[Funland] Dân ta phải biết sử ta

Duy Trọc

Xe buýt
Biển số
OF-175016
Ngày cấp bằng
4/1/13
Số km
761
Động cơ
348,240 Mã lực
Thấy hổ thẹn với người xưa
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Tháng 3 năm Giáp Tuất (tháng 4 năm 1214), Huệ Văn vương lên ngôi ở điện Đại An, cải nguyên là Càn Ninh, hiệu là Nguyên Vương.

Vua cũ Lý Huệ Tông vẫn lang thang :D

Dân tình nổi dậy khắp nơi, phe này oánh phe kia, họ này trảm họ nọ. Huệ Tông cũng nhiều lần vinh nhục...cuối cùng lại tìm đến nương nhờ họ Trần vào tháng 4/1226.

Đón được Huệ Tông, trần Tự Khánh phế ngôi vua Nguyên Vương

Tháng 12/1226, Trần Thị Dung lại được là Hoàng Hậu

Đưa được Huệ Tông trở lại ngôi báu, Trần Tự Khánh tiếp tục chinh phạt, dẹp yên nhiều bề.

Cuối năm 1223. Trần Tự Khánh mất khi 49 tuổi lúc đang là Kiến Quốc Đại vương. Bao nhiêu quyền bính chuyển hết sang cho em họ là TRẦN THỦ ĐỘ.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

bau67

Xe container
Biển số
OF-50318
Ngày cấp bằng
6/11/09
Số km
6,240
Động cơ
553,297 Mã lực
Nơi ở
Bụi Duối đầu làng !
Lão Lầm post vừa vừa để nhà Cháu còn kịp học thuộc !:D
Lịch sử thời hồng hoang của các dân tộc bao gồm truyền thuyêt, huyền sử, dã sử...và đôi khi cả cổ tích. Vậy mức độ đáng tin không nên soi xét. Lịch sử phụ thuộc vào quan điểm, lập trường, nhận thức của từng sử gia, tại từng thời điểm về các sự kiện (bằng nhiều nguồn) có thực và cả không có thực. Herodotus, (cha đẻ môn sử còn có tiếng là Ông tổ nói láo) cũng chỉ bắt đầu chép sử từ 500 năm TCN, muộn hơn rất nhiều niên đại của nhiều nền văn minh trên trái đất. Nền văn minh Trung Hoa, sử cũng chỉ được ghi chép 1 cách có hệ thống nhờ Sử ký - Tư Mã Thiên, thế kỷ thứ nhất TCN. Sử ta còn muộn hơn nhiều, đến thế kỷ thứ 13 mới bắt đầu có Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu (đã thất truyền), sau đó bị cách quãng đến thế kỷ 15 mới có Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sỹ Liên. Do nhiều nguyên nhân, các mặt như: trang phục, công cụ SX, phương tiện vân chuyển, đời sống sinh hoạt....không được ghi chép đầy đủ, 1 số sự kiện thâm cung bí sử không được ghi chính xác.Vậy nên, nhiều việc còn không rõ ràng gây tranh cãi, tìm hiểu đến tận bây giờ là đương nhiên.
Lịch sử chỉ 1 nhân vật thời hiện đại thôi mà còn đầy những bí ẩn, khúc mắc và nhiều đánh giá, nhận xét do những quan điểm khác nhau. Lịch sử của cả 1 dân tộc trải dài qua hàng ngàn năm, mà các sử gia còn nhiều hạn chế chủ quan và khách quan thì vấn đề tìm hiểu nó rất mênh mông. Ngay cả tứ trụ: Lâm, Lê, Tấn, Vượng mà vào đây bàn cũng không xuể. Chúng ta chỉ tìm hiểu 1 cách đại cương là chủ yếu, bàn cãi khơi khơi mà thôi.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
TRẦN THỦ ĐỘ (1194-1264)



Sau khi Trần Tự Khánh chết (1223), Trần Thủ Độ thực sự là người thay thế nắm quyền trong triều. Đối với nhà Lý, ông tỏ ra còn cứng rắn hơn Trần Tự Khánh.


Năm 1224, ông được phong làm Điên tiền chỉ huy sứ.



Vua Huệ Tông và vợ, tức chị họ ông, là Trần Thị Dung có 2 con gái, người em tên là Phật Kim, được phong là công chúa Chiêu Thánh. Trần Thủ Độ ép Huệ Tông bỏ ngôi lên làm thái thượng hoàng để nhường ngôi cho Phật Kim, tức là Lý Chiêu Hoàng, khi đó mới lên 7 tuổi.


Sau đó ông đưa con Trần Thừa là Trần Cảnh (sau này là Trần Thái Tông), mới 8 tuổi, vào hầu Lý Chiêu Hoàng, rồi dàn xếp để Trần Cảnh lấy Lý Chiêu Hoàng và nhường ngôi để chuyển ngai vàng sang họ Trần vào cuối năm 1225.



Nhà Trần thay nhà Lý bởi tay Trần Thủ Độ. Thượng hoàng Huệ Tông bị ép đi tu, truất làm sư Huệ Quang.


Sau đó, Trần Thủ Độ lấy...hoàng hậu Trần Thị Dung và là chị họ của ông...làm vợ.



Nhà Trần thành lập, ông được phong là Thống quốc Thái sư, lo toan mọi việc cho triều đình nhà Trần.


Để củng cố quyền lực nhà Trần, ông đánh dẹp các sứ quân bên ngoài, sắp xếp quan lại trong triều.

Năm 1232, nhân lúc tông thất nhà Lý về quê ngoại ở làng Hoa Lâm (nay là xã Mai Lâm, huyện Gia Lâm, HN) làm lễ cúng tổ tiên, ông đã làm bẫy sập chôn sống nhiều tôn thất nhà Lý, bắt những người sống sót đổi sang họ Nguyễn và một số họ khác để trừ tuyệt hậu họa.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Dựng xong cơ nghiệp nhà Trần, Trần Thủ Độ đặt ra quy định khoanh vùng các làng ở nông thôn, tạo ra sự ngăn cách từng làng, tránh liên kết tạo phản. Các nhà nghiên cứu cho rằng đây chính là nguyên nhân khiến nhiều đời sau các làng mạc Việt Nam chỉ phát triển khép kín trong lũy tre làng, không giao lưu, mở mang được với bên ngoài.

Vua Thái Tông và hoàng hậu Chiêu Thánh (tức Lý Chiêu Hoàng) lấy nhau đã lâu chưa có con.

Năm 1236, Trần Thủ Độ liền ép Thái Tông lấy chị dâu là công chúa Thuận Thiên - vợ Trần Liễu, chính là chị ruột của Chiêu Thánh vì Thuận Thiên đã có mang sẵn với Trần Liễu được 3 tháng.

Việc đó khiến Trần Liễu thù hận cất quân nổi loạn và Trần Thái Tông toan bỏ đi tu.

Nhưng trước sức ép cứng rắn của Trần Thủ Độ, Thái Tông quay trở lại ngôi vua, còn Trần Liễu sau khi thất bại cũng phải hàng phục và được phong làm An Sinh vương ở Kinh Môn.

Tuy nhiên, người con của Trần Liễu mà Trần Thủ Độ sắp đặt để làm con Trần Cảnh là Trần Quốc Khang sinh ra năm 1236 cũng không được làm thái tử dù là con trưởng. Năm 1240, Thái Tông sinh được Trần Hoảng, lập làm thái tử và sau trở thành vua TRẦN THÁNH TÔNG.

"Công bằng xem xét, những việc làm của Trần Thủ Độ với nhà Trần chỉ mang lại đau khổ cho chính những người trong thân tộc họ Trần - trong đó có cả người được ông đặt ngồi trên ngai vàng - còn đối với nhân dân Đại Việt nói chung, ông không gây đau thương cho họ. Đối với toàn cục của quốc gia Đại Việt lúc đó và sau này, việc làm của ông đóng vai trò tích cực. Ông giúp nhà Trần bình phục được giặc giã trong nước, làm cho Đại Việt bấy giờ được cường thịnh trở lại sau hồi suy yếu cuối thời Lý, và đó chính là cơ sở để đủ sức lực và tinh thần chống cự được với Nguyên Mông".
 

bau67

Xe container
Biển số
OF-50318
Ngày cấp bằng
6/11/09
Số km
6,240
Động cơ
553,297 Mã lực
Nơi ở
Bụi Duối đầu làng !
Khiếp ! Lại sòn sòn tiếp rồi, nhanh hơn cả Tivi ấy ! :D
Theo nhà Cháu, sau mỗi thời kỳ, Lão nên đưa ra những nghi vấn lịch sử còn tồn tại để các Cụ Mợ chém thì hay hơn nữa ạ !
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Khiếp ! Lại sòn sòn tiếp rồi, nhanh hơn cả Tivi ấy ! :D
Theo nhà Cháu, sau mỗi thời kỳ, Lão nên đưa ra những nghi vấn lịch sử còn tồn tại để các Cụ Mợ chém thì hay hơn nữa ạ !
Vâng, em tạm dừng ở đoạn này để các cụ chém.
Ban đầu em định pót hết Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê...rồi dừng lại để các cụ đã biết roài thì chém các nghi vấn cũng như nghi án. Các cụ chưa rành thì tìm hiểu để hỏi.

Cũng nhân đây em xin các cụ thông tường lịch sử lượng thứ. Mọi sự kể chi tiết thì dài lắm nên em lược thuật, cóp pết ý chính, sự kiện chính, nhân vật chính từng thời kỳ để, như lão Bầu nói, thể hiện được đại cương thôi. EM rất sợ mấy môn học thuộc nên chuyển sang tôn thờ kiểu hiểu ý :D.

Một quyển tiểu thuyết dày cả ngàn trang, các cụ cũng có thể kể đủ ý trong vòng mấy nốt nhạc, đó là vì ta nắm được "thông điệp" của ngàn trang kia. Học sử đại cương cũng vậy, cả trăm năm có khi gói gọn trong 1 dòng.

Theo em, ta cứ chém cho hết phần sơ lược tổng thể đi đã, rồi chiến dữ dội vào từng người, từng lúc, từng nơi...mới đạt được mục đích cuối cùng của thớt, đó là: GÓP PHẦN BÉ NHỎ LÀM CHO NGƯỜI VIỆT NAM BIẾT SỬ VÀ MUỐN TÌM HIỂU SỬ NƯỚC NHÀ.

Một lần nữa mong các cụ góp sức. Cái gì cũng thế: XÂY THÌ KHÓ, PHÁ THÌ ĐƠN GIẢN :D
 

xedieu

Xe cút kít
Biển số
OF-24289
Ngày cấp bằng
17/11/08
Số km
16,568
Động cơ
494,495 Mã lực
Nơi ở
VTC1
Chúng ta chỉ tìm hiểu 1 cách đại cương là chủ yếu, bàn cãi khơi khơi mà thôi.
Chuẩn ạ. Ai lại đi soi mói mấy cái chuyện cá nhân xong rồi xổ toẹt lịch sử, từ 1 sự kiện hoặc nhân vật còn nhiều thông tin trái chiều mà quy nạp rằng cả pho sử ấy là sai!
 

Jo9926

Xe điện
Biển số
OF-68741
Ngày cấp bằng
20/7/10
Số km
2,549
Động cơ
452,298 Mã lực
Mời các cụ tham khảo thêm quyển này

 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Nhà Trần bắt đầu khi vua Thái Tông lên ngôi năm 1225 sau khi giành được quyền lực từ tay nhà Lý và chấm dứt khi vua Thiếu Đế, khi đó mới có 5 tuổi bị ép thoái vị vào năm 1400 để nhường ngôi cho ông ngoại là Hồ Quý Ly tức Lê Quý Ly – tổng cộng là 175 năm.

Đây là triều đại có võ công hiển hách trong lịch sử phong kiến Việt Nam với ba lần đánh bại các cuộc xâm lược của người Mông Cổ cũng như triều Nguyên do những viên tướng dày dặn kinh nghiệm chiến trường chỉ huy, cùng với nhiều cuộc chiến tranh chinh phạt các quốc gia láng giềng như Ai Lao, Chiêm Thành.

Dưới triều Trần, lực lượng quân đội được chú trọng phát triển đủ sức đánh dẹp các cuộc nội loạn và đương đầu với quân đội các nước lân bang, triều Trần cũng đã sản sinh nhiều nhân vật xuất chúng, đặc biệt là trong lĩnh vực quân sự

 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Một trong những chiến công hiển hách của nhà Trần là 3 cuộc kháng chiến chống quân NGuyên Mông.

Đây là chiến tranh bảo vệ tổ quốc của quân và dân Đại Việt đầu thời Trần dưới thời các vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông trước sự tấn công của đế quốc Mông Cổ.

Tuy thời gian của cuộc kháng chiến bắt đầu từ năm 1258 đến năm 1288, nhưng thời gian chiến sự chính thức chỉ tổng cộng bao gồm khoảng gần 9 tháng, chia làm 3 đợt.

Trước, giữa và sau các đợt chiến sự là thời gian tiến hành tích cực các hoạt động ngoại giao. Kết quả, Đại Việt bảo vệ được nền độc lập của mình, nhưng trên danh nghĩa phải chịu làm một nước chư hầu của đế quốc Mông Cổ.

Thắng lợi quân sự của phía Đại Việt gắn liền với tên tuổi của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Lịch sử Việt Nam xem cuộc kháng chiến này là một trong những trang sử hào hùng nhất của mình.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Kháng chiến chống Mông Cổ lần thứ nhất



Năm 1254, quân Mông Cổ đánh chiếm nước Đại Lý (Vân Nam ngày nay), muốn đánh chiếm Đại Việt để tạo thế "gọng kìm" bao vây Nam Tống.

Các đoàn ngoại giao của Mông Cổ được phái sang Đại Việt đề nghị mở đường cho quân đội Mông Cổ đi qua để lên đất Tống. Nhưng các vua Trần không những từ chối lại còn cho bắt giam các nhà ngoại giao Mông Cổ.



Chiến tranh nổ ra vào năm 1258 khi Uriyangqatai cùng con trai là Aju đem 3 vạn quân Mông Cổ và 1,5 vạn quân Đại Lý tấn công Việt Nam.

Quân Mông Cổ mau chóng giành được thắng lợi, chiếm được kinh đô Thăng Long, nhưng rồi cũng mau chóng bị quân Đại Việt đánh bật. Cuộc chiến năm 1258 chỉ diễn ra trong vòng khoảng nửa tháng, cuối tháng 1 năm 1258.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Lần thứ nhất Mông Cổ tấn công Đại Việt vào tháng 1 năm 1258. Từ Đại Lý, quân Mông Cổ và Đại Lý tiến vào Đại Việt. Đích thân Trần Thái Tông và Thái tử Trần Hoảng dẫn quân lên nghênh địch tại Bình Lệ Nguyên (nay là Bình Xuyên, Vĩnh Phúc).

Quân Mông Cổ dễ dàng đánh tan quân Đại Việt, nhưng đã không thành công trong việc bắt các vua Trần.

Trận tiếp theo diễn ra tại Phù Lỗ (bên sông Cà Lồ). Quân Đại Việt lại bị đánh bại. Triều đình nhà Trần phải sơ tán khỏi kinh đô. Quân Mông Cổ dù chiếm được Thăng Long, nhưng nhà Trần thực hiện "vườn không nhà trống" khiến quân Mông gặp phải khó khăn về lương thực.

Chỉ 10 ngày sau khi rút khỏi Thăng Long, vua Trần và Thái tử lại dẫn quân phản công, đánh thắng quân Mông Cổ trong trận Đông Bộ Đầu (nay là quận Ba Đình, Hà Nội). Quân Mông Cổ lập tức bỏ thành Thăng Long rút lui về nước, cũng bằng con đường dọc theo sông Hồng. Trên đường rút lui, quân Mông Cổ đã bị lực lượng các dân tộc thiểu số miền núi Tây Bắc do Hà Bổng chỉ huy tập kích.

Toàn bộ cuộc chiến lần thứ nhất chỉ diễn ra trong vòng khoảng nửa tháng, với chỉ khoảng 3-4 trận đánh lớn. Sau thất bại tại Đại Việt, quân Mông Cổ phải tìm đường khác để tấn công Tống từ phía Nam



http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/3/3a/Chongquannguyenlan1.svg Sau khi thua trận, quân Mông Cổ phải tìm đường khác để đánh Tống từ phía Nam
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ 2

27 năm sau, Hoàng đế nhà Nguyên là Hốt Tất Liệt ra lệnh chinh phạt Đại Việt. Cuộc chiến lần này kéo dài khoảng 4 tháng từ cuối tháng Chạp năm Giáp Thân đến cuối tháng Tư năm Ất Dậu (cuối tháng 1 đến cuối tháng 5 năm 1285 dương lịch).

Lần này, quân Nguyên chuẩn bị chiến tranh tốt hơn, huy động lực lượng lớn hơn. Ngoài lục quân từ phía Bắc tiến xuống, còn có thủy quân từ mặt trận Chiêm Thành ở phía Nam chuyển sang.

Cũng tương tự như lần thứ nhất, quân Nguyên mau chóng giành thắng lợi. Quân Đại Việt liên tục bị đánh bại ở các mặt trận Lạng Sơn, Sơn Động, Vạn Kiếp, Thu Vật (Yên Bình), sông Đuống.

Từ phía Bắc, chỉ khoảng 20 ngày sau khi vượt qua biên giới, quân Nguyên đã chiếm được thành Thăng Long. Triều đình nhà Trần rút lui theo sông Hồng về Thiên Trường (Nam Định) và Trường Yên (Ninh Bình), chịu sự truy kích ráo riết của quân Nguyên.

Mọi nỗ lực phản kích của các vua Trần dọc theo sông Hồng đều bị quân Nguyên đánh bại. Từ phía Nam, Sogetu dẫn quân từ Chiêm Thành lên dễ dàng đánh tan quân Đại Việt tại vùng Nghệ An-Thanh Hóa.

Bị ép cả trước lẫn sau, các vua Trần phải rút ra biển lên vùng Quảng Ninh, đợi đến khi cánh quân Nguyên phía Nam đi qua Thanh Hóa mới lui về Thanh Hóa.

 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Cũng giống như lần trước, quân Nguyên lại gặp khó khăn về lương thực. Nhà Trần thực hiện tiêu thổ kháng chiến khiến quân Nguyên không thể lấy được lương thực từ dân bản địa.

Trong khi đó, quân Đại Việt đã nhanh chóng chấn chỉnh đội ngũ và chờ đợi đối phương mệt mỏi, suy giảm nhuệ khí.

Khoảng gần 2 tháng sau khi rút về Thanh Hóa, Đại Việt phản công. Dọc theo sông Hồng, quân Đại Việt lần lượt giành thắng lợi tại cửa Hàm Tử (nay ở Khoái Châu, Hưng Yên), bến Chương Dương (nay ở Thượng Phúc, thuộc Thường Tín, Hà Nội), giải phóng Thăng Long.

Cánh quân phía Bắc của quân Nguyên trên đường rút chạy đã bị tập kích tại sông Cầu, tại Vạn Kiếp, Vĩnh Bình. Cánh quân rút về Vân Nam bị tập kích tại Phù Ninh. Cánh quân phía Nam bị tiêu diệt hoàn toàn tại Tây Kết (Khoái Châu).
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Ngay sau khi bại trận về nước năm 1285, quân Nguyên chỉnh đốn quân ngũ, bổ sung lực lượng, đóng tàu chiến, huy động lương thực để trở lại đánh Đại Việt lần thứ ba. Cuộc chiến lần này kéo dài khoảng gần 4 tháng, từ cuối tháng 12 năm 1287 đến cuối tháng 4 năm 1288. Quân Nguyên chia làm 3 cánh vào Đại Việt từ Vân Nam, từ Quảng Tây và từ Quảng Đông (theo đường biển) vào Đại Việt.

Giống như 2 lần trước, quân Nguyên mau chóng đánh tan quân Đại Việt cả trên bộ lẫn trên biển, nhưng lại chịu một tổn thất quan trọng, đó là lương thực chuyên chở bằng tàu biển bị mất hết vì bị các đơn vị của Trần Khánh Dư tấn công ở Vân Đồn, vì bão biển, vì đi lạc. Quân Nguyên tập trung ở Vạn Kiếp và đánh rộng ra xung quanh, chiếm được Thăng Long, nhưng lại bị đói giống như hai lần trước.

Khác với 2 lần trước, lần nay quân Đại Việt không huy động lực lượng lớn chặn đánh quân Nguyên từ đầu, mà chỉ đánh có tính kìm chân. Bộ chỉ huy và phần lớn lực lượng Đại Việt rút về vùng Đồ Sơn, Hải Phòng, từ đó tổ chức các cuộc tấn công vào căn cứ Vạn Kiếp và đánh thủy quân Nguyên.

Vì đói và có nguy cơ bị đối phương chia cắt, quân Nguyên bỏ Thăng Long rút về Vạn Kiếp, rồi chủ động rút lui dù quân Đại Việt chưa phản công lớn. Cánh thủy quân của Nguyên đã bị tiêu diệt hoàn toàn tại sông Bạch Đằng khi định rút ra biển. Các cánh lục quân Nguyên khi đi qua Bắc Giang và Lạng Sơn đã bị quân Đại Việt tấn công dữ dội.

 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Sau thất bại lần thứ ba năm 1288 ở Đại Việt, Nguyên Thế Tổ - Hốt Tất Liệt vẫn chưa muốn đình chiến.

Sang các năm sau, vua Nguyên tiếp tục muốn điều binh sang nhưng chưa gặp thời cơ thuận tiện. Có năm sắp tiến quân thì chánh tướng chết nên hoãn binh, năm sau định đánh thì phó tướng lại chết nên lại đình chỉ việc tiến quân.

Tới năm 1294 lại định điều binh lần nữa thì chính Hốt Tất Liệt băng hà. Cháu nội là Nguyên Thành Tông lên ngôi không muốn gây chiến với Đại Việt nữa. Việc chiến tranh với nhà Nguyên từ đó mới chấm dứt.
 

Monalisa

Xe hơi
Biển số
OF-153770
Ngày cấp bằng
23/8/12
Số km
192
Động cơ
355,912 Mã lực
hay quá, tiếp đi cụ Lầm
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top