Một số tấm gương "xúi dại" trong lịch sử:
Bao Tự
Từ khi được nước Bao hiến tặng một mỹ nhân tên Bao Tự, Chu U Vương cả ngày mê mẩn với vẻ đẹp sắc nước hương trời của cô gái xinh đẹp này. Đẹp đến mức hoa cũng phải ganh tỵ nhưng Bao Tự có tính tình kỳ quái, suốt ngày đăm chiêu và suy nghĩ về người đep chẳng bao giờ nở một nụ cười.
Khi U Vương đem điều thắc mắc này mà hỏi thì Bao Tự đáp rất thản nhiên: “Tiện thiếp tính vốn ít cười. Tự nhiên như vậy”.
Sủng ái và mê đắm Bao Tự bao nhiêu thì U Vương càng mong mỏi được trông thấy nụ cười của nàng bấy nhiêu. Người đẹp mà cười thì ắt nụ cười càng đẹp, và nàng càng duyên dáng, quyến rũ biết bao nhiêu. Dò hỏi mãi, nghe Bao Tự nói: “Tiện thiếp chẳng thiết gì cười. Hôm trước có người xé lụa, nghe tiếng cũng lấy làm vui”, U Vương vô cùng mừng rỡ. Ông bèn truyền lệnh cho viên quan giữ kho, mỗi ngày phải dâng vào cung 100 tấm lụa, rồi sai cung nữ đứng xé. Đúng là đàn ông ham sắc, nhất là những vị hôn quân, có thể bỏ cả ngàn vàng để tìm mua một nụ cười của
người đẹp. Nhưng dù đắt đỏ đến vậy thì khi hàng ngàn tấm vải lụa bị xé nát tan, nàng Bao Tự kia vẫn chỉ dừng lại ở sự biến chuyển nét mặt, có tươi vui hơn một chút chứ vẫn chưa chịu nhoẻn miệng cười với nhà vua một cái nào.
Dĩ nhiên là U Vương vẫn chưa hài lòng. Vị vua “mê gái” ấy đã khẳng khái tuyên bố với người đẹp rằng: “Trẫm sẽ có cách làm cho ái khanh cười!”.
Sau đó, U Vương bèn truyền cho quần thần ai tìm được cách gì làm cho Bao Tự cười thì được trọng thưởng. Sau trăm phương nghìn kế nhưng vẫn bất thành, có một viên quan tên là Quách Thạch Phủ đã hiến kế rằng: “Tiên vương xưa có xây hơn hai mươi chòi canh (phong hỏa đài) ở Ly Sơn, lại đặt mấy mươi cỗ trống to, phòng lúc có giặc sẽ nổi lửa trên chòi và đánh trống báo hiệu cho các chư hầu đem quân đến cứu. Ðã lâu rồi thiên hạ thái bình, không bao giờ đốt đến. Nay nhà vua muốn cho Hoàng hậu cười thì xin nhà vua hãy cùng Hoàng hậu ngự chơi Ly Sơn, rồi đến đêm nổi lửa đốt lên, bấy giờ chư hầu các nơi sẽ đem quân đổ đến. Hoàng hậu thấy chư hầu bị mắc lừa tất phải bật cười”.
U Vương nghe theo. Quả nhiên, khi nhìn thấy các quân chư hầu chạy đến chòi canh rồi mặt người nào người nấy đớ ra vì không thấy gì thì Bao Tự đã bật cười nắc nẻ. Hạnh phúc và sung sướng tột bậc, U Vương đã thưởng cho kẻ bày mưu hẳn một ngàn lạng vàng.
http://www.hiephoitranhviet.com/3190I928/tin-tuc/nu-cuoi-dat-gia-nhat-trong-lich-su-trung-hoa.aspx
Chu U vương say mê Bao Tự, không lâu sau nàng sinh được một vương tử tên là Bá Phục. Vui mừng khôn siết, nhà vua quyết định phế truất Thân hậu cùng với con của bà là Thái tử Nghi Cữu. Bao Tự được lập làm Vương hậu thay thế, còn Bá Phục được lập làm Thái tử.
Thân hậu và Thái tử Nghi Cữu bị phế, bèn nương nhờ nhà ngoại ở nước Thân (nay là Hà Nam, Trung Quốc). Cha Thân hậu đem lòng hận Chu U Vương bèn liên hệ với quân Khuyển Nhung bên ngoài kéo vào đánh úp kinh đô.
Chu U vương vội cho đốt lửa hiệu triệu chư hầu tới cứu, nhưng các chư hầu bị lừa vài lần nên tưởng vua đùa, không tới nữa.
Chu U vương mang Bao Tự và con nhỏ bỏ chạy, bị quân Khuyển Nhung đuổi theo giết chết. Riêng Bao Tự bị vua Khuyển Nhung bắt về cung để mua vui.
Quân Khuyển Nhung cướp phá giết người kinh thành. Thân hậu ân hận mang họa cho dân Cảo Kinh bèn viết thư triệu các nước chư hầu Tấn, Tần, Trịnh đến đánh quân Khuyển Nhung. Quân chư hầu kéo đến đánh tan quân Nhung. Cùng lúc đó, Bao Tự thấy quân các nước kéo vào cung bèn thắt cổ tự vẫn.