Với lớp sơn thông thường, nước mưa và bụi có thể bám vào, và lâu ngày sẽ tạo vết ố trên thân xe. Lớp màng phủ silic mỏng được cấu thành từ CC-Shield ngăn chặn sự hình thành các vết ố này. So với nguyên liệu phủ ngoài hiện có, CC-Shield tỏ ra khác biệt hoàn toàn. Nếu lớp màng phủ ngoài được điều chỉnh cho phù hợp với độ dày theo yêu cầu CC-Shield có thể được sử dụng để nâng cao khả năng chống trầy xước.
Quá trình thực hiện phủ CC- Shield phải ở nơi thoáng mát, không có gió. Ban đầu, xe phải được rửa thật sạch. Dùng băng keo hoặc giấy báo che chắn những vùng không phủ bóng trên xe như: viền cao su, phần xi mạ crôm, những vật liệu bằng nhựa không phủ sơn, đèn đuôi và các phần bọc kim loại…
Từng chiếc xe sẽ được kiểm tra độ bóng và đánh bóng xe để đạt tiêu chuẩn phủ bóng. Với xe có độ bóng kém, sẽ được đánh bóng. Những vết xước nhỏ được làm phẳng bằng khăn mềm. Sau đó người thợ dùng silicon để tẩy những tạp chất còn bám trên xe để bảo đảm bề mặt của nước sơn chiếc xe sạch nhất. Để lớp pha lê bám chắc, yêu cầu bề mặt sơn phải đạt độ khô ráo cao.
Công đoạn phủ bắt đầu khi người thợ dùng một loại khăn đặc biệt thấm dung dịch CC- Shield phủ khắp bề mặt của lớp sơn xe với liều lượng khoảng 5cc/1m2. Sau 5 phút, khi vùng phủ xuất hiện một lớp màng mỏng màu trắng ta dùng vải chuyên dụng lau thật sạch nhiều lần cho đến khi lớp màng này mất hẳn, lúc đó bề mặt xe sẽ đạt được độ bóng như ý.
Độ dày của lớp thủy tinh trên khoảng từ 0,05-0,2 micromet. Nếu ở nhiệt độ 900 độ C, Dung dịch CC- Shield sẽ cho ra lớp phủ có độ cứng tương đương thủy tinh. Tuy nhiên, trong điều kiện này, độ cứng của lớp phủ trên xe chỉ bằng 50% so với thủy tinh.
Để bảo đảm lớp thủy tinh kết dính tốt nhất, trong vòng 1 tuần đầu không được rửa xe hay đi ngoài mưa
Chỉnh sửa cuối: