Thực ra thì ngày trước chính bọn Anh cũng bị Tàu nó chơi trong vụ trả HK: trả lại cả phần đã nhượng vĩnh viễn cùng Tân Giới và quy chế 1 QG 2 chế độ. Bản thân Thatcher sau này phải thừa nhận. Còn chuyện Tàu dùng bạo lực để thu hồi thì năm 8x-9x chưa đủ tuổi đâu, Bình lùn nó dọa thôi nhưng bọn Anh nhợn thì chắc nghĩ HK cũng ko đáng đánh đổi 1 cuộc chiến với Tàu (thực ra tư duy của chúng nó là đã qua thời kỳ thuộc địa, đế chế Anh đâu có lý do gì mà tồn tại ở cái xứ viễn đông này nữa). Hồi đầu 200x tôi có nói chuyện với 1 số đứa Anh Mẽo về chuyện HK thì đưsa nào cũng nghĩ là sau 50 năm Mainland sẽ trở nên giống HK chứ ko phải là ngươc lại, HK bị mainland nó thu phục. Rõ ràng tầm nhìn của chúng nó đã sai, và chúng nó đánh giá quá thấp *** Tàu, hoặc đánh giá sai khả năng tiêu hóa dân chủ của dân Á đông. Ngay việc Mẽo nso o bế TQ vào hệ thống TM toàn cầu hồi đầu 200x, ngoài mục tiêu lợi nhuận cho các công ty của nó, còn vì chúng nó nghĩ cho TQ vào chơi cùng thì TQ sẽ văn mình lên và đi theo hệ thống văn mình phương tây. Và một lần nữa chúng nó lại nhầm!
Rất hoan nghênh những điều cụ viết.
Bổ sung ý về năm 1982: Đó là cuộc gặp quyết định giữa Đặng và Thatcher. Tất nhiên Thatcher không hề muốn trả HK, nhưng Đặng đã nói 1 câu làm bà ta thay đổi: " Trung quốc sẽ thu hồi Hồng Kông, còn bằng cách nào thì do Anh quyết định". Thatcher không dám/muốn mạo hiểm mới đồng ý trả lại HK cho TQ.
Cụ nói rất đúng về chuyện Phương Tây (chủ yếu là Mỹ) đã đánh giá sai về chế độ TQ và người TQ, dẫn đến quyết định nương tay với TQ quá nhiều năm. Nương tay dẫn đến TQ phát triển, nhưng sự phát triển của TQ không dẫn đến nhu cầu thay đổi chế độ như Phương Tây dự kiến mà ngược lại: nó dẫn đến sự giàu có và tự tin quốc gia có phần thái quá như hiện nay, dám và có thể thách thức Mỹ.
Sự kiện Đạo luật dẫn độ lúc trước và Đạo luật an ninh HK hiện nay nó là bước lùi đối với HK nhưng là tất yếu đối với TQ. TQ đã đủ mạnh để không quá cần phải cho HK nhiều khoảng trống. Và khi người HK không đủ "biết điều" thì TQ sẵn sàng xiết chặt gọng kìm.
Khi Mỹ Anh bãi bỏ chế độ đặc biệt cho HK thì chức năng của vùng lãnh thổ này đối với TQ và thế giới có lẽ cũng sẽ chấm dứt. Chức năng đó sẽ bị chia ra cho mấy thành phố Thâm quyến, Thượng hải, Đài bắc, Singapore và có lẽ cả Macau. Sự suy tàn như của điện ảnh rất có thể sẽ lan sang các lĩnh vực khác ở HK.
Nếu tình hình cứ tiến triển như hiện nay, có lẽ đã đến lúc phải nói với Hồng Kông một câu kinh điển: "Nhận mệnh đi!"
(Trừ khi ở Hồng Kông xuất hiện một nhà đàm phán kiệt xuất, có thể làm thay đổi cả Bắc Kinh lẫn Washington chứ không phải là người chỉ biết theo đuôi như Madam Carrie Lam).