[Funland] Đàng Trong - Đàng Ngoài

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Nhân có thớt bàn về hai vua họ Mạc, em lập thớt này để ta bàn về thời Trịnh - Nguyễn, được coi là thời phát triển rực rỡ về thương nghiệp, quân sự và văn hóa nghệ thuật của nước nhà (chùa Tây phương, chùa Trăm gian, v.v..).

Các chúa Trịnh cũng đã quan hệ rất tốt với các nước như Anh ,Pháp, Hòa lan...
"Nhà nghiên cứu người Pháp là G. Dumoutier trong cuốn “Revue de I,Histoire des religions, Paris, 1893” đã viết: “Ngay từ những năm đầu của thế kỷ XVI các thương nhân Bồ Đào Nha đã chú ý đến Phố Hiến nhưng mãi đến tháng 3 năm 1637 chiếc thuyền Groll của Hà Lan mới đến Đàng Ngoài.
Thuyền trưởng Hartsink không xin mở được thương điếm ở Thăng Long nên đành xuôi xuống Phố Khách lập thương điếm cho hãng Đông Ấn Hà Lan và thương điếm nhanh chóng làm ăn thịnh vượng”.
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Theo cuốn ‘Phố Hiến - lịch sử và văn hóa” cũng viết hoạt động buôn bán của thương nhân Hà Lan khi đó như sau: “Người Hà Lan buôn bán với ta chủ yếu trao đổi bạc lấy tơ sống hoặc tơ đã dệt, quế, sa nhân để đưa sang Nhật Bản.
Thương điếm của họ xây dựng giống như một khu quân sự, có hào bao quanh, có lính bảo vệ, ngay sát bến thuyền nhưng lại xa khu phố dân cư. Họ có lực lượng lao công phục vụ, không dùng người địa phương”.
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Để thuận lợi trong làm ăn buôn bán, Các Hắc Sinh (phiên âm của Carel Hartsink) đã mang nhiều vật phẩm quý từ châu Âu sang để tặng cho vua Lê chúa Trịnh, các phi tần và quan lại cao cấp trong triều đình để lấy lòng.
Chuyện kể rằng chính một viên giám đốc của công ty Đông Ấn Hà Lan đã gửi thư cho Hartsink khuyên ông ta nên tiếp cận với bà người Hà Lan của Lê Thần Tông, thông qua bà phi này mà Hartsink đã dâng tặng quà tặng cho những phi tần được vua yêu quý và được họ ủng hộ, tác động.
Nhờ sự giúp đỡ của các phi tần đó đã khiến Lê Thần Tông đồng ý cho Hartsink được ra vào hoàng cung và được vua nhận làm “nghĩa tử” (con nuôi) với lời nói rằng: “Trẫm vì muốn tỏ tình thân quý nên đã coi Hartsink như con và như một thành viên trong Hội đồng cố vấn”.
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Trong sách của mình, tác giả G. Dumoutier cho biết: “Hartsink đã sử dụng biện pháp sở trường của người Hà Lan ở phương Đông là tìm mọi cách làm quen với nhà chức trách để gây thiện cảm và biếu họ những món quà rất hậu, đặc biệt Hartsink đã đủ khéo léo để được nhà vua nhận làm con nuôi”.
Ngoài ra Hartsink còn rất tích cực tiếp cận với chúa Trịnh, người nắm thực quyền lúc bấy giờ, và vì thế không ngạc nhiên gì khi ông cũng giành được những cảm tình của chúa.
Trong bức thư đề ngày 24/7/1641 của chúa Trịnh Tráng gửi cho viên toàn quyền Hà Lan ở Đài Loan có đoạn viết: “Tôi thấy ông ta (tức Hartsink) tâm địa ngay thẳng, tôi coi trọng ông ta như bàn tay phải của tôi”.
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Sự phồn thịnh của thương cảng Phố Hiến một thời có đóng góp rất nhiều của các thương nhân phương Tây đến từ Hà Lan, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp… mà người đóng vai trò quan trọng là Hartsink với tư cách là người quản lý thương điếm cho Công ty Đông Ấn Hà Lan.
Đây là công ty hoạt động lâu nhất, có hiệu quả nhất ở Phố Hiến và là công ty cuối cùng rút đây khoảng năm 1700 khi thương cảng này dần lụi tàn.
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Một điều thú vị khác cũng nên nhắc đến, đó là người kế nhiệm Carel Hartsink phụ trách thương điếm Hà Lan ở Phố Hiến là Hendrik Baron cũng bằng tài ngoại giao khéo léo của mình đã tạo được sự ưu ái của triều đình Thăng Long và người con của ông là Semuelo Baron với một phụ nữ Việt đã được chúa Trịnh Căn nhận làm con nuôi, được phép ra vào phủ chúa.
Sau này khi trưởng thành, Semuelo Baron, người mang trong mình nửa dòng máu Việt đã viết sách, vẽ tranh mô tả, cung cấp nhưng chi tiết thú vị về hoàng cung vua Lê, vương phủ chúa Trịnh cũng như đời sống xã hội Bắc Hà trong cuốn “A Description of the Kingdom of Tonqueen” (Mô tả về vương quốc Đông Kinh) hoàn thành vào khoảng năm 1685-1686."
Tôi cho bạn xem một tư liệu về bang giao , buôn bán của đàng ngoài với các nước châu Âu.
 

kienbinh

Xe điện
Biển số
OF-40327
Ngày cấp bằng
11/7/09
Số km
4,431
Động cơ
480,228 Mã lực
Em thấy bây h lên mạng thỉnh thoảng lại gặp 1 số bạn trẻ (chắc là người miền nam) hay cmt "Bắc Kỳ chó" "Đậu má Bắc Kỳ" :( .Các bạn ấy giờ hay thật.:((
 
Biển số
OF-379140
Ngày cấp bằng
24/8/15
Số km
250
Động cơ
246,300 Mã lực
Em thấy bây h lên mạng thỉnh thoảng lại gặp 1 số bạn trẻ (chắc là người miền nam) hay cmt "Bắc Kỳ chó" "Đậu má Bắc Kỳ" :( .Các bạn ấy giờ hay thật.:((
chấp gì cỏ mọc bờ sông
chấp gì con trẻ ăn dông nói dài cụ ơi
 

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
7,967
Động cơ
459,360 Mã lực
Chúng nó chửi ông bà cụ kị chúng nó mà. Mấy đứa đó làm như chúng nó là 1 giống khác bản địa nghìn đời mà ko biết đến chúng nó mới đc có vài đời di cư từ bắc vào.
Em thấy bây h lên mạng thỉnh thoảng lại gặp 1 số bạn trẻ (chắc là người miền nam) hay cmt "Bắc Kỳ chó" "Đậu má Bắc Kỳ" :( .Các bạn ấy giờ hay thật.:((
 

dangtuan999

Xe container
Biển số
OF-109868
Ngày cấp bằng
22/8/11
Số km
7,268
Động cơ
445,950 Mã lực
Em vào hóng các cụ luận bàn. :)
 

Boeing_777

Xe máy
Biển số
OF-152001
Ngày cấp bằng
8/8/12
Số km
98
Động cơ
356,460 Mã lực
Em hóng các cụ luận bàn sử sách ah. Luận bàn chứ không đả kích 2 miền nhé các cụ :)
 

xeco.com

Xe ba gác
Biển số
OF-190420
Ngày cấp bằng
18/4/13
Số km
20,255
Động cơ
476,350 Mã lực
Em đánh dấu tìm hiểu cho tăng thêm kiến thức.
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Trịnh Tráng là người cho chấp bút và gửi thư cho Giáo Hoàng Urbanô VIII (1568-1644; GH: 1623-1644) dưới thời vua Lê Thần Tôn đang ở ngôi (1619-1643). Trong phủ Chúa, Trịnh Tráng lên kế vị cha là Trịnh Tùng trong thời gian 1623-1654. Ðó là quốc thư bang giao đầu tiên của Triều Ðình Nhà Lê (thời Vua Lê Chúa Trịnh) gửi cho Toà Thánh Vatican còn được lưu trữ.
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Họ Trịnh có phát triển hải quân và có phần mạnh như chúa Nguyễn, và có buôn bán với người Nhật, khi Tây Sơn đánh lên thì chúa Trịnh phải kéo hết hạm đội đang truy lùng hải tặc về phòng thủ. Trong cuốn Viện sử học thì thủy quân Đàng Ngoài có 600 chiến thuyền, còn ở trang 97 có dẫn lời của Alexandre de Rhodes:
Chúa Trịnh có nhiều đội thuyền chiến với lực lượng đông đảo; chiến thuyền dài có 24 – 40 tay chèo mỗi bên; các chiến thuyền đều có đủ vũ khí và súng ống cần cho việc giao chiến. Tàu thuyền nào cũng có 1 khẩu súng nhỡ ở mũi thuyền và 2 khẩu súng ở đuôi thuyền. Về binh lính, họ rất thành thạo sử dụng mọi vũ khí, với súng tay và súng hỏa mai, họ bắn rất thiện nghệ
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Khi Đắc Lộ tới Đàng Ngoài thì đã gặp đoàn thuyền Trịnh Tráng đưa đi đánh Nguyễn Phúc Nguyên. Đó là năm 1627. Đắc Lộ cho biết: ông đã thấy 100 chiếc đi đầu hay tiền quân, ở giữa đoàn này là thuyền của chúa, còn theo sau hay hậu quân gồm có hậu cần và thuyền chở các cung phi mĩ nữ cùng tải thóc gạo, lương khô cho binh sĩ, tất cả có chừng 500.
Trong một chương Lịch Sử Đàng Ngoài, Đắc Lộ đã phê phán rất xác đáng về các thuyền chiến của chúng ta, khi ông nói về ngành hàng hải của chúng ta như sau:

"Người Đàng Ngoài không đi buôn bán ở các nước ngoài vì ba lí do chính này. Thứ nhất, họ không biết nghệ thuật địa bàn và nghề hàng hải, không bao giờ xa biển hay dãy núi của họ. Thứ hai, thuyền của họ không đủ sức chống chọi sóng lớn biển cả và những cơn bão lớn thường nổi lên trong cuộc hành trình lâu dài; ván và gỗ không được ghì chặt và đóng đinh đóng chốt, nhưng chỉ được cột lại, nên mỗi năm mỗi phải làm lại. Và thứ ba, chúa không cho phép họ ra nước ngoài, nơi ngành thương mại bắt thương gia phải qua lại, vì sợ mất thhếqtaâl ià cìng âm thtiun phcho chúa".
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
II. Hai biến cố lịch sử quan trọng

Biến cố thứ nhất là cuộc bại trận của Trịnh Tráng năm 1627 khi ông đưa quân vào đánh Nguyễn Phúc Nguyên. Sử Kí toàn thư không nói nhiều. "Tháng 2, Thanh đô vương hộ vệ thánh giá đi đánh, quân đến cửa biển Nhật Lệ, giặc cậy là biển, cố chống lại, đại quân mấy lần giao chiến không lợi, bèn trở về". Cương mục và Thực lục viết dài hơn và tương tự như nhau, cho biết: hai bên đối diện, quân Nguyễn dùng đại bác bắn làm quân Trịnh rút lui, và nhân có nước thủy triều lên, bên Nguyễn lại cho nổ súng. Trong khi bên Trịnh bắt đầu rối loạn thì quân Nguyễn phao tin là ở Bắc Hà, Trịnh Gia và Trịnh Nhạc sắp nổi loạn. Do đó Trịnh Tráng trở nên nghi ngờ, lại mấy trận thua liền, nên cho quân rút lui.
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Như vậy cuộc bại trận này, theo sử nhà Nguyễn, là do mấy sự việc chính yếu: Nguyễn Phúc Nguyên có hỏa lực trổi vượt hơn là một, nhờ nước thủy triều hay lợi dụng nước thủy triều để tấn công là hai và dùng phản tuyên truyền gây nghi ngờ nơi địch là ba. Quân Nguyễn còn đưa tượng binh ra chống đánh. Đắc Lộ cho biết thêm: Trịnh Tráng mộ quân quá nhiều, số lương thực đem theo tưởng đủ để nuôi quân, nhưng vì sức cầm cự bên địch rất vững, nên cuộc chiến phải kéo dài. Nếu Trịnh Tráng còn ngoan cố giữ quân chiến đấu lâu thì e không còn lương thực nuôi quân. Còn về nước thủy triều thì Đắc Lộ cho biết quân nhà Nguyễn đã "đóng cọc nhọn và mũi sắt với dây chằng dưới mặt nước...". Thế là thuyền bị mắc cạm bẫy khi nước rút.
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Dẫu sao, người Bồ đã thông thương vớừ năm 1615 khi họ đưa giáo sĩ Buzomi tới. Borri ở Đàng Trong từ 1618 tới 1622, ông đã cho biết người Đàng Trong đã có một số súng ống tịch thu được ở các tàu bè bị bão đánh dạt vào bờ biển và hàng ngày đem ra thao diễn. Vả lại trong hơn mười năm thông thương, Nguyễn Phúc Nguyên hẳn đã chuẩn bị cho quân binh một số súng ống đạn dược của người Bồ. Trái lại Trịnh Tráng mới gặp phái đoàn người Bồ năm 1626 với giáo sĩ Baldinotti và lần này, năm 1627 với Đắc Lộ. Biến cố lịch sử thứ hai là trận chiến giữa người Hòa Lan và thủy quân của Nguyễn Phúc Lan năm 1644. Năm này, năm có mặt của Đắc Lộ ở Đàng Trong, ở cửa Eo, có đoàn tàu người Hòa Lan đi ngang qua, vào đúng lúc có mặt của thủy quân ta. Thế là thế tử cho quân ta xông đánh bất ngờ. Thực lục viết: "Chiến thuyền trước sau bước nhanh như bay. Giặc trông thấy cả sợ, nhằm thẳng phía đông mà chạy, bỏ rơi lại một chiếc thuyền lớn. Thế tử đốc quân vây bắt. Tướng giặc thế cùng phóng lửa tự thiêu chết. Thế tử bèn thu quân về". Thế tử nói đây là con Nguyễn Phúc Lan sau này lên nối vị cha, tức là Nguyễn Phúc Tần.
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
rong Lịch sử Đàng Ngoài, nhân tiện viết về lực lượng chiến thuyền của Đàng Ngoài và Đàng Trong, Đắc Lộ đã thích thú kể lại trận thủy chiến này, chúng tôi ghi lại nguyên văn như sau:

"Chúa Đàng Ngoài tấn công chúa Đàng Trong, như tôi sẽ nói sau, ba lần đem quân đi đánh đều thất bại. Chúa liền cầu cứu với thương gia người Hòa Lan chiếm đóng bến tàu Java Cả, gọi là Jacquetra hay Tân Hòa Lan. Chúa phái người đem lễ vật tới xin cung cấp cho mấy chiếc tàu tròn của họ, để nhờ đó chúa quyết định phá hủy hạm đội người Đàng Trong. Người Hòa Lan nhận lời ngay vì biết là để tấn công chúa Đàng Trong đã công khai từ mấy năm nay tự xưng thù địch với nước mình.
 

Krupta

Xe điện
Biển số
OF-365995
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
3,285
Động cơ
278,533 Mã lực
Họ liền phái tới chúa Đàng Ngoài ba chiếc tàu tròn trang bị đầy đủ và có mấy khẩu súng. Đoàn tàu vô ý tới gần một hải cảng Đàng Trong vì bị gió đánh giạt, đúng lúc tình cờ chúa đang có mặt với mấy chiếc thuyền.

Chúa nhận thấy đây là viện trợ người Hòa Lan gửi chúa Đàng Ngoài để gây chiến. Cơn giận nổi lên (như thể chúng dám táo bạo thách thức ở biên giới), chúa liền bàn xem có nên cho thuyền đuổi theo, chúa hỏi ý kiến một người Hòa Lan mấy năm nay sống sót sau cơn bão táp và ở lại phục vụ chúa lo việc binh đao. Tên lính này kiêu căng và khinh thị đáp rằng: đoàn tàu này chỉ sợ có thế lực và thịnh nộ vũ khí của ông Trời. Tức giận vì thái độ hỗn xược, chúa không thèm đáp, nhưng ra lệnh cho các thuyền trưởng lập tức cho nhổ neo rời bến và tấn công đoàn tàu Hòa Lan trông rõ ở ngoài khơi.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top