- Biển số
- OF-17175
- Ngày cấp bằng
- 9/6/08
- Số km
- 2,047
- Động cơ
- 526,482 Mã lực
đọc thớt này lại nhớ món bánh mỳ pha tê;
Cụ chuẩn đấy, Tết năm nào em cũng dành buổi chiều ngày 30 và sáng ngày mùng 1 để lang thang phố cổ Hà Nội. Chiều 30 thì em dạo phố Hàng Ngang, Hàng Đào đi chợ hoa Hàng Lược ra bờ Hồ ngồi cafe hay đi ăn kem Tràng Tiền còn sáng mùng 1 thì đến mấy điểm cổ kính như Ô Quan Chưởng, Tạ Hiện... Với em đó là khoảng thời gian thích nhất trong dịp Tết nó thực sự rất Hà Nội.Đồng ý với quan điểm của các cụ.
Em hay quan sát HN vào chiều ba mươi tết, vì lúc đó HN đã cởi bỏ được tấm áo là thủ đô, trung tâm kinh tế, 9 chị, ngoại giao, văn hóa, giáo dục, công nghệ...., chỉ còn lại mảnh đất và con người HN.
Em cảm nhận về NHN qua trang phục, phương tiện và hoạt động của họ nơi công cộng thì, vì có lẽ đó là những thứ phản ánh chân thực, một phần văn hóa của NHN.
* NHN hoài cổ, họ thích lưu lại khoảnh khắc với những ngôi nhà rêu phong, chứ không phải các tòa nhà chọc trời, ốp kính, đèn mầu nhấp nháy.
* Sự hoài cổ của NHN còn thể hiện ở chỗ họ thích tìm đến những món ăn đã tạo nên sự háo hức cho họ từ khi còn nhỏ.
* NHN xếp hàng trong trật tự, dù còn chỗ rất rộng để có thể thoải mái xông lên.
* NHN thường dùng các trang phục và kiểu tóc phù hợp với họ, hơn là cố "bắt trend" hay tỏ ra thời thượng.
*NHN lựa chọn phương tiện đi lại ở mức trung
Vì văn kém, nên em xin phép mượn ảnh trên mạng để minh họa nội dung.
Đây là góc nhìn cá nhân, nên mong các cụ đừng lái sang việc đúng hay sai, làm loãng thớt của cụ chủ.
Cột điện hay khúc gỗ còn phụ thuộc tay nghề của cụ nữa ạ, chứ xấu thì ko thể tưởng tượng thành xinh đc. Em thì chỉ cần xinh đẹp là đc, việc còn lại để em lo tất. Ko giãy lên sần sật và run bần bật toàn thân giật giật thì ko lấy tiềncó cuồng nhiệt, đam mê và chủ động trên giường nữa không mợ, cái này đàn ông thích lắm, xinh đẹp...mà lười như cột điện khúc gỗ thì cũng vứt
Cụ họ Bùi à?Cũng lâu lâu dăm đời đấy cụ ạ. Chứ sinh ra và lớn lên thì đơn giản quá.
Em cũng đc coi là gốc Hn, đến nay là đời thứ 7 tại Hn rồi. Cụ tổ ra HN tầm năm 1792 nhưng trước đó vẫn có quê ở Thái Bình )
"Hà nội là thủ đô của cả nước, mà hơn nữa là thủ đô của lương tri và phẩm giá con người trên toàn thế giới. Hà Nội là nơi địa linh nhân kiệt, có bề dày lịch sử truyền thống, tiêu biểu cho truyền thống văn hiến và anh hùng, hòa bình và hữu nghị của dân tộc Việt Nam. Hà Nội đã, đang và sẽ mãi mãi xứng danh Thủ đô Anh hùng và được UNESCO vinh danh là Thành phố vì hòa bình "Cuối năm rảnh rỗi mở cái thớt để các cụ mợ chém tý
Em tự nhận xét về em luôn : Lười,hiền lành không thích va chạm bọn chen, ít tham vọng, ham chơi…
Mời các cụ mợ chém tiếp ạ
Hà Nội chưa bao giờ có tên chính thức là Tràng An cụ ạ.Có nhà có hộ khẩu Hà Nội thì nghiễm nhiên là người Tràng An.
Xa xôi quá cụ hỉ, khoảng 6 năm gần đây vậy.Năm 86, Thủy Tạ là hàng MDQD - Mậu dịch quốc doanh, nên cái kiểu bố đời bia kèm lạc là thường mà Cụ
Em cũng xếp hàng mua kem ở đây thường xuyênXa xôi quá cụ hỉ, khoảng 6 năm gần đây vậy.
Vợ chồng thằng bạn em, từ Vĩnh Yên xuống HN chơi, rồi đi ăn kem ở Tràng Tiền -H.Gươm. Sau vợ nó búc xúc kể là đông người, phải xếp hàng. Tới lượt nó thì nó móc bóp lấy tiền, con bé bán hàng mắng là phải chuẩn bị tiền trước, rồi vứt kem lại chỗ cũ, không bán cho nữa.
Em nghĩ loại mọi rợ này từ đâu tới, ếch nhái được làm người chứ người HN chả thô thiển như thế, hay giờ bị "chuyển hóa" hehe.
thế nhất cụ rồi nhé. Em thì chịu rồiCột điện hay khúc gỗ còn phụ thuộc tay nghề của cụ nữa ạ, chứ xấu thì ko thể tưởng tượng thành xinh đc. Em thì chỉ cần xinh đẹp là đc, việc còn lại để em lo tất. Ko giãy lên sần sật và run bần bật toàn thân giật giật thì ko lấy tiền
Giờ thì Phú Xuyên, Thường Tín cũng vênh mặt lên "anh gốc Hà Lội" mà cụ
Nói chuyện này thì đầyHồi tôi vào SG ở trọ nhà 1 bà người Bắc nhà cũ Hà Đông, bà này có cháu gái cũng ở Bắc vừa mới vào. Tôi nghe thấy giọng Bắc thì vui đang định tán tỉnh, bèn hỏi em ngoài ấy ở đâu, nó bảo iem quê Hà Lội. Tôi hỏi phố nào quận nào, nó bảo iem ở Hà Lam Linh. Bà cô nó quát bảo mẹ tiên sư mày, tao ở Hà Đông mà còn chưa dám nhận là người Hà Lội anh ấy cười cho, đây mày ở tận Hà Lam mà dám nhận người Hà Lội !
Cụ chuẩn đấy, Tết năm nào em cũng dành buổi chiều ngày 30 và sáng ngày mùng 1 để lang thang phố cổ Hà Nội. Chiều 30 thì em dạo phố Hàng Ngang, Hàng Đào đi chợ hoa Hàng Lược ra bờ Hồ ngồi cafe hay đi ăn kem Tràng Tiền còn sáng mùng 1 thì đến mấy điểm cổ kính như Ô Quan Chưởng, Tạ Hiện... Với em đó là khoảng thời gian thích nhất trong dịp Tết nó thực sự rất Hà Nội.
Mấy năm trước em còn chơi máy ảnh nên cũng hay đeo máy đi chụp streetlife Hà Nội, những bức ảnh ngày Tết Hà Nội là em thích chụp nhất
Muốn biết Hà Nội thực sự thế nào thì hãy ở Hà Nội vào chiều 30 và sáng mùng 1 Tết, rất tiếc là những người hay chê bai Hà Nội thì lúc ấy đã về quê hết cả rồi
Dân gốc Hà Tây vẫn có rất nhiều người muốn giữ lại tỉnh Hà Tây cũ nhưng có nhiều người thì giờ chỉ nhận gốc Hà Nội thôiNói chuyện này thì đầy
Tầm khoảng tháng trước, VOV có chuyên mục giao lưu với tài xế, hôm đó e đi đường tự nhiên thấy cu Như Ngọc dẫn, e mở to radio, có 1 ông giao lưu:
- A lô, bác tài của chúng ta tên gì đến từ đâu, có thể giới thiệu..bla...bla..
- Mình tên Bắc, đến từ Hà lội
- Hà nội là mình ở phố nào nhỉ?
- à, mình ở Đan Phượng - Hà Lội
Á đù, cu Như Ngọc cũng đểu:
- Đến từ HN nên mình sẽ hỏi những câu hỏi về HN nhé
- ok, con dê (phần này e gõ thêm)
- Trong 5 cửa ô thì cửa ô nào còn lại dấu tích đến đây giờ (ô chợ Dừa, ô Cầu Dền, ô Đông Mác, ô Cầu Giấy, ô Quan Chưởng)
- Ô chợ Dừa (ôi giời )
- Sai, ô Quan Chưởng
- e tưởng tên OCD, vẫn còn tên gọi nên abc... (mọe, đã HN méo ai chả biết cái ÔQC to lù lù..)
- câu thứ 2, lại là Ô Quan Chưởng, ô QC được xây dựng ... bla, bla...
- Méo trả lời đc
- Câu thứ 3 tiếp theo, lại là về OQC,... (cười sặc cả cơm, đậu xanh Như Ngọc nhé, nhưng chắc là không cố ý, có thể là format của chương trình thôi)
- Câm nín toàn tập...
Trước đó VOV có 1 bạn xế, đến từ Sơn Tây hay Hà Tây???, bạn ý nói luôn e đến từ, cái gì đó Sơn Tây hay Hà Tây (e k còn nhớ), nên chương trình cho hỏi luôn mấy câu hỏi về chùa Trăm Gian, chùa Thầy và chùa Tây Phương, bạn đó trả lời đc hết. E thấy như thế hay.
Hoặc vd, hôm trước bạn đứa cháu đến chơi, cụ bà e hỏi nhà, nó bảo cháu ở Minh Khai, Bắc Từ Liêm
Cụ bà tai lành tai điếc:
- Thế gần Dệt 8-3 chưa, trước hồi chiến tranh bà hay xuống mạn đó chơi
- dạ không, cháu không biết Dệt 8-3 ạ, cháu ở Minh Khai, Bắc Từ Liêm ạ
e bảo: bà ơi nó ở tít gần mạn Chèm - Tây Tựu ý.
Lúc đó mới: à à làng Đăm, xưa gọi là làng Đăm, trên cả Chèm, cháu ở xa thế à???
Đại loại là mình cứ nói rõ địa danh, thì đa phần ng già, người trẻ họ cũng hình dung ra đc,
Như: tôi ở Phùng - Hà Tây. Hay gần cầu Trắng, Hà Đông. Chứ cứ tôi ở HN, tôi ở Thủ đô, về địa lý thì không sai, nhưng khó hình dung ra là bạn ở chỗ nào?
Mà mấy cái tên cũ Hà Tây, Hà Đông cũng nên tự hào. Chứ sao phải từ chối nơi quê hương đó
Như mấy cu bạn e bảo: "tôi thấy trước tên cũ là Hà Tây lại hay, tôi thích cái tên đó, giờ cứ gọi lọạn là HN. Mà từ hồi lên HN, tôi chỉ thấy nhà tôi đóng góp nhiều tiền hơn thôi, chứ chả đc cái gì"
Ngày trước thì cá nhân e thấy là HN trung tâm, sau đó các tỉnh xung quanh gọi là Hà Đông, Hà Tây, Hà Nam, Hà Bắc có vẻ rất hay.
Chứ mình cũng khôg phải vì đó mà miệt thị người ở các tỉnh khác, nơi nào cũng có người nọ người kia thôi.
Dân gốc Hà Tây vẫn có rất nhiều người muốn giữ lại tỉnh Hà Tây cũ nhưng có nhiều người thì giờ chỉ nhận gốc Hà Nội thôi
Thật ra thì Hà Tây rất nhiều cái hay, đó là văn hóa làng nghề đặc trưng, văn hóa lịch sử cũng đặc sắc.
Hà Bắc, Hà Nam, Hà Tây thì đúng là ở 3 phía Bắc, Nam, Tây của Hà Nội nhưng riêng Hà Đông thì không nằm ở phía Đông của Hà Nội, tỉnh tiếp giáp với Hà Nội về phía Đông là Hưng Yên. Hà Đông chính là 1 nửa của tỉnh Hà Tây kết hợp với Sơn Tây thành tỉnh Hà Tây
à, cái này thì e biết mà, ý là e thích các tên gọi kiểu đó...nhưng riêng Hà Đông thì không nằm ở phía Đông của Hà Nội, tỉnh tiếp giáp với Hà Nội về phía Đông là Hưng Yên. Hà Đông chính là 1 nửa của tỉnh Hà Tây kết hợp với Sơn Tây thành tỉnh Hà Tây
Vâng cụ. Họ Bùi ngõ Phất Lộc ạ.Cụ họ Bùi à?
Đa số dân miền Nam đến giờ vẫn coi những người nói giọng Bắc, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang... a là người Hà Nội à, trong này họ ko biết có các tỉnh trên, thường nghĩ miền Bắc chỉ có mỗi tỉnh HN , giờ thêm Hải Phòng.Không trách họ được cụ ạh, không gian tiếp xúc của họ có giới hạn. Thường phải đến 90% gặp người tự giới thiệu, tự mạo nhận là NHN - điều mà NHN đúng nghĩa không làm. Em chứng kiến thành phần mạo nhận này nhiều rồi, phổ biến là khi đến các địa phận khác hay phủ đầu bằng một câu đại loại như anh ở HN đến đây..., ở HN bọn anh phải...., ở HN không bao giờ thế này, thế kia.... Khu vực phía nam, thường coi tất cả những người nói giọng bắc là HN, thường hay hỏi anh ở HN vô đây ah? Người bán trái vải thiều ghi biển quảng cáo là vài thiều Hà nội.
Thành phần HN fake rất nhiều, nên người mọi nơi nghĩ về HN, NHN chưa đúng cũng là điều dễ hiểu.
E là con gái tỉnh nàoCụ họ Bùi à?