việc này em đã gặp là có ví dụ :
- Chú em sở hữu nhà, có địa chỉ thường trú tại căn nhà đó (em lấy ví dụ là địa chỉ A)
Chú em cho em đăng kí tạm trú hoặc thường trú ( nhập khẩu luôn ) vào địa chỉ A đó, và sau đó bằng cáh thần kì nào đó, chú em nhờ cán bộ tách Em ra làm chủ hộ của gia đình tạm trú hoặc thường trú đó. ( nghĩa là có 1 cuốn sổ hộ khẩu mới hoặc sổ tạm trú mới ), tồn tại 2 gia đình trên 1 địa chỉ A kia : Gia đình nhà chú em và gia đình nhà em . Gia đình nhà em thuộc dạng nhập nhờ hoặc tạm trú nhờ( Việc này hay làm ngày trước để xin cho các cháu đi học, mua xe oto đăng kí bỉm hà nội ) .
- Sẽ có 2 trường hợp xảy ra :
- Trường hợp 1: Nếu ban đầu em nhập thường trú của cả gia đình nhà em bao gồm vợ, con em vào cuốn sổ đó ngay từ đầu thì dễ ( Chú em đồng ý cho cả gia đình nhập nhờ ) .
- Trường hợp 2 : Ngày cấp sổ tạm trú, Chú em chỉ để mỗi tên em làm chủ hộ và các con em ( mục đích cho các cháu đi học ). Giờ em muốn nhập tên vợ em vào khẩu tạm trú nhà em thì cán bộ trả lời ko được là đúng rồi, vì em đâu có quyền hành gì tại đơn vị ở đó đâu ( nhà cửa đất cát tại địa chỉ A đó ) Bản thân em cũng đang là 1 chủ hộ nhưng lại nhập và ở nhờ. Nếu muốn giải quyết để vợ em được nhập thì lại phải là chú em ( chủ sở hữu nhà ) đứng ra làm thủ tục thì cán bộ ok ngay.
Em đọc sơ sơ thì trường hợp của cụ chủ là như vậy. Giờ phải xem cụ vợ cụ chủ và cụ chủ có là chủ sở hữu của căn nhà kia ko, vì nếu là căn nhà thì thì trên sổ thể hiện tên của cả 2 vợ chồng, việc tạm trú thì em nghĩ vẫn bình thường.
Hiện em cũng đang như cụ chủ, vợ em đứng tên chủ hộ, em vẫn hộ khẩu ở quê, nhà có sổ đứng tên 2 vợ chồng, và cho vợ đứng tên đăng kí toàn bộ xe cộ, nên em cũng chưa vướng quả này. Để tối em hỏi thử cán bộ khu vưc khu em xem thế nào