[Funland] Đàng Trong - Đàng Ngoài

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Nhờ lúc biển lặng, chỉ có gió nhẹ thổi, nên việc tấn công đem lại kết quả: chỉ có chiếc tàu nhỏ hơn cả của người Hòa Lan nhờ gió nhẹ thổi mà chạy thoát, còn chiếc kia muốn chạy trốn đoàn thuyền rượt theo, mất hướng đụng phải cồn vỡ tan và chìm dưới làn sóng. Chiếc thứ ba lớn hơn hết, dĩ nhiên nặng nề hơn cả, gió không đẩy nổi, liền bị bốn chiếc thuyền bao vây và chiếm giữ, sau khi hết sức chống cự và bắn vô hiệu vào đoàn thuyền rất thấp đã tới nách.

Tay lái và cột buồm bị phá. Trong cơn nguy khốn và cùng cực, liền châm lửa vào kho thuốc súng đốt chiếc thuyền cùng thủy thủ, tất cả chừng hai trăm, trừ bảy người tránh ngọn lửa nhẩy xuống biển trôi theo làn sóng, được thuyền chiến Đàng Trong vớt và đem trình chúa ở trên bến đang đợi đoàn tàu chiến thắng trở về...".
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Đắc Lộ còn cho….(mất 1 đoạn)… Hòa Lan xấc láo cùng bảy tên lính sống sót, lại còn cho cắt mũi tất cả, kể cả những người chết đuối dạt vào bờ và gửi ra biếu Trịnh Tráng với những lời chế nhạo. Về phần Trịnh Tráng, ông ra lệnh không tiếp đón chiếc tàu chạy thoát: họ phải hướng về phương bắc và xin đậu cùng xin lương thực ở Trung quốc. Về trận thủy chiến này, sử Hòa Lan cũng có nói tới và người ta được biết thuyền trưởng người Hòa Lan là Pierre Breck và ba chiếc tàu có tên là Kievil, Nachtegaels và Wockende. Còn về việc Đàng Ngoài thông thương với người Hòa Lan, thì Phạm Văn Sơn trong Lịch sử Tân Biên cho biết có hai văn kiện tức hai thư, một của Lê Thần Tông và một của Thế Tử viết cho người Hòa Lan ngỏ lời xin giúp quân nhu đạn dược để chống với thù địch xắc xược, một thư đề ngày 22.02.1641 và một đề năm 1641 tháng 7. (coi: Phạm Văn Sơn, sd. q. trang 133-136).
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Về cơ bản thì tương quan thủy quân Trịnh với Nguyễn có thể tóm gọn trong một câu: Trịnh đông hơn nhưng Nguyễn tinh nhuệ hơn. Thủy quân Đàng Ngoài trong mỗi lần chạm trán thường có tỷ lệ áp đảo về lượng thuyền, thường là gấp đôi, nhưng kém tinh nhuệ hơn, một phần đến từ trang bị, chiến thuyền Trịnh thường chỉ trang bị súng cỡ trung trong khi chiến thuyền Nguyễn được trang bị đại bác. Sức mạnh của thủy quân Nguyễn đã tỏ ra vượt trội so với thủy quân Mạc và Lê từ khi Nguyễn Hoàng đem thủy quân ra Bắc năm 1593, họ Trịnh biết điều ấy nên mới dùng sách lấy thịt đè người, dùng số lượng để bù vào chất lượng.
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
thời kỳ đó Việt Nam không những có quan hệ tốt với Trung Hoa mà còn quan hệ rất tốt với những quốc gia hàng hải đứng đầu thế giới như Anh, Bồ,Hòa Lan ....vì vậy đóng những chiến thuyền không hề gặp nhiều khó khăn. Nhất là theo các giáo sĩ truyền đạo thì kinh tế của Đàng Ngoài lúc đó đứng hàng đầu thế giới vì đã thâu tóm được gần như toàn bộ mặt hàng tơ lụa ,gốm sứ.Còn thuyền hoạt động ngoài biển thì hiện nay những
người dân đánh cá vẫn có thể đóng để đánh bắt hải sản ngoài khơi toàn bộ khu vực biển Đông .
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Trong quan hệ đối ngoại, vì nhiều lí do chính trị, chúa Trịnh luôn tỏ ra mềm dẻo, không lạm tiếm quyền lực của nhà vua. Về thể thức, vua Lê vẫn là người đại diện cao nhất và hợp thức duy nhất của quốc gia Đại Việt. Với tư cách là người đứng đầu triều chính, nhà vua là người tiến hành các nghi lễ ngoại giao như: tiếp sứ đoàn ngoại quốc, cử đoàn đi sứ, lo việc cống nạp, trao đổi văn thư với các quốc gia bên ngoài. Vua Lê cũng là người tổ chức các buổi thiết triều và mọi chiếu mệnh của phủ chúa đều phải được nhà vua phê duyệt. Địa vị hợp thức của nhà vua trong quan hệ với nhà Minh rồi nhà Thanh đã khiến cho không chỉ chúa Trịnh ở Đàng Ngoài mà cả chúa Nguyễn ở Đàng Trong phải nể sợ, thực sự cẩn trọng trong các bước đi chính trị.
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Trong bối cảnh chính trị hết sức phức tạp đó, suốt 241 năm phủ chúa đã duy trì được vị thế của mình dưới danh nghĩa là thần tử của vua Lê. Ở một đất nước có truyền thống tập quyền như Việt Nam và thiết chế chính trị bắt đầu chịu nhiều ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo thì sự tồn tại của phủ chúa không những không trái với “lẽ trời” mà còn bảo đảm được nguyên tắc trong quan hệ vua – tôi, phù hợp với đạo đức và quan niệm xã hội thời bấy giờ. Những thắng lợi quân sự to lớn cũng như công lao tái dựng vương triều Lê, tự nó cũng tạo nên hàng rào bảo vệ cho sự tồn tại hợp thức của chính quyền Trịnh. Trên nhiều phương diện, phủ chúa được thiết lập là một cơ chế bổ khuyết cho ngôi vị của nhà Lê. Phủ chúa vừa kiềm toả ảnh hưởng của triều đình nhà Lê vừa thay thế địa vị thực tế của vua Lê, một triều đại đã suy yếu không còn đủ năng lực nắm giữ vị trí trung tâm chính trị đất nước được nữa. Sự hiện diện của Vương phủ là phù hợp với điều kiện và khuynh hướng phát triển chính trị cũng như vị thế của nhà nước Đại Việt trong bối cảnh quan hệ quốc tế thời bấy giờ.
 

KuMin

Xe tải
Biển số
OF-179561
Ngày cấp bằng
1/2/13
Số km
380
Động cơ
341,220 Mã lực
Nơi ở
Vinhomes
thời kỳ đó Việt Nam không những có quan hệ tốt với Trung Hoa mà còn quan hệ rất tốt với những quốc gia hàng hải đứng đầu thế giới như Anh, Bồ,Hòa Lan ....vì vậy đóng những chiến thuyền không hề gặp nhiều khó khăn. Nhất là theo các giáo sĩ truyền đạo thì kinh tế của Đàng Ngoài lúc đó đứng hàng đầu thế giới vì đã thâu tóm được gần như toàn bộ mặt hàng tơ lụa ,gốm sứ.Còn thuyền hoạt động ngoài biển thì hiện nay những
người dân đánh cá vẫn có thể đóng để đánh bắt hải sản ngoài khơi toàn bộ khu vực biển Đông .

Trời kinh tế đứng hàng đầu thế giới cơ ạ :(
 

refaire

Xe tăng
Biển số
OF-160507
Ngày cấp bằng
12/10/12
Số km
1,678
Động cơ
362,606 Mã lực
Nơi ở
Sans famille
"Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến " cụ chủ nhể ;)
Giờ thì buồn như chấu cắn :))
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Thăng Long vẫn đóng vai trò là trung tâm giao dịch lớn nhất của Đàng Ngoài như các đời trước. Ngoài nhu cầu tiêu dùng của vua Lê và chúa Trịnh, nơi đây còn có nhiều phường nghề thủ công như phường giấy Yên Thái, phường lụa Thụy Chương, phường bạc Đông Tác, phường sơn Nam Ngư, phường đồng Ngũ Xã… cùng các phường buôn bán như phường Đồng Xuân, phường Gia Ngư, phường Hội Vũ, phường Kim Cổ. Những phường làm nghề thủ công thì bán sản phẩm ra tại chỗ, phường buôn bán thường kinh doanh chuyên sâu một số mặt hàng như Hàng Lược, Hàng Hài, Hàng Tre, Mã Mây, Hàng Muối…
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Alexandre de Rhodes mô tả Thăng Long - Kẻ Chợ vào thế kỷ 18 trong sách Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài: "rộng và dài khoảng 6.000 bước, phố phường rộng có thể đi 10 - 12 con ngựa; dân số khoảng 1 triệu người; có tới 50.000 người bán lẻ tại nhiều địa điểm trong thành phố và vì thế số người mua đông vô cùng"[5].

Phố Hiến được xem là nơi đô hội thứ hai của Đàng Ngoài như câu truyền miệng đương thời: "Thứ nhất kinh kỳ thứ nhì phố Hiến". Chính sách hạn chế người nước ngoài đến buôn bán trực tiếp tại Thăng Long mà chỉ cho phép họ cư ngụ và lập thương điếm ở Vạn Lai triều (tức phố Hiến) cũng là cơ hội cho nơi đây phát triển buôn bán.

Vùng ngoại vi phố Hiến có 20 phường, trong đó có 8 phường thủ công như phường Hàng Giường, phường Hàng Ván, phường Hàng Sũ, phường Hàng Sơn, phường Hàng Nón… Các phường buôn bán là phường Hàng Cau, phường Hàng Cá, phường Hàng Cháo… Người Trung Quốc có mặt ở đây và kinh doanh buôn bán khá đông và lâu dài, có vai trò lớn nhất trong việc kinh doanh tại vùng này. Ngoài ra còn có cả người Anh, người Nhật, người Pháp, người Hà Lan, người Xiêm, người Bồ Đào Nha, người Malay…, trong đó người Hà Lan gắn bó lâu dài chỉ sau người Hoa[6].
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Ngoại thương Đại Việt đã có những bước tiến vượt bậc. Ngoài đối tác truyền thống đã có thêm nhiều đối tác phương Tây. Ảnh hưởng đối với nền kinh tế trong nước khi đó rất lớn[16]:

  • Một số ngành kinh tế trong nước được kích thích phát triển như ươm tơ, làm gốm, làm đường... Sản phẩm xuất khẩu nhiều, làm cho kinh tế hàng hóa phát triển, vì vậy nông nghiệp và thủ công nghiệp bớt đi tính tự cung tự cấp.
  • Ngoại thương thúc đẩy buôn bán kinh doanh trong nước và giúp các thương nhân tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm
  • Tiếp cận với thị trường phương Tây giúp thị trường tiêu thụ của Đại Việt phát triển hiện đại hơn.
  • Đánh thuế tàu thuyền nước ngoài đến buôn bán tạo nguồn thu cho chi tiêu của triều đình.
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Thủ công nghiệp nhân dân chủ yếu phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân. Một số mặt hàng có chất lượng cao như tơ lụa, gốm, đườngcó giá trị xuất khẩu.

Nghề làm gốm tiếp tục được phát huy từ nhiều đời tại các làng nghề nổi tiếng như Bát Tràng, Hương Canh, Thổ Hà…

Nghề dệt tạo ra các sản phẩm như lụa, gấm, sa… được thương nhân phương Tây ưa thích. Các làng làm nghề dệt nổi tiếng là Yên Thái, Trích Sài, Trúc Bạch, Mỗ, Ỷ La, Hạ Hồi (Hà Nội), Phùng Xá, Hữu Bằng (Sơn Tây).

Vùng Sơn Nam nổi tiếng có nhiều lò làm đường, phương thức sản xuất thủ công vẫn tồn tại đến nay là dùng trâu bò ép mía và nấu thành đường hoặc mật.

Nghề khắc ván in nổi tiếng nhất tại Liễu Tràng và Hồng Lục (Hải Dương). Thợ ở đây không chỉ hành nghề ở địa phương mà còn ra kinh thành và mở rộng các hoạt động tại các trung tâm văn hóa.

Nghề thêu và nghề làm lọng có ông tổ Lê Công Hành, được phổ biến ở Quất Động (Thường Tín, Hà Nội) từ thế kỷ 17.

Nghề thuộc da trâu, da có làng Đào Lâm, Trúc Lâm (Hải Dương), nghề làm nón ra đời ở Phương Trung (Hà Đông, Hà Nội).
 

Jundo

Xe máy
Biển số
OF-380255
Ngày cấp bằng
30/8/15
Số km
68
Động cơ
244,520 Mã lực
Tuổi
35
Dẫu sao, người Bồ đã thông thương vớừ năm 1615 khi họ đưa giáo sĩ Buzomi tới. Borri ở Đàng Trong từ 1618 tới 1622, ông đã cho biết người Đàng Trong đã có một số súng ống tịch thu được ở các tàu bè bị bão đánh dạt vào bờ biển và hàng ngày đem ra thao diễn. Vả lại trong hơn mười năm thông thương, Nguyễn Phúc Nguyên hẳn đã chuẩn bị cho quân binh một số súng ống đạn dược của người Bồ. Trái lại Trịnh Tráng mới gặp phái đoàn người Bồ năm 1626 với giáo sĩ Baldinotti và lần này, năm 1627 với Đắc Lộ. Biến cố lịch sử thứ hai là trận chiến giữa người Hòa Lan và thủy quân của Nguyễn Phúc Lan năm 1644. Năm này, năm có mặt của Đắc Lộ ở Đàng Trong, ở cửa Eo, có đoàn tàu người Hòa Lan đi ngang qua, vào đúng lúc có mặt của thủy quân ta. Thế là thế tử cho quân ta xông đánh bất ngờ. Thực lục viết: "Chiến thuyền trước sau bước nhanh như bay. Giặc trông thấy cả sợ, nhằm thẳng phía đông mà chạy, bỏ rơi lại một chiếc thuyền lớn. Thế tử đốc quân vây bắt. Tướng giặc thế cùng phóng lửa tự thiêu chết. Thế tử bèn thu quân về". Thế tử nói đây là con Nguyễn Phúc Lan sau này lên nối vị cha, tức là Nguyễn Phúc Tần.
có vẻ nhằng nhằng quá nhỉ bác em đọc .....
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Đàng Trong

- Đàng Trong (Hội An) là điểm đến hấp dẫn nhất ở DNA cho thương buôn nước ngoài. Bản thân Đàng Trong lúc này chả có mặt hàng nào có giá trị. Bù lại Thuong nhân Việt dưới sự bảo trợ của các Chúa đã táo bạo thâm nhập Campuchia và Xiêm, Luzon để thâu tóm nguồn hàng mang về nước, từ đó thương buôn nước ngoài có thể dễ dàng đến Hội An mà vẫn mua được tất cả các loại hàng hóa ở DNA.
- Thuế má thấp, hầu như ko là 1 lý do quan trọng hấp dẫn người nước ngoài.
- Người Nhật gần như độc quyền mua lụa tơ tằm Đàng Trong. Nhưng họ mua về chỉ để dùng nội địa.
- Buôn bán với Đàng Trong quan trọng với người Nhật đến mức ở Tây Thái Bình Dương hình thành 1 đường dây bán trác và thậm chí làm giả Châu Ấn của nhà Tokugawa để bán cho thuyền buôn. Đường dây này dính lứu người TQ, Anh và Bồ. Điển hình có vụ William Adams, sủng thần của Ieyashu cũng tí mất đầu vì làm giả Châu Ấn Đàng Trong. 1/4 số thuyền mang Châu Ấn của Nhật đến Đàng Trong hàng năm.
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Ngoại thương đóng vai trò quan trọng trong sự sống còn của quốc gia:
- Các chúa Nguyễn thân hành chăm lo việc buôn bán. Tự mình tiếp xúc và tạo lập quan hệ với thương buôn nước ngoài.
- Kinh tế quốc gia phụ thuộc vào số thuyền buôn nước ngoài, chứ ko phải sản lượng nông nghiệp. Chúa lập vô số đồn điền trồng mía và dâu tằm để sản xuất hàng xuất khẩu, còn gạo thì lại đi nhập từ Campuchia.
- Nguyên do người Nhật tk17 ngừng đến Đàng Ngoài là do các Chúa Nguyễn gây sức ép với Mạc phủ Tokugawa.
- Đàng Trong ko có tài nguyên. Để duy trì chiến tranh, các Chúa tìm mọi cách bảo đảm nguồn cung đồng và vàng từ Nhật Bản, nhà xuất khẩu chủ yếu 2 tài nguyên quý này. Ko có nguồn cung này chúa Nguyễn sẽ ko có tiền để lưu thông và ko có đồng đúc súng.
- Xưởng súng Macao của Bồ Đào Nha có bán hàng cho các nước khác nữa nhưng 2 chúa Trịnh-Nguyễn là khách hàng chủ yếu.
- Cùng với làm ăn và tiếp xúc là tri thức. Từ cuối những năm 80 của thế kỷ 17 các chúa Nguyễn đã đặt ra vị trí bác sĩ cung đình dành riêng cho người Tây. Đảm nhiệm chức vụ này phải kể đến Bartholomeu da Costa và Jean de Loureiro. Bắt đầu từ 1704 các chúa Nguyễn Phúc Chu và Phúc Khoát thâu nạp các ông Antonio de Anerdo, de Lima, Neugebauer, Siebert, Slamenski, Koffler, Moteiro để dạy các chúa toán học và thiên văn. Trường hợp tương tự trong lịch sử châu Á chỉ có duy nhất Hãn Mông Kha, Hãn Hốt Tất Liệt và Khang Hy mà thôi.
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
có vẻ nhằng nhằng quá nhỉ bác em đọc .....
Dẫu sao, người Bồ đã thông thương vớừ năm 1615 khi họ đưa giáo sĩ Buzomi tới. Borri ở Đàng Trong từ 1618 tới 1622, ông đã cho biết người Đàng Trong đã có một số súng ống tịch thu được ở các tàu bè bị bão đánh dạt vào bờ biển và hàng ngày đem ra thao diễn. Vả lại trong hơn mười năm thông thương, Nguyễn Phúc Nguyên hẳn đã chuẩn bị cho quân binh một số súng ống đạn dược của người Bồ.
Trái lại Trịnh Tráng mới gặp phái đoàn người Bồ năm 1626 (trong khi Đàng Trong đã tiếp xúc với người Bồ từ năm 1615) với giáo sĩ Baldinotti và lần này, năm 1627 với Đắc Lộ.
Biến cố lịch sử thứ hai là trận chiến giữa người Hòa Lan và thủy quân của Nguyễn Phúc Lan năm 1644. Năm này, năm có mặt của Đắc Lộ ở Đàng Trong, ở cửa Eo, có đoàn tàu người Hòa Lan đi ngang qua, vào đúng lúc có mặt của thủy quân ta (quân Đàng Trong). Thế là thế tử cho quân ta xông đánh bất ngờ. Thực lục viết: "Chiến thuyền trước sau bước nhanh như bay. Giặc trông thấy cả sợ, nhằm thẳng phía đông mà chạy, bỏ rơi lại một chiếc thuyền lớn. Thế tử đốc quân vây bắt. Tướng giặc thế cùng phóng lửa tự thiêu chết. Thế tử bèn thu quân về". Thế tử nói đây là con Nguyễn Phúc Lan , tức là Nguyễn Phúc Tần.
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Chỉ 2 chiến lũy Nhật Lệ và Trường Dục đã được chúa Nguyễn trang bị số lượng đại pháo nhiều gấp 2,3 lần toàn bộ đại pháo của quân vua Nguyễn đời sau rồi.
Pháo nhà Nguyễn được phong chức tước nên chỉ lính quan có tước cao hoặc ngang mới có quyền bắn còn không là phạm tội khi quân, không bắn được thì cho là bị bệnh được thái y đổ thuốc vào họng súng để chữa bệnh nên bắn thường bị tịt ngòi không nổ xác suất nổ rất cao là 13/15 (cứ bắn 15 phát thì sẽ có 13 phát đạn không nổ) nên lính tráng thường gọi là súng "cà lăm":-w. T
rong khi súng của chúa Nguyễn đúc theo công nghệ của Châu Âu, súng đặt trên giá bậc thang (giúp xác định tầm bắn chuẩn hơn và dễ dàng canh tầm, dễ nhớ) khi hư hỏng có thợ quân khí tới sửa. Lính quân khí thường là thợ giỏi được học kỹ thuật sửa súng từ người Tây Dương nhiều khi là chính là kỹ sư của Bồ Đào Nha, cho nên pháo bắn ổn định (tỷ lệ tịt ngòi là 1/2000, tỷ lệ khẩu pháo 2 lần liên tục tịt ngòi là 1/2245375 lận, gần như là không thể, ) và nhanh hơn pháo của 200 năm sau nhiều (giống như nhà Nguyễn đi thụt lùi về công nghệ).
Ngoài ra các loại thần cơ nhỏ cũng được sử dụng rộng rãi trong quân đội của cả chúa Trịnh lẫn chúa Nguyễn.
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Tính về diện tích lãnh thổ Đàng Ngoài rộng gấp 2 đến 3 lần lãnh thổ Đàng Trong. Về dân số thì đầu thế kỷ XVII, từ năm 1600 đến 1650, dân số dưới sự cai trị của chúa Trịnh khoảng dưới 5 triệu người, trong khi dân số của chúa Nguyễn khoảng 500.000-1.000.000 Quân số của hai bên không được thống kê đầy đủ, thường xuyên bị phóng đại để nghi binh, những thống kê chủ yếu chỉ là con số ước đoán của những người đương thời bấy giờ:
Sử gia Phan Khoang trong Việt Sử xứ đàng trong có thống kê quân số như sau:
* Không nói rõ năm: Chúa Nguyễn có chừng 22.740 quân chính quy. Chúa Trịnh có chừng 50.000 quân đóng ở Thăng Long (khi đánh nhau sẽ huy động thêm dân binh, hương binh ở địa phương). Số quân này thường xuyên bị hai phe "nói phao" đôi lúc quân số bị phao từ 10 vạn lên 18 vạn (Trịnh); Nguyễn phóng đại lên 26 vạn. Quân số mỗi phe có thể có tối đa là 20 vạn chính quy và địa phương, và quân chúa Nguyễn lúc nào cũng ít hơn số quân Trịnh.
* Thủy binh: quân Trịnh có ưu thế lớn với chừng 600 chiến thuyền to hơn tàu châu Âu và trên mỗi thuyền có 3 đại bác, 25 người chèo và binh sĩ. Trong khi chúa Nguyễn có 200 chiến thuyền.
* Một giáo sĩ khác tên Bénigne Vachet: chúa Nguyễn có 40.000 lính: 15.000 thủ Bắc, 9.000 giữ phủ chúa, 6.000 bảo vệ hoàng thân và đại thần và 10.000 binh trấn giữ các khu vực tỉnh lỵ khác. Chiến thuyền 200. Quân bộ chúa Trịnh không có nói, nhưng quân thủy thì khẳng định gấp 3, 4 lần quân chúa Nguyễn. Một tu sĩ tên Choisy kể năm 1697, chúa Nguyễn có 131 chiếc thuyền (chưa tính chiến thuyền địa phương), có chừng 60 tay chèo, 2 pháo thủ, 3 sĩ quan chỉ huy, hai trống trận.
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Các lần chiến tranh:
* 1627 không ghi quân số
* 1633 không ghi quân số
* 1643 như trên, nhưng có tàu châu Âu đến đòi giúp chúa Trịnh
* 1648 không ghi, quân Nguyễn huy động 100 voi, quân trịnh bị bắt là 3 vạn vài hai tướng. Nguyễn Hữu Tiến di chuyển 3000 quân đóng ở Võ Xá để thủ. Các tướng Trịnh được tha, còn các binh sĩ Trịnh thì chia nhỏ ra cho đi khai hoang hết
* 1655 và 1660 chúa Trịnh bố phòng 1 vạn rưỡi binh thủ nam Chúa Nguyễn không ghi rõ số quân
* 1661 và 1662 không ghi
* 1672 Chúa Trịnh có 10 vạn phóng đại lên 18 vạn, chúa Nguyễn thì không rõ thực bao nhiêu nhưng phóng đại lên 26 vạn.
Giáo sĩ Cristophoto Borri trong Xứ đàng trong năm 1621:
* "Thế lực của chúa rất mạnh đến nỗi khi ngài muốn ngài có thể tuyển ngay được tám mươi ngàn quân binh chiến đấu. Với tất cả lực lượng này ngày vẫn sợ chúa Đàng Ngoài vốn có lực lượng lớn hơn gấp 4 lần"
Nguyễn Quang Ngọc trong sách Tiến trình Lịch sử Việt Nam:
* Chúa Trịnh có thể huy động ngay lập tức 200.000 quân, 600 thuyền chiến, 500 thuyền vận tải và 500 voi chiến.
* Chúa Nguyễn chỉ có thể huy động tối đa 40.000 quân và 200 chiến thuyền nhưng bù lại có một hệ thống chiến lũy hết sức dày đặc và đường tiếp vận lương thực của chúa Trịnh ra rất khó khăn.
William Dampier, một nhà du hành từng đến Đàng Ngoài năm 1688 có ghi nhận là quân đội chúa Trịnh có chừng 70.000-80.000 quân thường trực, trong số đó hầu hết là bộ binh. Charles Maybon và Henri Russier ước tính quân đội Đàng Ngoài khoảng 100.000 người, 500 voi, 500 chiến thuyền lớn trang bị 3 súng thần công mỗi chiếc.
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Quân đội chúa Trịnh:
Binh chia ra làm hai hạng: Ưu binh và Nhất binh. Ưu binh là lính mộ ở ba phủ thuộc tỉnh Thanh Hóa và bốn phủ thộc tỉnh Nghệ An (Đàng trong). Nhất binh là lính tuyển ở bốn trấn ngoài Bắc (Đàng ngoài): Sơn Nam, Kinh Bắc (Bắc Ninh), Hải Dương, Sơn Tây cứ 5 xuất đinh bắt một người sung quân ngũ. Lính Ưu binh đóng ở Kinh đô, được nhiều đặc ân, đặc quyền như được cấp công điền và cả chức sắc.
Lính Nhất binh phục vụ tại các trấn, phục dịch các quan, có việc loạn ly và chiến tranh mới được gọi đến, không thì về làm ruộng.
Đến đời chúa Trịnh Doanh (1720–1767) có nhiều giặc dã ở nhiều nơi nên phải gọi lính tứ trấn, động viên cả thảy được 115.000 người hợp thành các đơn vị lớn nhỏ như sau:
1. Đội gồm có: 20 người.
2. Cơ gồm 20 đội có: 400 người.
3. Vệ gồm từ 5 đến 6 cơ: 2000 hay 2400 người (Bên Vệ có Tư là đơn vị có: 100 người).
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top