Nguồn: http://esquirevietnam.com.vn/nhan-vat/mahb/ive-learned-dang-viet-dung/
WHAT I’VE LEARNED: ĐẶNG VIỆT DŨNG
Tổng giám đốc Uber Việt Nam 30 tuổi, Đặng Việt Dũng, chia sẻ với Esquire về triết lý kinh doanh của mình và sứ mệnh đầy thách thức khi phát triển dịch vụ Uber tại Việt Nam
> Tôi làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật tiên phong avant-garde chứ không phải công nghệ, vận tải hay dịch vụ. Công nghệ của chúng tôi cũng như bức phác họa về những chiếc máy bay của Leonardo da Vinci vậy, ít người hiểu, vì nó đi trước thời đại.
> Đến giờ, vẫn có nhiều người nghĩ chúng tôi tấn công vào thị trường taxi truyền thống. Đó là một đại dương đỏ kém hấp dẫn. Chúng tôi nhắm vào một đại dương xanh là toàn bộ thị trường vận tải hành khách. Tiềm năng của thị trường này là vô tận.
> Chúng tôi mang lại làn gió cạnh tranh lành mạnh trên thị trường. Chúng ta đã tạo được cú hích cần thiết để các doanh nghiệp vận tải tập trung cải thiện chất lượng dịch vụ, xây dựng những công nghệ mới giảm lãng phí, tăng năng suất lao động. Điều này tốt cho doanh nghiệp, tốt cho người tiêu dùng, tốt cho xã hội. Cạnh tranh là cần thiết cho sự phát triển.
> Trong kinh doanh, tôi quan niệm đơn giản là làm gì cũng nên có cái tâm sáng. Mục đích của mình tốt, làm điều có ích, nếu không may có thiếu sót, mình xin lỗi mọi người sẽ có thể tha thứ. Với các khủng hoảng truyền thông, nếu mình không sai, người tiêu dùng và các đối tác sẽ là những luật sư bào chữa xuất chúng nhất trong “phiên tòa truyền thông”. Lúc nào cũng vậy, chúng tôi, trong tâm bão, vẫn luôn tập trung vào việc không ngừng cải thiện công nghệ và chất lượng dịch vụ.
> Sharing economy – nền kinh tế chia sẻ giúp tạo nên sự kết nối giữa cung và cầu. Lợi thế của nền kinh tế này là giúp hợp tác chia sẻ về người và nguồn lực, cũng như tái phân phối những trường hợp nguồn lực chưa được tận dụng. Điều này giúp giảm thiểu sự lãng phí xã hội một cách hiệu quả nhất. Cùng với sự hỗ trợ của các ứng dụng công nghệ mới, nền kinh tế chia sẻ tạo được sức ảnh hưởng ngày một rộng rãi với tốc độ chóng mặt, giúp người dùng gắn kết nhanh chóng và dễ dàng hơn bao giờ hết.
> Sharing economy chính là nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đích thực, vì mỗi người dân đều có thể “xã hội” hóa được tài sản và việc làm. Những gì tiến bộ, đưa xã hội tiến lên là xu hướng không thể đảo ngược.
> Nhiều người đã hiểu sai về khái niệm sharing economy. Chia sẻ là hạnh phúc mà, vì sao lại bắt tội nó là chiêu trò PR, né thuế, lách luật! Đúng là khái niệm này khá “sexy”, nhưng nó tồn tại và ngày càng đi vào thực tiễn cuộc sống.
> Luật pháp và quản lý hành chính thường có độ trễ nhất định so với thực tiễn, đặc biệt là với những xu hướng mang tính cách mạng. Quan trọng là chính phủ, những nhà lập pháp, những nhà quản lý có cái nhìn toàn diện và chính xác nhất để đưa ra những chính sách phù hợp.
> Sau khi tốt nghiệp và làm việc tại nhiều công ty, tập đoàn lớn tại Mỹ, tôi vẫn quyết định quay về quê nhà để làm việc. Lý do rất đơn giản: Vì tôi là người Việt Nam.
> Việt Nam chúng ta không thiếu nhân tài, nhưng thiếu người được đào tạo bài bản. Một phần nguyên nhân của việc này đến từ tầm nhìn kinh doanh “ngắn hạn” của nhiều doanh nhân trong nước. Vì vậy, theo tôi, đầu tư vào con người là khoản đầu tư hiệu quả nhất.
> Đối với tôi, uy tín là tất cả. Đừng làm gì mà mình phải nuối tiếc hoặc hổ thẹn với lương tâm. Phải luôn giữ tâm sáng và cái đầu lạnh. Tôi thừa hưởng triết lý này từ những người anh, người lãnh đạo đáng kính tại công ty McKinsey & Company, nơi tôi khởi nghiệp.
> Trong gia đình, bố dạy tôi trở thành người đàn ông cương trực còn mẹ dạy tôi về sự rộng lượng và đức hy sinh.
> Khi rảnh rỗi tôi thường đi du lịch đây đó. Nếu không có thời gian đi xa, tôi sẽ dành thời gian cho gia đình, bạn bè, và chú chó cưng của mình.
> Tôi rất nhớ đất nước Gruzia nằm bên rặng núi Caucasus và biển Đen. Khi đến đây, bạn sẽ có cảm giác như mình đang du hành thời gian đến Liên Xô cũ những năm 1970 – 1980. Nơi đó hòa quyện vẻ đẹp bí ẩn của ký ức, sự nồng hậu của những người dân bản địa, và nền ẩm thực ngon nhất nhì châu Âu. Gruzia cũng là một trong những dân tộc đầu tiên trồng nho và sản xuất rượu vang trên thế giới.
> Tôi cũng thường bồi dưỡng tâm hồn thông qua việc đọc sách mỗi khi có thời gian. Hiện nay, tôi cũng đang học lại piano, và hy vọng sớm có thể tập lại môn kiếm liễu mà mình thường chơi hồi đại học.
> Quyển sách tôi tâm đắc nhất là The Fountainhead – Suối nguồn của Ayn Rand. Đó là kim chỉ nam về triết lý sống của tôi.
> Cảm giác thắng trận trong những giải kiếm liễu các trường đại học Đông Bắc Mỹ là kỷ niệm đáng nhớ nhất của tôi trong thời gian học và làm việc tại Mỹ.
> Theo tôi, một quý ông thành đạt phải là người cầu thị, không ngừng học hỏi, không ngừng nỗ lực hoàn thiện bản thân và giúp đỡ những người xung quanh. Ngoài ra, anh ta phải luôn rộng lượng và định hình được phong cách của chính mình. Hãy biết hòa nhập chứ không hòa tan.
Đặng Việt Dũng đang giữ chức Tổng giám đốc Uber Việt Nam. Anh từng làm việc tại tập đoàn sản xuất bia hàng đầu thế giới ABInbev và tập đoàn tư vấn chiến lược McKinsey & Company. Anh tốt nghiệp cử nhân ngành Khoa học chính trị và kinh tế tại Đại học Amherst, Mỹ. Hiện anh đã hoàn thành năm nhất chương trình MBA của Trường Kinh doanh Harvard.
Rất thông minh và phong cách, diễn thuyết thì tuyệt vời!
Thời cấp 3 em đi đá bóng, bi-a, điện tử, bắn thuốc lào cùng bạn này, khoe tí
Bonus cái ảnh:
WHAT I’VE LEARNED: ĐẶNG VIỆT DŨNG
Tổng giám đốc Uber Việt Nam 30 tuổi, Đặng Việt Dũng, chia sẻ với Esquire về triết lý kinh doanh của mình và sứ mệnh đầy thách thức khi phát triển dịch vụ Uber tại Việt Nam
> Tôi làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật tiên phong avant-garde chứ không phải công nghệ, vận tải hay dịch vụ. Công nghệ của chúng tôi cũng như bức phác họa về những chiếc máy bay của Leonardo da Vinci vậy, ít người hiểu, vì nó đi trước thời đại.
> Đến giờ, vẫn có nhiều người nghĩ chúng tôi tấn công vào thị trường taxi truyền thống. Đó là một đại dương đỏ kém hấp dẫn. Chúng tôi nhắm vào một đại dương xanh là toàn bộ thị trường vận tải hành khách. Tiềm năng của thị trường này là vô tận.
> Chúng tôi mang lại làn gió cạnh tranh lành mạnh trên thị trường. Chúng ta đã tạo được cú hích cần thiết để các doanh nghiệp vận tải tập trung cải thiện chất lượng dịch vụ, xây dựng những công nghệ mới giảm lãng phí, tăng năng suất lao động. Điều này tốt cho doanh nghiệp, tốt cho người tiêu dùng, tốt cho xã hội. Cạnh tranh là cần thiết cho sự phát triển.
> Trong kinh doanh, tôi quan niệm đơn giản là làm gì cũng nên có cái tâm sáng. Mục đích của mình tốt, làm điều có ích, nếu không may có thiếu sót, mình xin lỗi mọi người sẽ có thể tha thứ. Với các khủng hoảng truyền thông, nếu mình không sai, người tiêu dùng và các đối tác sẽ là những luật sư bào chữa xuất chúng nhất trong “phiên tòa truyền thông”. Lúc nào cũng vậy, chúng tôi, trong tâm bão, vẫn luôn tập trung vào việc không ngừng cải thiện công nghệ và chất lượng dịch vụ.
> Sharing economy – nền kinh tế chia sẻ giúp tạo nên sự kết nối giữa cung và cầu. Lợi thế của nền kinh tế này là giúp hợp tác chia sẻ về người và nguồn lực, cũng như tái phân phối những trường hợp nguồn lực chưa được tận dụng. Điều này giúp giảm thiểu sự lãng phí xã hội một cách hiệu quả nhất. Cùng với sự hỗ trợ của các ứng dụng công nghệ mới, nền kinh tế chia sẻ tạo được sức ảnh hưởng ngày một rộng rãi với tốc độ chóng mặt, giúp người dùng gắn kết nhanh chóng và dễ dàng hơn bao giờ hết.
> Sharing economy chính là nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đích thực, vì mỗi người dân đều có thể “xã hội” hóa được tài sản và việc làm. Những gì tiến bộ, đưa xã hội tiến lên là xu hướng không thể đảo ngược.
> Nhiều người đã hiểu sai về khái niệm sharing economy. Chia sẻ là hạnh phúc mà, vì sao lại bắt tội nó là chiêu trò PR, né thuế, lách luật! Đúng là khái niệm này khá “sexy”, nhưng nó tồn tại và ngày càng đi vào thực tiễn cuộc sống.
> Luật pháp và quản lý hành chính thường có độ trễ nhất định so với thực tiễn, đặc biệt là với những xu hướng mang tính cách mạng. Quan trọng là chính phủ, những nhà lập pháp, những nhà quản lý có cái nhìn toàn diện và chính xác nhất để đưa ra những chính sách phù hợp.
> Sau khi tốt nghiệp và làm việc tại nhiều công ty, tập đoàn lớn tại Mỹ, tôi vẫn quyết định quay về quê nhà để làm việc. Lý do rất đơn giản: Vì tôi là người Việt Nam.
> Việt Nam chúng ta không thiếu nhân tài, nhưng thiếu người được đào tạo bài bản. Một phần nguyên nhân của việc này đến từ tầm nhìn kinh doanh “ngắn hạn” của nhiều doanh nhân trong nước. Vì vậy, theo tôi, đầu tư vào con người là khoản đầu tư hiệu quả nhất.
> Đối với tôi, uy tín là tất cả. Đừng làm gì mà mình phải nuối tiếc hoặc hổ thẹn với lương tâm. Phải luôn giữ tâm sáng và cái đầu lạnh. Tôi thừa hưởng triết lý này từ những người anh, người lãnh đạo đáng kính tại công ty McKinsey & Company, nơi tôi khởi nghiệp.
> Trong gia đình, bố dạy tôi trở thành người đàn ông cương trực còn mẹ dạy tôi về sự rộng lượng và đức hy sinh.
> Khi rảnh rỗi tôi thường đi du lịch đây đó. Nếu không có thời gian đi xa, tôi sẽ dành thời gian cho gia đình, bạn bè, và chú chó cưng của mình.
> Tôi rất nhớ đất nước Gruzia nằm bên rặng núi Caucasus và biển Đen. Khi đến đây, bạn sẽ có cảm giác như mình đang du hành thời gian đến Liên Xô cũ những năm 1970 – 1980. Nơi đó hòa quyện vẻ đẹp bí ẩn của ký ức, sự nồng hậu của những người dân bản địa, và nền ẩm thực ngon nhất nhì châu Âu. Gruzia cũng là một trong những dân tộc đầu tiên trồng nho và sản xuất rượu vang trên thế giới.
> Tôi cũng thường bồi dưỡng tâm hồn thông qua việc đọc sách mỗi khi có thời gian. Hiện nay, tôi cũng đang học lại piano, và hy vọng sớm có thể tập lại môn kiếm liễu mà mình thường chơi hồi đại học.
> Quyển sách tôi tâm đắc nhất là The Fountainhead – Suối nguồn của Ayn Rand. Đó là kim chỉ nam về triết lý sống của tôi.
> Cảm giác thắng trận trong những giải kiếm liễu các trường đại học Đông Bắc Mỹ là kỷ niệm đáng nhớ nhất của tôi trong thời gian học và làm việc tại Mỹ.
> Theo tôi, một quý ông thành đạt phải là người cầu thị, không ngừng học hỏi, không ngừng nỗ lực hoàn thiện bản thân và giúp đỡ những người xung quanh. Ngoài ra, anh ta phải luôn rộng lượng và định hình được phong cách của chính mình. Hãy biết hòa nhập chứ không hòa tan.
Đặng Việt Dũng đang giữ chức Tổng giám đốc Uber Việt Nam. Anh từng làm việc tại tập đoàn sản xuất bia hàng đầu thế giới ABInbev và tập đoàn tư vấn chiến lược McKinsey & Company. Anh tốt nghiệp cử nhân ngành Khoa học chính trị và kinh tế tại Đại học Amherst, Mỹ. Hiện anh đã hoàn thành năm nhất chương trình MBA của Trường Kinh doanh Harvard.
-----------------------------------------
Rất thông minh và phong cách, diễn thuyết thì tuyệt vời!
Thời cấp 3 em đi đá bóng, bi-a, điện tử, bắn thuốc lào cùng bạn này, khoe tí
Bonus cái ảnh: