- Biển số
- OF-16397
- Ngày cấp bằng
- 17/5/08
- Số km
- 446
- Động cơ
- 514,158 Mã lực
- Tuổi
- 57
Cái này cóp bết hầu cà fee các cụ :
Đàn ông có vô vàn cách để thể hiện cái sự phấn khích và sung sướng của mình. Chẳng hạn, nếu là cầu thủ bóng đá, anh ta có thể cởi áo ném lên khán đài với một niềm tin rất lớn rằng khán giả sẽ ném trả chiếc áo đó vì nó quá hôi; trên khán đài, một quý ông khác từng hành nghề thổi kèn đám ma cổ vũ cho sự phấn khích ấy bằng cách cho hai ngón tay vào mồm mà huýt…
Nhưng, người đàn ông nho nhã sẽ nhìn cảnh tượng ấy bằng cái liếc 1/8 con mắt mà cười nhạt, ra chiều coi thường cái sự phàm tục của đồng loại. Cái cách để nhà nho nửa mùa này thể hiện sự sung sướng có vẻ thanh cảnh và tao nhã hơn nhiều: anh ta rung đùi.
Có nhiều truyền thuyết (vốn ra đời bên bàn nhậu) về cái thú rung đùi của đàn ông. Đám chuyên nhậu vỉa hè,ngôn ngữ thời thượng gọi là bình dân, lý giải cho thói quen lạm dụng rung đùi ngay cả khi không được sung sướng cho lắm, là do họ ngồi ở những chỗ mà họ hàng hang hốc nhà muỗi và côn trùng tái định cư. Họ rung đùi để cái đám tái định cư ấy biết là chỗ này đang nằm trong quy hoạch, chỉ ngồi độ vài giờ là sẽ di dời đi chỗ khác, nên đừng có dại mà bu vào. Giả thuyết bình dân này được các nhà sử học và nhân chủng học chân chính (biết nhậu) tán dương nhiệt liệt, vì quá khứ định cư của loài người là ăn hang ở lỗ, côn trùng nhiều vô kể, rung đùi là một cách đuổi những kẻ quấy nhiễu ra xa, hoặc chí ít là đuổi chúng sang phía những kẻ ngồi bên mà không chịu rung đùi như đồng bọn.
Ở bàn nhậu kế bên, các nhà thể thao bất đắc dĩ phản đối quan điểm trên bằng một lối rất giống môn ném đĩa và ném lao là nhặt vỏ lon, chai bia, ly cốc quẳng vào bàn của những kẻ dám nhân danh bình dân mà lộng ngôn. Trên quan điểm thể dục thể thao, rung đùi là một cách tự khởi động và luyện cơ bắp trước khi bước vào thi đấu. Nhưng vì phạm vi của các cuộc thi đấu ngày càng được mở rộng sang các lĩnh vực như chạy trường chạy lớp cho con gái (giáo dục), thăng quan tiến chức (hành chính), lóp-bi dự án (kinh tế)… nên đàn ông cứ phải rơi vào tình thế khởi động bất đắc dĩ một cách trường kỳ. Rung đùi trở thành một thứ bệnh mãn tính.
Nói là bệnh mãn tính thì cũng chẳng phải là ngoa ngôn, vì cho đến khi nhờ thời vận sao đó mà đám bình dân kia được đặt vào bàn tiệc thượng lưu (vốn không thể có muỗi hay côn trùng khác lượn lờ xung quanh), hoặc đã lên tới tột đỉnh vinh quang mà không cần khởi động cơ bắp cho thăng quan tiến chức, họ vẫn rung đùi. Rồi năm này qua năm khác, thế hệ này qua thế hệ khác, truyền thống rung đùi quý báu vẫn được tiếp nối và truyền lại cho đời sau ngay trong hoàn cảnh vô cùng ngặt nghèo là ở chốn thượng lưu, rất đơn giản là bởi vì những bộ phận rung được nằm ở dưới lớp khăn trải bàn, không ai nhìn thấy. Tuy nhiên, phàm ở đời, cái gì cũng có thịnh có suy, cho đến một ngày kia quý ông nhà ta đi dự tiệc ở một nơi mà kẻ sắp đặt bàn tiệc, chắc hẳn có thành kiến với dân An Nam, đã bày ra những chiếc bàn thấp mà quan khách phải ngồi bệt khoanh chân xếp bằng. Người đàn ông An Nam chân chính từ sau hôm đó phải giã từ truyền thống cổ xưa, bởi đối tác không rõ vì hào phóng hay đạt tới trình độ xỏ lá cao cấp hơn kẻ bày bàn tiệc (không loại trừ chúng thông đồng “gài” quý ông nhà ta), đã gửi tặng quý ông rung đùi một lô thuốc chuyên trị một bệnh mà các nhà y học rửng mỡ gọi là “parkinson”.
Theo Nguyễn Phúc Hạo Nhiên
Đàn ông có vô vàn cách để thể hiện cái sự phấn khích và sung sướng của mình. Chẳng hạn, nếu là cầu thủ bóng đá, anh ta có thể cởi áo ném lên khán đài với một niềm tin rất lớn rằng khán giả sẽ ném trả chiếc áo đó vì nó quá hôi; trên khán đài, một quý ông khác từng hành nghề thổi kèn đám ma cổ vũ cho sự phấn khích ấy bằng cách cho hai ngón tay vào mồm mà huýt…
Nhưng, người đàn ông nho nhã sẽ nhìn cảnh tượng ấy bằng cái liếc 1/8 con mắt mà cười nhạt, ra chiều coi thường cái sự phàm tục của đồng loại. Cái cách để nhà nho nửa mùa này thể hiện sự sung sướng có vẻ thanh cảnh và tao nhã hơn nhiều: anh ta rung đùi.
Có nhiều truyền thuyết (vốn ra đời bên bàn nhậu) về cái thú rung đùi của đàn ông. Đám chuyên nhậu vỉa hè,ngôn ngữ thời thượng gọi là bình dân, lý giải cho thói quen lạm dụng rung đùi ngay cả khi không được sung sướng cho lắm, là do họ ngồi ở những chỗ mà họ hàng hang hốc nhà muỗi và côn trùng tái định cư. Họ rung đùi để cái đám tái định cư ấy biết là chỗ này đang nằm trong quy hoạch, chỉ ngồi độ vài giờ là sẽ di dời đi chỗ khác, nên đừng có dại mà bu vào. Giả thuyết bình dân này được các nhà sử học và nhân chủng học chân chính (biết nhậu) tán dương nhiệt liệt, vì quá khứ định cư của loài người là ăn hang ở lỗ, côn trùng nhiều vô kể, rung đùi là một cách đuổi những kẻ quấy nhiễu ra xa, hoặc chí ít là đuổi chúng sang phía những kẻ ngồi bên mà không chịu rung đùi như đồng bọn.
Ở bàn nhậu kế bên, các nhà thể thao bất đắc dĩ phản đối quan điểm trên bằng một lối rất giống môn ném đĩa và ném lao là nhặt vỏ lon, chai bia, ly cốc quẳng vào bàn của những kẻ dám nhân danh bình dân mà lộng ngôn. Trên quan điểm thể dục thể thao, rung đùi là một cách tự khởi động và luyện cơ bắp trước khi bước vào thi đấu. Nhưng vì phạm vi của các cuộc thi đấu ngày càng được mở rộng sang các lĩnh vực như chạy trường chạy lớp cho con gái (giáo dục), thăng quan tiến chức (hành chính), lóp-bi dự án (kinh tế)… nên đàn ông cứ phải rơi vào tình thế khởi động bất đắc dĩ một cách trường kỳ. Rung đùi trở thành một thứ bệnh mãn tính.
Nói là bệnh mãn tính thì cũng chẳng phải là ngoa ngôn, vì cho đến khi nhờ thời vận sao đó mà đám bình dân kia được đặt vào bàn tiệc thượng lưu (vốn không thể có muỗi hay côn trùng khác lượn lờ xung quanh), hoặc đã lên tới tột đỉnh vinh quang mà không cần khởi động cơ bắp cho thăng quan tiến chức, họ vẫn rung đùi. Rồi năm này qua năm khác, thế hệ này qua thế hệ khác, truyền thống rung đùi quý báu vẫn được tiếp nối và truyền lại cho đời sau ngay trong hoàn cảnh vô cùng ngặt nghèo là ở chốn thượng lưu, rất đơn giản là bởi vì những bộ phận rung được nằm ở dưới lớp khăn trải bàn, không ai nhìn thấy. Tuy nhiên, phàm ở đời, cái gì cũng có thịnh có suy, cho đến một ngày kia quý ông nhà ta đi dự tiệc ở một nơi mà kẻ sắp đặt bàn tiệc, chắc hẳn có thành kiến với dân An Nam, đã bày ra những chiếc bàn thấp mà quan khách phải ngồi bệt khoanh chân xếp bằng. Người đàn ông An Nam chân chính từ sau hôm đó phải giã từ truyền thống cổ xưa, bởi đối tác không rõ vì hào phóng hay đạt tới trình độ xỏ lá cao cấp hơn kẻ bày bàn tiệc (không loại trừ chúng thông đồng “gài” quý ông nhà ta), đã gửi tặng quý ông rung đùi một lô thuốc chuyên trị một bệnh mà các nhà y học rửng mỡ gọi là “parkinson”.
Theo Nguyễn Phúc Hạo Nhiên