- Biển số
- OF-316160
- Ngày cấp bằng
- 16/4/14
- Số km
- 921
- Động cơ
- 303,335 Mã lực
Link trên fb Công an yêu bánh mỳ việt nam đây các cụ: https://www.facebook.com/ToiYeuCongAnNhanDanVietNam/posts/1028119230635597
Nếu theo luận điểm này thì các xxx ra đường thấy thằng nào thích thì dừng xe thằng đó vô tư? Dân ngu cu đen đi ngoài đường chắc chỉ nơm nớp lo xem có anh xxx nào nhìn mình ngứa mắt dừng xe kiểm tra ko. Dù ko vi phạm, giấy tờ đầy đủ nhưng việc dừng xe vô cớ như vậy khác gì gây phần hà, sách nhiễu dân :o
Nếu theo luận điểm này thì các xxx ra đường thấy thằng nào thích thì dừng xe thằng đó vô tư? Dân ngu cu đen đi ngoài đường chắc chỉ nơm nớp lo xem có anh xxx nào nhìn mình ngứa mắt dừng xe kiểm tra ko. Dù ko vi phạm, giấy tờ đầy đủ nhưng việc dừng xe vô cớ như vậy khác gì gây phần hà, sách nhiễu dân :o
CSGT ĐƯỢC QUYỀN DỪNG PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG VÀ CÔNG DÂN CÓ ĐƯỢC QUYỀN XEM KẾ HOẠCH, PHƯƠNG ÁN CÔNG TÁC CỦA CSGT NÓI RIÊNG VÀ CAND NÓI CHUNG HAY KHÔNG!
Gần đây dân mạng đang điên đảo, sôi sùng sục và ngỡ ngàng, bàng hoàng đến hoang mang khi một clip về vụ việc "cô giáo" Nguyễn Thị Bích Hạnh "cãi lý" với cảnh sát giao thông, rất cứng, cứng như vỏ trứng luôn được đăng tải trên facebook, hiện nó đang đạt đến con số mấy triệu lượt view và hàng nghìn lượt chia sẻ cùng vô vàn các lời bình luận, bàn tán về việc này.
Vậy hôm nay chúng ta bàn luận một chút về vấn đề này cho nó rôm rả nhá.
Nếu như nghiên cứu qua Thông tư 01/2016/TT-BCA được ký ngày 04/01/2016 và có hiệu lực từ ngày 15/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Công an thì có thể thấy một số điểm đáng lưu ý sau có liên quan đến vụ việc này:
Yêu cầu của cán bộ Cảnh sát giao thông (CSGT) khi đi làm nhiệm vụ là phải "Đã được cấp biển hiệu và Giấy chứng nhận Cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ theo quy định của Bộ Công an'' (theo khoản 5, Điều 3 của TT). Như vậy tổ công tác trong đoạn clip về cơ bản đã có đầy đủ những yêu cầu khi đi làm nhiệm vụ theo luật định.
Về quyền hạn, có được dừng xe hay không? Ta có thể trả lời luôn và ngay là CÓ, căn cứ tại Khoản 1, Điều 5 TT này quy định về quyền hạn của CSGT đang làm nhiệm vụ "Được dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát, việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định pháp luật."
Thế khi chưa phát hiện vi phạm thì có được dừng xe hay không?
Ta cùng tham khảo Khoản 1 Điều 4 TT01/2016/TT-BCA như sau:
Điều 4. Nhiệm vụ
Cán bộ tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ thực hiện các nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát nhân dân và nhiệm vụ cụ thể sau đây:
1. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Cục Cảnh sát giao thông, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Công an cấp tỉnh); Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh (sau đây viết gọn là Trưởng phòng Cảnh sát giao thông); Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây viết gọn là Trưởng Công an cấp huyện); kế hoạch tuần tra, kiểm soát đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
-> Các nội dung trong khoản 1 được chia cách bởi dấu ";" nên sẽ được hiểu là các ý riêng chứ không phải là 1 ý chung như dấu ",". Như vậy CSGT không nhất thiết phải có Kế hoạch mới thực hiện việc tuần tra, kiểm soát. Chỉ cần là ý kiến chỉ đạo của cấp trên là có thể thực hiện việc tuần tra, kiểm soát. Tất nhiên cấp ra lệnh phải chịu trách nhiệm với mệnh lệnh của mình.
Và rõ ràng, hàng năm khi "đưa ra nhiệm vụ chung cho cả năm" thì GĐ Công an cấp tỉnh trở lên đều ký việc phân công nhiệm vụ tuần tra kiểm soát cho CSGT và cái này dóng dấu "MẬT". Mà các bạn cũng hiểu rõ rằng cái gì đã "MẬT" thì không được tiết lộ ra, cho nên việc người dân xem Kế hoạch phương án làm việc của CSGT là không được.
Mọi người nên hiểu "Công dân có quyền giám sát hoạt động của lực lượng Công an" quyền giám sát khác với quyền kiểm tra!
Nếu công dân nghi ngờ CSGT làm sai thì có quyền Khiếu nại, tố cáo chứ không có quyền đòi CSGT phải trưng ra các văn bản MẬT. Nếu bạn nào muốn rõ thì có thể gọi 1080 hay tìm văn phòng Luật sư để hỏi rõ!
- Thêm vào đó, Điểm b,c,d Khoản 2, Điều 12 của TT 01/2016/TT-BCA quy định các trường hợp được dừng phương tiện như sau:
"b) Thực hiện kế hoạch, mệnh lệnh tổng kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;
c) Thực hiện kế hoạch, phương án công tác của Trưởng phòng Hướng dẫn và Tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên về việc kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ theo chuyên đề;
d) Có văn bản của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra từ cấp huyện trở lên; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự;"
- Theo đó, xin giải thích 1 số ý sau:
Về Điểm c, khoản 2 ,Điều 12 TT01/2016/TT-BCA thì từ đầu năm Giám đốc Công an tỉnh sẽ ra kế hoạch công tác an toàn giao thông trong năm đến mỗi địa phương, sau đó Công an các huyện sẽ ứng nội dung kế hoạch mà lập kế hoạch công tác theo từng kỳ (đã tất cả đều đóng MẬT). Tức là cứ đi làm mà có lãnh đạo cấp huyện duyệt (điểm c, khoản 2, điều 14).
Về phương án công tác tại mục C thì cái này hàng tuần, tháng, quý, năm CSGT nhất là cấp Trưởng luôn ký văn bản phương hướng nhiện vụ công tác, trong đó luôn có cả phương án tuần tra, kiểm soát trên địa bàn phụ trách.
Không những thế tại Mục B có ghi rõ là "mệnh lệnh" vậy mệnh lệnh là gì ? Nó được hiểu như là lời nói chứ ko nhất thiết là văn bản.
=> Như vậy thì việc tổ công tác dừng xe của "cô giáo" này là hoàn toàn đúng theo quy định của pháp luật, cũng như các cán bộ CSGT cũng có đầy đủ yêu cầu cần thiết khi làm nhiệm vụ.
- Nếu vậy hình như "cô giáo" không thực sự hiểu luật cho lắm? Nếu mấy anh CSGT này nhớ kỹ TT 01/2016/TT-BCA thì có khi "cô giáo" đã "ăn đủ" về tội "chống người thi hành công vụ" ý chứ nhỉ.
Như vậy, sau khi nghiên cứu qua một chút thì câu hỏi đặt ra bây giờ là tại sao? Tại sao một chuyện đơn giản chỉ là kiểm tra giấy tờ theo quy định của luật, để đảm bảo các yêu cầu về ANTT cũng như ANQG mà "cô giáo" lại không chấp hành, thậm chí lại còn làm căng lên như vậy nhỉ?
#BãoLửa
Chỉnh sửa cuối: