- Biển số
- OF-3366
- Ngày cấp bằng
- 13/2/07
- Số km
- 21,347
- Động cơ
- 339,771 Mã lực
- Nơi ở
- Hà Nội
- Website
- tuyendungvieclam.net
Trước em có dịp công tác trên mạn Phú Thọ, uống rượu là 1 chén 1 cái bắt tay nên em gặp nhiều phong cách bắt tay + chạm ly
Người thì nắm bàn tay chặt (đến mức tay mình đau) rồi ghì úp tay họ xuống (tay mình ngửa ra) như kiểu muốn uy hiếp đối phương. Người thì nhẹ nhàng chỉ khạm khẽ mấy đầu ngón tay rồi rút ra. Người thì cứ ngắm lấy tay mình lắc loạn xạ ...
Em hay bắt kiểu nhẹ nhàng, nắm đủ vừa, không nắm chặt tay đối phương quá, lắc 1 cái là xong, gặp người lớn tuổi có thể mình đưa tay ra trước, nhưng tay trái chạm nhẹ chỗ gần khửu tay phải để thể hiện sự kính trọng. Mắt nhìn đối phương miệng cười mỉm.
Về chạm ly khi uống rượu thì em để ý như sau: Người ít tuổi (hoặc địa vị thấp hơn) thì thường để ly (chén) của họ hơi thấp hơn ly của đổi phương một chút. Có thể đưa tay trái chạm nhẹ tay phải để thể hiện sự kính trọng. Uống xong, mắt nhìn đối phương và lại bắt tay
Tuy nhiên em cũng thấy một số người/một số vùng miền không câu nệ chuyện này lắm.
Các cụ hay bắt tay theo kiểu nào? Và hay được đối phương bắt tay theo kiểu nào?
Mời các cụ chém ạ
1. Bắt tay với lòng bàn tay úp
Bàn tay úp là dấu hiệu của sự thống trị, do đó, những người bắt tay với lòng bàn tay úp tức là họ đang muốn thể hiện quyền lực với đối phương. Nếu như nắm bắt được đặc điểm này, bạn sẽ giành được lợi thế lớn trong các buổi gặp mặt đối thủ cạnh tranh hay những người muốn đánh bại bạn.
2. Bắt tay với lòng bàn tay ngửa
Ngược lại với lòng bàn tay úp, những người bắt tay với lòng bàn tay ngửa thường mong muốn thể hiện sự phục tùng đối với đối phương. Hãy vận dụng điều này để lựa chọn cách bắt tay phù hợp khi giao tiếp, đặc biệt là đối với cấp trên hay với đối tác quan trọng.
3. Cái bắt tay giữa đàn ông và phụ nữ
Thông thường, do tính cách e ngại của phụ nữ trước người lạ nên đa phần khi được yêu cầu bắt tay người đàn ông, người phụ nữ thường không "đáp lại" lời yêu cầu đó ngay nên rất dễ tạo ấn tượng không tốt với đàn ông. Do đó, nhiều người đàn ông lịch sự sẽ dùng bàn tay trái của mình nắm lấy bàn tay phải của người phụ nữ đặt lên tay phải của mình và yêu cầu bắt tay lại một cách nhẹ nhàng, làm cho phụ nữ có cảm giác được tôn trọng hơn.
4. Cách bắt tay cổ điển và hiện đại
Từ thời xa xưa, con người ta thường bắt tay để kiểm tra xem đối phương có mang vũ khí hay không, đồng thời cũng chính minh thiện chí của mình. Do đó, người ta sẽ bắt tay bằng cách nắm lấy phần dưới cánh tay. Đến thời hiện đại, cách chào hỏi bắt tay được dùng nhiều trong các hoạt động thương mại và chính trị, vì vậy, cách bắt tay cũng được thay đổi. Thông thường, người ta sẽ nắm chặt và lắc lòng bàn tay để chào hỏi, thâm chí là cả chào tạm biệt trong các buổi gặp mặt hoặc các buổi tiệc.
5. Số lần lắc tay khi bắt tay
Ở rất nhiều nơi trên thế giới, người ta thường lắc tay 5 đến 7 lần khi bắt tay. Nhưng ở một số nước chẳng hạn như Đức, họ lắc tay 2 đến 3 lần kèm theo thời gian nắm tay dài gấp đôi thời gian lắc. Người Pháp nhiệt tính nhất, họ bắt tay cả khi chào hỏi lẫn khi chia tay và mỗi ngày họ dành ra một khoảng thời gian đáng kể để làm điều đó.
Đối với rượu trắng của Trung Quốc, nên chạm ly sao cho ly rượu của mình ở vị trí thấp hơn người khác, biệu thị sự kính trọng, điều này chắc hẳn nhiều người đã biết. Nhưng đối với rượu vang mà chúng ta cũng cạn ly như vậy, thì sẽ có chút nguy hiểm
Đối với ly rượu vang, ly rượu có chất lượng càng tốt thì thành ly càng mỏng, phần thân ly là nơi mỏng nhất, cực kỳ dễ vỡ. Đặc biệt khi 2 người cạn ly tỏ lòng kính trọng đối phương, mà tùy tiện cạn vào phần đầu ly, cầm không chắc tay hay dùng lực tác động mạnh, sẽ khiến ly bị vỡ, và không khí trong buổi tiệc sẽ vì thế mà mất vui, rất thất lễ
Khi cạn ly rượu vang, tốt nhất là cạn vào phần bụng của ly, như vậy tư thế cạn ly vừa thuận tiện lại vừa nho nhã. Phần bụng của ly rượu vang là bộ phận tương đối dày, sẽ khó vỡ hơn. Khi cạn thì nghiêng hướng 15-30 độ là thích hợp nhất
Chạm ly đúng vị trí rồi, còn một điểm quan trọng nữa cần chú ý, không phải là việc bạn uống bao nhiêu rượu, bạn có uống cạn ly, mà là phải quan sát đối phương: khi chạm ly bạn nhất định phải nhìn vào ánh mắt đối phương, ngoài việc biểu thị sự tôn trọng, ánh mắt còn biểu đạt tâm ý.
Uống xong, cho dù chỉ uống một hớp nhỏ, hay uống hết cả ly, cũng đều phải quay đầu nhìn lại đối phương. Điều này mọi người thường bỏ qua, đặc biệt là trong buổi xã giao đông người, một người có thể phải kính rượu, chạm ly với nhiều người, môi trường xung quanh lại khá ồn ào, rất dễ phân tán sự tập trung….
Khi uống rượu, có cần phải chú ý nhìn đối phương, xem xét theo tình hình thực tế rồi mới uống? Đa phần là không nên, bởi vì mốt số người khi đang uống rượu mà bị người khác nhìn thì họ sẽ cảm thấy ngại ngùng, không thoải mái, nếu như là bạn bè thân thiết thì không sao, nhưng đối với các mối quan hệ xã hội thì không nên.
Nếu muốn chú ý đến đối phương, tốt nhất đừng nên nhìn chằm chằm vào họ, có thể nhìn vào một điểm nào đó như đỉnh mũi hoặc trên má, đối phương sẽ cảm thấy sự quan tâm của bạn, mà lại không thấy áp lực gì.
Người thì nắm bàn tay chặt (đến mức tay mình đau) rồi ghì úp tay họ xuống (tay mình ngửa ra) như kiểu muốn uy hiếp đối phương. Người thì nhẹ nhàng chỉ khạm khẽ mấy đầu ngón tay rồi rút ra. Người thì cứ ngắm lấy tay mình lắc loạn xạ ...
Em hay bắt kiểu nhẹ nhàng, nắm đủ vừa, không nắm chặt tay đối phương quá, lắc 1 cái là xong, gặp người lớn tuổi có thể mình đưa tay ra trước, nhưng tay trái chạm nhẹ chỗ gần khửu tay phải để thể hiện sự kính trọng. Mắt nhìn đối phương miệng cười mỉm.
Về chạm ly khi uống rượu thì em để ý như sau: Người ít tuổi (hoặc địa vị thấp hơn) thì thường để ly (chén) của họ hơi thấp hơn ly của đổi phương một chút. Có thể đưa tay trái chạm nhẹ tay phải để thể hiện sự kính trọng. Uống xong, mắt nhìn đối phương và lại bắt tay
Tuy nhiên em cũng thấy một số người/một số vùng miền không câu nệ chuyện này lắm.
Các cụ hay bắt tay theo kiểu nào? Và hay được đối phương bắt tay theo kiểu nào?
Mời các cụ chém ạ
1. Bắt tay với lòng bàn tay úp
Bàn tay úp là dấu hiệu của sự thống trị, do đó, những người bắt tay với lòng bàn tay úp tức là họ đang muốn thể hiện quyền lực với đối phương. Nếu như nắm bắt được đặc điểm này, bạn sẽ giành được lợi thế lớn trong các buổi gặp mặt đối thủ cạnh tranh hay những người muốn đánh bại bạn.
2. Bắt tay với lòng bàn tay ngửa
Ngược lại với lòng bàn tay úp, những người bắt tay với lòng bàn tay ngửa thường mong muốn thể hiện sự phục tùng đối với đối phương. Hãy vận dụng điều này để lựa chọn cách bắt tay phù hợp khi giao tiếp, đặc biệt là đối với cấp trên hay với đối tác quan trọng.
3. Cái bắt tay giữa đàn ông và phụ nữ
Thông thường, do tính cách e ngại của phụ nữ trước người lạ nên đa phần khi được yêu cầu bắt tay người đàn ông, người phụ nữ thường không "đáp lại" lời yêu cầu đó ngay nên rất dễ tạo ấn tượng không tốt với đàn ông. Do đó, nhiều người đàn ông lịch sự sẽ dùng bàn tay trái của mình nắm lấy bàn tay phải của người phụ nữ đặt lên tay phải của mình và yêu cầu bắt tay lại một cách nhẹ nhàng, làm cho phụ nữ có cảm giác được tôn trọng hơn.
4. Cách bắt tay cổ điển và hiện đại
Từ thời xa xưa, con người ta thường bắt tay để kiểm tra xem đối phương có mang vũ khí hay không, đồng thời cũng chính minh thiện chí của mình. Do đó, người ta sẽ bắt tay bằng cách nắm lấy phần dưới cánh tay. Đến thời hiện đại, cách chào hỏi bắt tay được dùng nhiều trong các hoạt động thương mại và chính trị, vì vậy, cách bắt tay cũng được thay đổi. Thông thường, người ta sẽ nắm chặt và lắc lòng bàn tay để chào hỏi, thâm chí là cả chào tạm biệt trong các buổi gặp mặt hoặc các buổi tiệc.
5. Số lần lắc tay khi bắt tay
Ở rất nhiều nơi trên thế giới, người ta thường lắc tay 5 đến 7 lần khi bắt tay. Nhưng ở một số nước chẳng hạn như Đức, họ lắc tay 2 đến 3 lần kèm theo thời gian nắm tay dài gấp đôi thời gian lắc. Người Pháp nhiệt tính nhất, họ bắt tay cả khi chào hỏi lẫn khi chia tay và mỗi ngày họ dành ra một khoảng thời gian đáng kể để làm điều đó.
------------------------->><<--------------------------
Đối với rượu trắng của Trung Quốc, nên chạm ly sao cho ly rượu của mình ở vị trí thấp hơn người khác, biệu thị sự kính trọng, điều này chắc hẳn nhiều người đã biết. Nhưng đối với rượu vang mà chúng ta cũng cạn ly như vậy, thì sẽ có chút nguy hiểm
Đối với ly rượu vang, ly rượu có chất lượng càng tốt thì thành ly càng mỏng, phần thân ly là nơi mỏng nhất, cực kỳ dễ vỡ. Đặc biệt khi 2 người cạn ly tỏ lòng kính trọng đối phương, mà tùy tiện cạn vào phần đầu ly, cầm không chắc tay hay dùng lực tác động mạnh, sẽ khiến ly bị vỡ, và không khí trong buổi tiệc sẽ vì thế mà mất vui, rất thất lễ
Khi cạn ly rượu vang, tốt nhất là cạn vào phần bụng của ly, như vậy tư thế cạn ly vừa thuận tiện lại vừa nho nhã. Phần bụng của ly rượu vang là bộ phận tương đối dày, sẽ khó vỡ hơn. Khi cạn thì nghiêng hướng 15-30 độ là thích hợp nhất
Chạm ly đúng vị trí rồi, còn một điểm quan trọng nữa cần chú ý, không phải là việc bạn uống bao nhiêu rượu, bạn có uống cạn ly, mà là phải quan sát đối phương: khi chạm ly bạn nhất định phải nhìn vào ánh mắt đối phương, ngoài việc biểu thị sự tôn trọng, ánh mắt còn biểu đạt tâm ý.
Uống xong, cho dù chỉ uống một hớp nhỏ, hay uống hết cả ly, cũng đều phải quay đầu nhìn lại đối phương. Điều này mọi người thường bỏ qua, đặc biệt là trong buổi xã giao đông người, một người có thể phải kính rượu, chạm ly với nhiều người, môi trường xung quanh lại khá ồn ào, rất dễ phân tán sự tập trung….
Khi uống rượu, có cần phải chú ý nhìn đối phương, xem xét theo tình hình thực tế rồi mới uống? Đa phần là không nên, bởi vì mốt số người khi đang uống rượu mà bị người khác nhìn thì họ sẽ cảm thấy ngại ngùng, không thoải mái, nếu như là bạn bè thân thiết thì không sao, nhưng đối với các mối quan hệ xã hội thì không nên.
Nếu muốn chú ý đến đối phương, tốt nhất đừng nên nhìn chằm chằm vào họ, có thể nhìn vào một điểm nào đó như đỉnh mũi hoặc trên má, đối phương sẽ cảm thấy sự quan tâm của bạn, mà lại không thấy áp lực gì.