
Trời mưa đường trơn, tầm nhìn hạn chế; các phương tiện khác cũng hạn chế tầm nhìn: đi chậm cho an toàn, nhớ bật sấy gương, gạt nước đúng tốc độ để giảm hạn chế do nước mưa bám trên gương, kính lái. Trời mưa to quá lái mới không nên ra đường.
Đường ngập không nên cố, cẩn thận quan sát mức độ ngập nước, quan sát các phương tiện khác và chỉ nên đi khi có phương tiện nhỏ hơn mình có thể đi qua; chậm rãi, tránh tạo sóng nước dễ gây nguy hiểm cho người, phương tiện xung quanh hay chết máy xe. Lỡ xuống nước rồi mà xe bị chết máy không nên khởi động lại xe, nên sơ cứu và gọi cho cứu hộ.
Lưu ý lái mới khi đi đường trời mưa: trên đường trời mưa có rất nhiều vũng nước, mức độ rẽ nước, té nước của ô tô là rất cao, lái mới lưu ý đi chậm tránh tạt nước vào 2B, xế độp, 0B trên đường. Đầu giờ đi làm lỡ bị té nước thì khổ lắm, phụ nữ còn kiếm cái khăn trải bàn cuốn thành cái váy tạm chứ đàn ông đóng khố trong cơ quan là không thể được :)

11. Qui tắc 3 giây
Theo một số thông tin nghiên cứu và phổ biến trên Internet, thời gian từ khi lái xe nhận biết có sự cố đến khi lái xe có thể phản ứng điều khiển (phanh, đánh lái, thêm ga ...) là 2 giây. Trong 2 giây đó, chiếc 4B yêu quí của chúng ta vẫn tiếp tục di chuyển. Nếu lấy tốc độ được phép di chuyển trong thành phố là 50km/h và tốc độ ngoài đô thị là 80km/h qui đổi ra m/s sẽ được tương ứng là 13,9m/s và 22,2m/s thì trong khoảng 2s đó, 4B của chúng ta đi được thêm 28m và 44m.
Vậy, nếu chạy 80 cây chuối giờ, cách xe trước dưới 40m, khả năng là sẽ húc mít xe trước nếu xe trước sự cố dừng đột ngột.
Hoặc, nếu mải ngắm nhìn chân dài bên ghế phụ quá 2s, nhiều khả năng sẽ có tai nạn va chạm ví dụ với người băng cắt qua đường hoặc vật cản không kịp quan sát.
Qui tắc 3 giây nới rộng phạm vi an toàn cần thiết để ước lượng giữ khoảng cách an toàn với xe đi trước. Nếu chạy ở các tốc độ 40/50/60/70/80/90/100 km/h tương ứng 11/14/17/19/22/25/28 m/s thì khoảng cách an toàn cần có sẽ là 33/42/51/57/66/75/84 m. Để dễ nhớ, khoảng an toàn tính bằng mét đến xe phía trước bằng số km/h tương ứng trừ đi 10, ví dụ chạy 70km/h thì khoảng cách an toàn là 60m; hoặc bằng luôn số km/h càng tốt.
Lưu ý: việc ước lượng khoảng cách bằng mắt thường thiếu chính xác. Khoảng cách thực tế thường ngắn hơn khoảng cách ước lượng. Lái xe nên một vài lần lấy mốc đo để xác định tốt khoảng ước lượng. Trên một số tuyến đường cao tốc như Cầu Giẽ - Ninh Bình có vạch sơn kẻ đường kèm bảng cự ly 0m 50m 100m giúp lái xe đo ước lượng khoảng cách.
Một cách rất hữu ích để đo lường khoảng cách giữa 2 xe theo qui tắc 3s cụ [@anhtho;71045] chia sẻ là căn xe chạy trước với một điểm mốc, đếm theo tốc độ như nói chuyện thông thường, một, một nghìn, hai, hai nghìn, ba, ba nghìn sẽ tương đương 3s; nếu chưa đếm hết xe mình đã qua điểm mốc thì cần dãn thêm khoảng cách vì khoảng cách thực chưa đủ đảm bảo an toàn. Cảm ơn cụ [@anhtho;71045]

12. Dây an toàn
Gọi là dây an toàn ắt phải là có tác dụng an toàn. Lời khuyên là luôn thắt dây an toàn khi đi xe. Hãy tập để thành thói quen ngay từ đầu, để, khi ngồi lên xe là tay tự động cài dây an toàn.
Lý do cần phải thắt dây an toàn:
- lý do chính là phải thắt để được an toàn, đã được giải thích trong tài liệu hướng dẫn. Câu hỏi là: có phải phải thắt dây an toàn thì bóng khí mới nổ và giúp tránh chấn thương? Câu trả lời là: không hẳn vậy. Bóng khí chỉ giúp đỡ phần đầu và mặt của người lái xe, còn dây an toàn lo phần còn lại. Nếu không cài dây an toàn, người lái xe vẫn sẽ bị xô người về phía trước, phần ngực, bụng sẽ bị thúc vào vô lăng, dập nát nội tạng; người lao về phía trước, đầu bị bóng khí đẩy về sau, có khi còn gẫy cổ.
- khi đi tốc độ chậm, đi quãng ngắn có cần thắt dây an toàn không? Câu trả lời là: có. Hãy giả sử xe đâm trực diện vào cột điện, hay bức tường bê tông, và hãy thử xem là mặt đất dựng đứng lên tại chỗ cột điện ấy còn chúng ta đang rơi tự do xuống mặt đất. Xe chạy chậm trong thành phố cũng khoảng 40km/h ~ 11m/s, và với công thức rơi tự do s=1/2gtt, v=gt thì để đạt được vận tốc 40km/h hay 11m/s thì phải nhảy lầu ở độ cao 6m. Có nghĩa là nếu xe chạy 40km/h đâm vào cột điện ~ nhảy lầu từ độ cao 6m. Dây an toàn chính là cành cây, là bạt vải, là đệm, là ... vướng phải khi nhảy lầu. Thực tế cột điện không đủ chắc như mặt đất, và cũng không phải lúc nào cũng đâm cột điện, đầu xe cũng được thiết kế để giảm xung lực khi va chạm, nhưng cứ tạm giảm độ cao nhảy lầu đi một nửa thì nhảy lầu 3m không thành tật cũng có khả năng què, cụt.

13. Kinh nghiệm đi đường cao tốc của cụ anhtho
http://www.otofun.net/threads/737419-muoi-diem-can-luu-y-khi-chay-xe-tren-cao-toc?

14. Lên xuống xe an toàn
Lên xuống xe là một việc rất đơn giản. Tuy nhiên nếu mở cửa xe không cẩn thận khi lên xe, phương tiện khác đang lưu thông có thể va chạm với cửa xe mở; Khi xuống xe, nếu các bạn không chú ý quan sát an toàn phía sau thì sẽ rất nguy hiểm cho các phương tiện khác đang tham gia giao thông và nguy hiểm cho chính bản thân bạn.
Để phòng tránh va chạm và lên xuống xe ô tô một cách an toàn cho mình và người khác, chúng ta hãy làm theo những các bước sau:
Bước 1 : Kiểm tra an toàn phía sau bằng cách quan sát qua gương chiếu hậu (quan sát gương chiếu hậu trong xe và gương 2 bên sườn xe), quay đầu lại phía sau để kiển tra an toàn bằng mắt thường, mở hé cửa và dừng lại, quay đầu lại phía sau để quan sát.
Bước 2 : Mở hé cửa xe đủ để các phương tiện khác trên đường có thể nhận thấy bạn đang chuẩn bị mở cửa xe, quan sát phía sau Sau đó mở cửa xe đủ rộng để xuống xe, nhanh chóng ra khỏi xe và đi về phía đuôi xe.
Lưu ý an toàn cho hành khách trên xe: Lái xe ô tô nên nhắc nhở hành khách kiểm tra an toàn phía sau trước khi mở cửa và tốt nhất lái xe nên mở cửa cho hành khách của mình.
Thanks bác đào tạo lái xe

(liên tục cập nhật)

P/S: Cụ nào thấy hay thì đá lên cho các cụ khác nghía nhé. Thanks.
 
Chỉnh sửa cuối:

Thanhz

Xe tăng
Biển số
OF-36827
Ngày cấp bằng
1/6/09
Số km
1,252
Động cơ
464,473 Mã lực
Phần này sẽ dần cập nhật cho các lái mới về Những lỗi thường được xxx vịn giúp các lái mới có thể dễ tránh mà đỡ phải đọc một mớ lôi thôi các loại các luật lệ, các loại trảm phong của các cụ OF. Tuy nhiên, việc dễ làm và cần cho các cụ mọi lúc mọi nơi là tìm hiểu và cố gắng thuộc các loại biển báo hiệu đường bộ.

1. Đi sai làn:
Đây là lỗi tương đối phổ biến khi đi trong phố, đặc biệt là phố Hà Nội. Lỗi là phổ biến và xxx cũng phổ biến xác định sai lỗi. Lỗi này như nhiều cụ nhà ta đã nhắc nhở phải là lỗi Không tuân thủ vạch kẻ đường, biển báo. Nguyên nhân là ai cũng nghĩ tới cái làn đường, và xxx vận dụng cái này để hù doạ các cụ mợ. Không tuân thủ vạch, biển báo ~ 300-500k (HN), không đi đúng làn đường ~ 1,4-2m (HN)
Mô tả lỗi: các cụ/mợ đỗ xe ở làn có chỉ dẫn hoặc vạch kẻ đường theo hướng rẽ trái nhưng lại đi thẳng, hoặc đứng ở làn chỉ dẫn đi thẳng nhưng lại rẽ trái hay rẽ phải ... Cái này rõ là lỗi còn gì.
Phòng tránh: 1) quan sát biển chỉ dẫn khi gần đến ngã ba/ngã tư; 2) đi cách xe trước khoảng nhất định để có thể quan sát được vạch kẻ đường; 3) trong mọi trường hợp có thể phòng ngừa bằng cách không chọn làn trái nếu đi thẳng, nếu rẽ chọn làn sát hướng rẽ (trái hoặc phải) và quan sát xe đi trước :)
Lưu ý: Hà Nội có những biển chỉ dẫn thuộc loại không thể đỡ được như kiểu biển Đèn đỏ cho phép xe đạp xe máy rẽ phải kèm vạch cấm dừng đỗ làn phải cùng ngã tư Trần Hưng Đạo - Bà Triệu, ô tô vào sát đến nơi mới nhìn thấy chữ xe đạp, xe máy đi tiếp phạm lỗi, dừng lại cũng phạm lỗi. Hay cái phân làn kiểu lượn sóng ở BigC, Khuất Duy Tiến ( đã được sửa chữa)
2. Dừng đỗ sai qui định
Lỗi này phổ biến và nổi tiếng à nha.
Mô tả lỗi: Tóm lại là dừng đỗ sai qui định, còn qui định như thế nào thì 1) luật đã qui định với biển cấm đỗ, cấm dừng; 2) hầu hết các tuyến phố văn minh là cấm dừng đỗ; 3) tìm lại mấy thớt nổi tiếng là biết liền :)
Phòng tránh: 1) không dừng, đỗ xe ở nơi không biết chắc là có thể dừng đỗ; 2) gửi xe vào bãi gửi xe; 3) chú ý quan sát biển cấm dừng đỗ, biển tuyến phố văn minh
3. Rẽ không xi nhan, chuyển làn không xi nhan
Cái này các mợ phạm lỗi hơi bị nhiều, đặc biệt là chuyển làn không xi nhan, đi như đánh võng. Lỗi này thường chỉ bắt giờ thấp điểm, nơi vắng người (tăng chủ quan), mật phục là chính.
Cách khắc phục là phải tập cho thành thói quen; khởi hành trong sân đỗ xe cũng phải xi nhan cho thành thói quen.
4. Quay đầu xe trên phần đường dành cho người đi bộ
Lỗi này chắc chỉ có ở Việt Nam, nguyên nhân là cái ngã tam đã bé mà các bác giao thông kẻ đường cho người đi bộ ưu ái người đi bộ quá, không nỡ bắt người đi bộ trèo lên con lươn con trạch, giải phân cách giữa đường nên toàn kẻ vạch sang đường ở phầnd đường nhựa đáng lẽ phải dành cho phương tiện giao thông qua lại.
Cách phòng tránh là chịu khó nhô đầu xe qua khỏi vạch sang đường một chút rồi hãy đánh lái quay đầu; hơi cản trở giao thông chút nhưng đúng luật.
5. Vượt đèn đỏ
Trong nội đô có mấy chỗ đèn cái sáng, cái hỏng. Đường thì rộng, đèn trái không sáng, đèn bên phải sáng thì lại không nhìn thấy, thế là phạm lỗi. Có chỗ xxx còn tuyên bố: đèn không sáng là đèn đỏ :). Chịu khó lượn lờ OF và quan sát vậy. Dù sao giờ cũng đỡ hơn.
Lỗi vượt đèn đỏ chủ yếu là do không quan sát được, nên tránh đi sau các xe to như xe buýt, xe công, xe bồn ...
6. Đi vào đường cấm, đường một chiều
Ít gặp thôi nhưng vẫn được các anh quan tâm, nhất là những chỗ các anh giao thông đảo hướng liên tục; hoặc là đường lạ, hoặc là chủ quan được các anh hỏi thăm liền
7. Chèn vạch liền
Lỗi chèn vạch trong nội đô ít gặp vì thường hay được bỏ qua. Lỗi chèn vạch liền chủ yếu trên các tuyến đường liên tỉnh. Lỗi chèn vạch thường xảy ra khi vào các tuyến đường cong, lái mới không để ý dễ bị chèn vạch; hoặc các chỗ đường hẹp, lái mới căn phải rộng để tránh 2B hay các chướng ngại khác cũng dễ bị phạm lỗi chèn vạch. Một số chỗ còn được tận dụng triệt để với các chim mồi là những xe tải, xe bò, thậm chí xe con mới cứng hoặc đỗ chiếm đường đi, hoặc đi quá chậm ép lái xe phải vượt. Lái mới nên lượn OF nhiều để biết những cung đường này.
8. Lỗi vượt ở nơi cấm vượt
Gặp biển cấm vượt, lái mới cố gắng tuân thủ. Một số cung đường cấm vượt kéo dài, biển cấm vượt được nhắc lại nhiều lần, lái mới không nên vượt khi chưa thấy biển hết cấm vượt.
Một số khu vực luôn có biển cấm vượt: cầu, hầm, đường hẹp, đường cua
9. Lỗi quá tốc độ
Chả có cách nào khác là phải quan sát biển hạn chế tốc độ để chạy cho đúng. Chạy quá tốc độ cho phép từ 5km/h trở lên là có thể bị phạt.
Ơn ****, Chính phủ, biển hạn chế tốc độ đã được gỡ đi rất nhiều trên các cung đường. Ngoài các khu vực có biển hạn chế tốc độ, có ba loại đường cần lưu ý:
- đường trong đô thị: bắt đầu bằng biển đô thị, với xe 4B dưới 9 chỗ được chạy 50km/h
- đường ngoài đô thị: bắt đầu bằng biển hết đô thị, 4B dưới 9 chỗ được chạy 80km/h
- đường cao tốc: qui định tốc độ tuỳ theo tuyến đường, phổ biến là 100km/h, không giới hạn loại phương tiện
Lỗi quá tốc độ thường xảy ra và được vợt ở các vị trí có biển hạn chế tốc độ, giáp danh đô thị.

Các cụ nhiều kinh nghiệm bổ sung giúp em

(liên tục cập nhật)
 
Chỉnh sửa cuối:

thanhnamdinh

Xe tăng
Biển số
OF-184968
Ngày cấp bằng
12/3/13
Số km
1,272
Động cơ
346,770 Mã lực
các ký hiệu trong xe + thiết bị khi vận hàng ,ví dụ AC là??
 

bleo

Xe tăng
Biển số
OF-192483
Ngày cấp bằng
4/5/13
Số km
1,268
Động cơ
343,622 Mã lực
Nơi ở
Ba Đình
Mấy cái video này hay và bổ ích
 

Thanhz

Xe tăng
Biển số
OF-36827
Ngày cấp bằng
1/6/09
Số km
1,252
Động cơ
464,473 Mã lực
các ký hiệu trong xe + thiết bị khi vận hàng ,ví dụ AC là??
Kính cụ 1 ly vì bài viết hữu ích. Nếu cụ có thể giải thích được thêm các ký hiệu trên xe và cách sử dụng các nút bấm,công tắc thì tốt quá ạ. Vì lái mới mấy cái đó còn tay mơ lắm,gặp xe lạ là khóc bằng tiếng Mán luôn :))
Cái này phải đọc ma nu en ấy. Mỗi xe mỗi kiểu, chả cái nào giống cái nào nên có nói cũng bằng không. Mấy lại an toàn là trên hết nên các mợ mới lái cứ quên ngay mấy cái việc ấy đi, không đài đóm, điều hoà cũng chả sao, chỉ cần những cái tối thiểu là được rồi. Và cũng là để an toàn, các mợ cứ "chồng" mình mà diễn cho đến khi tạm gọi là thành thạo hãy thử "của lạ" cũng chưa muộn :)

Một số thứ tạm ghi lại ai cần thì cần, về cơ bản các cụ mợ đều biết cả:
1. Mở gương gập điện: tuỳ xe, có thể là nút bấm, có thể là núm gạt, bên cạnh có vẽ hình cái gương và một ký hiệu mũi tên cong cong thể hiện gập mở gương; thường được bố trí trên cửa bên lái, hoặc táp lô bên lái gần với các nút chỉnh gương.
2. Rửa kính chắn gió: cần gạt dưới vô lăng bên phía tay phải; kéo giữ về phía vô lăng sẽ bơm nước rửa kính và gạt cần để rửa. Nếu gạt lên hoặc xuống có hai khả năng: có hai nấc gạt hoặc tự trở về trạng thái ban đầu. Nếu gạt xuống (hoặc kéo lên tuỳ xe), tự trở về trạng thái ban đầu, sẽ gạt gạt nước một lần, không bơm nước rửa. Nếu gạt lên (hoặc xuống, tuỳ xe) thường có hai nấc: nấc 1 sẽ gạt nước tự động hoặc gạt chậm, nấc 2 sẽ gạt nhanh.
3. Xi nhan, nháy pha: điều khiển xi nhan bằng cần gạt bên dưới vô lăng phía trái (có ai không biết không nhỉ). Nháy pha bằng cách kéo cần này về phía vô lăng; sử dụng trong trường hợp cảnh báo xe phía trước lưu ý nhường đường, hoặc đi qua các đoạn đường trời tối khó quan sát nháy pha làm thay đổi sáng tối giúp dễ phát hiện chướng ngại trong vùng sáng phía trước. Đẩy cần gạt phía trái ra xa vô lăng sẽ chuyển đèn pha sang chế độ chiếu xa, đi trong phố không nên dùng.
4. Đèn pha: qui định của Việt Nam phải bật đèn pha sau 6h tối và trước 6h sáng. Xe mới bây giờ toàn đèn tự động nhưng đừng quên bật nếu trời còn sáng. Công tắc bật đèn mỗi xe mỗi kiểu nhưng hầu hết ở bên cạnh phía trái tay lái, thường có kèm hình chiếc đèn sáng.
5. Điều hoà, quạt gió: xe nào thì cũng có cái A/C ON/OFF hoặc có cái ký hiệu như nút bật nguồn TV kèm cái A/C, bật tắt điều hoà chỗ này. Công tắc điều chỉnh gió thường vẽ hình cái quạt, công tắc điều khiển nhiệt độ thường có vạch sơn (thẳng hoặc tròn) hai màu xanh/đỏ: xanh là mát hơn, đỏ là nóng hơn.
6. Nắp bình xăng: mỗi xe một kiểu, các cụ mợ chịu khó tìm hiểu hoặc hỏi trước; giữa đường hết xăng loay hoay lại bị mấy chú cầm bơm lầu bầu thì cũng hơi tức.
7. Mở cốp: các xe mới đều có nút bấm mở cốp trên điều khiển từ xa. Một số xe bố trí nút mở cốp bên cạnh vô lăng phía trái hoặc gần phía dưới chân trái, lưu ý tránh nhầm với nút mở nắp cabo.
8. Khoá trẻ con: cửa sau của xe thường có chế độ khoá trẻ con (xe cổ có lẽ không có), nếu ở chế độ khoá thì không thể mở cửa xe từ phía trong; các cụ đi taxi thỉnh thoảng gặp trường hợp không tự mở cửa xe bên trái được. Các cụ mở cửa, khoảng sát mép cửa phía trong, gần chỗ khoá cửa có lẫy hoặc lỗ khoá kèm mũi tên cong hai chiều, kèm hoặc không kèm lock/unlock; nếu là lẫy thì gạt đổi vị trí, nếu là lỗ khoá có thể dùng chìa khoá xoay đổi vị trí. Lẫy/lỗ khoá này không thể thấy khi đóng cửa.
9. Một số kiểu không giống ai (ít phổ biến) dành cho các cụ thích "đổi lái" :)
a. Phanh tay bằng chân: một hôm nào đó ngồi lên cái xe không thấy có phanh tay, có thể cụ/mợ đã gặp cái xe phanh tay bằng chân, thường là xe tự động và bàn đạp ngang với vị trí chân trái là phanh tay: đạp - phanh, đạp cái nữa - nhả
b. Số lùi ở vị trí tiến: số lùi ở vị trí ~ số 1 phía trước, có thể có một cái chốt dọc theo cần số, rút nó lên và có thể vào số lùi được
c. Không có lỗ đút chìa khoá: ngày càng nhiều xe thiếu cái lỗ này. Xe này xử dụng chìa khoá thông minh, tìm nút Start/Stop, khởi động bằng cách bấm vào nó, nhớ dẫm phanh.
Các cụ góp thêm kinh nghiệm nhé.
 
Chỉnh sửa cuối:

longtech21

Xe tăng
Biển số
OF-137780
Ngày cấp bằng
9/4/12
Số km
1,471
Động cơ
381,983 Mã lực
Nơi ở
Hạ Long <--> Thăng Long
e thấy nhiều mợ ngồi trong xe mặc như ninja, áo chống nắng+mũ vành rộng+kính râm
 

minhphong

Xe hơi
Biển số
OF-94346
Ngày cấp bằng
7/5/11
Số km
192
Động cơ
403,620 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cũng rất bổ ích cụ à. Đôi khi ôn lại chăng thừa cụ nhở. Vodka cụ nhá.
 

Einstein

Xe buýt
Biển số
OF-167268
Ngày cấp bằng
17/11/12
Số km
747
Động cơ
353,050 Mã lực
biết thêm được bao điều. thank cụ <3
 

roni

Xe buýt
Biển số
OF-183706
Ngày cấp bằng
6/3/13
Số km
801
Động cơ
342,593 Mã lực
Nơi ở
Cạnh nhà hàng xóm
Cụ nên cho chị nhà đọc thêm topic này của e, kỹ năng lái quan trọng mà kỹ năng sử dụng các tiện nghi của xe cũng quan trọng không kém :D
 

trungnd195

Xe tải
Biển số
OF-89421
Ngày cấp bằng
23/3/11
Số km
489
Động cơ
410,889 Mã lực
Nơi ở
Quán nhậu :D
Văn ôn võ luyện, lái xe thì phải học nhiều mới vững tay lái để trinh phục những nẻo đường mới :)
 

trungk8888

Xe tải
Biển số
OF-135085
Ngày cấp bằng
19/3/12
Số km
426
Động cơ
374,140 Mã lực
đọc lại chẳng thừa em vodka cụ rồi
 

fly_us

Xe hơi
Biển số
OF-187774
Ngày cấp bằng
1/4/13
Số km
112
Động cơ
333,220 Mã lực
Nơi ở
Sài Ghềnh
cái trò parking mania chơi giải trí tốt, cảm ơn cụ ạ..
 

kienkid

Xe container
Biển số
OF-176088
Ngày cấp bằng
10/1/13
Số km
5,019
Động cơ
390,088 Mã lực
Bài này thật là hữu ích. Thanks cụ.
 

Thanhz

Xe tăng
Biển số
OF-36827
Ngày cấp bằng
1/6/09
Số km
1,252
Động cơ
464,473 Mã lực
Vote cụ, e hóng bài, share cho cậu bạn đang học lái :)
Vì ít đi với nhau nên không có nhiều cơ hội chỉ điểm ;))
Bạn cụ đang học lái thì cụ dặn thêm một câu là muốn đúng thì phải sai nhé. Rất nhiều thày dạy lái chỉ tập trung dạy cho học trò làm sao để đi đúng trên xa hình, và từ đó hình thành công thức lái, điểm căn. Có hai vấn đề chính:
- Vì tập theo công thức nên nếu gặp xe quen nhiều khả năng là đỗ tuyệt đối 100/100 điểm. Rủi chẳng may gặp cái xe nó không bình thường một tí, hoặc chẳng may chạy sai với bình thường một tí (run quá chẳng hạn), không biết cách nào để Công thức trở lại - khả năng fail là 50/50.
- Do chạy theo kiểu công thức, nên với tình huống ngoài đường chả cái nào giống cái nào, chắc chắn sẽ rất lúng túng.
- Khi tập tốt nhất là nên đi sai một tí so với hướng dẫn để tự mình kiểm lại và tự điều chỉnh như vậy sẽ chủ động hơn, ra trường phát chạy được luôn.

Văn ôn võ luyện, lái xe thì phải học nhiều mới vững tay lái để trinh phục những nẻo đường mới :)
Vote cụ. Thớt này em mở chỉ giúp thêm tí tẹo cho lái mới thôi, mà các mợ là chủ yếu, chứ các cụ chỉ cần vài lần bảo hiểm là ngọt hết :)

cái trò parking mania chơi giải trí tốt, cảm ơn cụ ạ..
Mợ nào dùng thử cái này cho nhận xét đi ạ. Hay phết đấy. Không biết có cụ/mợ nào tẩu hỏa nhập ma không :)
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top