[Funland] Đàn bò tót vườn quốc gia đói trơ xương

collector2810

Xe đạp
Biển số
OF-743435
Ngày cấp bằng
18/9/20
Số km
46
Động cơ
95,267 Mã lực
Chỉnh sửa cuối:

Alaska_

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-737068
Ngày cấp bằng
24/7/20
Số km
868
Động cơ
97,006 Mã lực
Con bò tốt số, dự án tốt mã, những “nhà khoa học” tốt tiền
Năm 2009, một con bò tót đực bỗng bỏ rừng xuống la cà với đàn bò nhà của người dân ở thôn Bạc Rây 2, thuộc xã Phước Bình, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận. Thời điểm đó, đây là vùng núi nghèo xơ xác của tỉnh Ninh Thuận vốn đã nghèo xác xơ, thuộc loại nghèo nhất cả nước.
  • Nguyễn Văn Vinh
    2020-10-03



Con bò tót đực (màu đen) ở Vườn quốc gia Phước Bình đã giao phối với bò nhà của người dân Ninh Thuận và sinh ra nhiều con bò tót lai F1.
Năm 2009, một cái tin nhỏ trên báo địa phương Ninh Thuận sau đó đã thu hút rất nhiều tờ báo quay lại theo dõi và đưa tin. Bất ngờ là 11 năm sau, nó tiếp tục trở thành đầu đề cho vô số bài báo khác nữa phân tích về hiệu quả của các dự án nghiên cứu khoa học ở Việt Nam.
Đó là chuyện “yêu” và “cưới” của con bò tót đực tách bầy trong vùng rẫy thôn Bạc Rây 2, xã Phước Bình, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.
Con bò tốt số
Năm 2009, một con bò tót đực mạnh khỏe bất ngờ bỏ bầy về ăn chung với đàn bò nhà mà người dân xã Bạc Rây 2 đang nuôi thả ở ven chân núi Phước Bình. Câu chuyện này tưởng như không quá kỳ lạ nhưng sau đó, chỉ riêng tít của các tin tức, bài báo viết về nó đã đủ thú vị.
-Năm 2009: Bò tót hung dữ tấn công người dân (báo Dân Việt).
-Năm 2010: Bò tót hung dữ tàn phá hoa màu (báo VnExpress).
-Năm 2010: Tính chuyện “cưới 5 vợ” cho chú bò tót hung hãn quấy dân (báo Dân Trí).
-Năm 2011: Về sống cùng bò nhà, bò tót cần được bảo vệ (báo Nhân Dân).
-Năm 2012: Bò tót trở lại Phước Bình (báo Ninh Thuận).
-Năm 2014: Bò tót Ninh Thuận: Lộc của rừng xanh (Hội bảo vệ môi trường và thiên nhiên).
-Năm 2017: -Lai bò tót thế hệ hai, tin vui ngày đầu năm (báo Lâm Đồng).
- Mừng hơn bắt được vàng, lần đầu tiên lai tạo được bò tót thế hệ F2 (báo Khám Phá, của Sở khoa học công nghệ Tp. HCM).

-Năm 2018: Thu bạc tỷ sau nhiều vụ “cưỡng dâm” của bò tót (báo Thế giới tiếp thị).
-Năm 2020: -11 'hậu duệ' bò tót rừng ở Ninh Thuận... 'kêu cứu'
-Dự án nghiên cứu kết thúc, đàn bò tót F1 ở Ninh Thuận bỗng suy kiệt gầy trơ xương (báo Tuổi Trẻ).

Câu chuyện tóm tắt như sau: Năm 2009, một con bò tót đực bỗng bỏ rừng xuống la cà với đàn bò nhà của người dân ở thôn Bạc Rây 2, thuộc xã Phước Bình, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận. Thời điểm đó, đây là vùng núi nghèo xơ xác của tỉnh Ninh Thuận vốn đã nghèo xác xơ, thuộc loại nghèo nhất cả nước. Huyện này cách thủ phủ của tỉnh khoảng 70 km. Dân trong thôn hầu hết là người dân tộc thiểu số Raglai, sống bằng làm rẫy và chăn nuôi nhỏ, do vậy một con bò là cả tài sản của họ.
Con bò tót đực đi ăn chung với đàn bò cái và lập tức gây dựng một hậu cung đông đúc gồm nhiều chục con cái. Bò đực nào láng cháng tới gần cũng bị nó đuổi đánh, một con bò đã bị húc thủng ngực. Hậu quả này là tất nhiên vì con bò tót đực cao tới khoảng 1, 7m, nặng ước chừng 1 tấn, cơ bắp bóng loáng. Đứng bên bò nhà, nó to cao gấp ba bốn lần.
Xót ruột vì bò cái bị thương sau những lần giao phối với bò tót, lại thêm bò đực tử thương, những người dân nuôi bò ở đây nhiều lần tìm cách bẫy, đuổi, giết con bò tót đực nhưng không thành.



Báo chí lúc đó cũng chỉ quan tâm vào khía cạnh này nên giật tít bò tót tàn phá rẫy của người dân, xem con bò tót là đối tượng nguy hiểm cần phải đuổi đi (tiêu diệt thì không dám vì nó là loài được bảo tồn, có tên trong Sách đỏ Việt Nam).
Việc một số báo chí đưa tin con bò đã rượt chém gây bị thương cho một số người, sau này được chính những người dân ở đây thừa nhận nguyên nhân chính là do nạn nhân. Họ đã kéo đến quá gần con bò tót, xâm phạm ranh giới an toàn của nó và liên tục khiêu khích, đe dọa, ném đá đe dọa. Thực chất con bò này rất nhát người đúng như bản năng thú hoang dã, thoáng bóng người là bỏ chạy. Sau này báo Tuổi Trẻ đã có một loạt bài nói về đàn bò tót sợ hãi trong Vườn quốc gia Phước Bình.
Nhưng chỉ ít lâu sau, những người dân có bò cái được con bò tót đực thị tẩm đã nhận ra giá trị của nó. Đầu tiên cũng chính là ông Nguyễn Văn Chuẩn, người có bò đực bị húc chết và từng tìm cách giết con bò tót. Bò cái nhà ông mang thai, sinh con nghé mang đủ dấu hiệu của bò tót: lông đen, 4 chân trắng, sừng cong vút hình vành nguyệt. Mới tròn một tháng, đã to gấp ba bò thường và lanh lợi đặc biệt. Nó không gần người, không cho xỏ mũi và khi thả ra cho ăn, nó tự tách ra để kiếm ăn độc lập chứ không ăn chung với các con bò khác.
Nguồn lợi được xác định. Người dân lập tức nhận ra giá trị của con bò tót đực và thay vì xua đuổi nó như trước, bây giờ họ cố chăn thả đàn bò cái vào khu vực trảng cỏ ven bờ sông Tô Hạp, vùng đệm của Vườn quốc gia Phước Bình, nơi con bò tót từ rừng đi xuống, để mong có được nguồn giống bò lai cực tốt này.
Dự án tốt mã
Tổng cộng có đến 20 con nghé lai bò tót to khỏe được sinh ra. Ông Chuẩn lại là người được lợi nhiều nhất: riêng đàn bò của ông đã sinh ra 9 con nghé lai, cả đực lẫn cái. Giá bán chúng cao gấp 4 lần bò thường. Khi bán đi mấy con cho Dự án nghiên cứu gene bò tót lai, ông đã có trong tay ngót nửa tỷ đồng-số tiền quá lớn với một người nuôi bò tỉnh lẻ vào thời điểm cách đây gần chục năm. Một người khác bán 4 con, được 200 triệu.
Biết tin, Vườn quốc gia Phước Bình, tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Lâm Đồng-những nơi chia sẻ ranh giới hoạt động của con bò tót liền nghĩ tới việc sử dụng nguồn gien của nó để tạo ra đàn bò tót lai.
Báo chí thời điểm đó viết:
“Con bò tót lai đầu tiên chào đời đã gây được sự chú ý, quan tâm đặc biệt của VQG Phước Bình cũng như các nhà khoa học. Ngay sau đó, dự án “Nghiên cứu, giám định di truyền và đánh giá khả năng phát triển của bò tót lai F1 và bò nhà” đã được Sở KH-CN 3 tỉnh là Ninh Thuận, Lâm Đồng và Khánh Hòa phối hợp thực hiện.
Cuối cùng, đàn bò được bàn giao cho Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng để bảo tồn và nhân giống. PGS.TS Lê Xuân Thám, nguyên Giám đốc Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Lâm Đồng làm chủ nhiệm với kinh phí 5 tỷ đồng.”
Họ mua 10 con bò lai, 5 cái, 5 đực để nghiên cứu.
Giá trị của chúng được đánh giá rất cao:
“Đây là món quà quí mà thiên nhiên ban tặng. Giá trị kinh tế mỗi con có thể cung cấp 500-600kg thịt, 400kg xương, 2 - 3m2 da và cặp sừng đẹp.
Theo tôi biết, trên thế giới, bò tót lai qua thụ tinh nhân tạo có từ lâu, còn lai tự nhiên như ở đây thì chưa. Và đây có thể là đàn bò tót lai tự nhiên đầu tiên trên thế giới- dẫn lời ông Nguyễn Công Vân, Giám đốc Vườn quốc gia Phước Bình.
(…) Đàn bò này sẽ để làm giống, cho sinh sản với bò nhà nhằm tạo ra giống bò hướng thịt của Việt Nam có khoảng 12,5% máu bò tót, có khả năng cho năng suất, chất lượng thịt cao, khả năng sử dụng tốt thức ăn thô xanh trong điều kiện chăn nuôi thông thường và có khả năng đề kháng cao. Trên cơ sở đó xây dựng thương hiệu bò đặc sắc cho vùng Lâm Đồng - Ninh Thuận - Khánh Hòa”-còn đây là phát ngôn của chính ông Lê Xuân Thám.
Báo chí Việt Nam cũng dẫn lời Viện trưởng Di truyền nông nghiệp, Phó giáo sư-Tiến sĩ Lê Huy Hàm cho rằng, việc lai tạo giống bò tót với bò nhà sẽ tạo nên nguồn gene rất quý giá, có khả năng chống chịu bệnh tốt.
Đàn bò nghiên cứu được nuôi trên 2 ha đồng cỏ. Tuy các con lai đầu tiên khi phối giống với nhau đã không sinh sản, nhưng bò cái giống địa phương phối với bò tót đực lai thì đều sinh sản bầy bê lai vẫn to cao và khỏe mạnh. Thêm một con bò đực lai khác ngoài đàn này được thả rông ở ngoài đã phối với bò cái và sinh được bò con. Con đực này tiếp tục được mua bổ sung vào đàn bò nghiên cứu.

Đến cuối năm ngoái, dự án này đã được Hội đồng nghiệm thu đánh giá đạt yêu cầu. Mặc dù cho đến nay người ta vẫn chẳng có bất kỳ thông tin nào về kết quả cụ thể từ đàn bò hiếm quý đó cả: chẳng biết giống bò mới đã được tạo ra chưa, kết quả lai tạo thành công đến mức nào, thương hiệu bò đặc sắc đã ra đời hay chưa… v.v
Cán bộ tốt tiền
Ấy nhưng 5 tỷ đồng đã được tiêu sạch. Những “nhà khoa học” cỡ ông Phó giáo sư Thám đã nhận xong tiền, nên dù đàn bò lai vẫn còn nguyên đó, vẫn có thể được thả ra ngoài để tiếp tục phối giống với các con bò khác, thì một năm nay bị nhốt hoàn toàn trong xó chuồng bé tí chỉ vỏn vẹn 200 m2. Chúng được nuôi chỉ bằng rơm khô và nước suối. Chỉ rơm khô, không cỏ, không lá, không cám, không thức ăn dinh dưỡng. Đến nỗi người được thuê nuôi chúng phải thốt lên: “Ăn toàn rơm khô nên bò cũng khô rốc, ỉa không ỉa nổi”.
Dù chỉ được có rơm khô thì chúng cũng không đủ rơm để ăn no, mà chỉ ăn cầm chừng để không chết.

Khi được báo chí phát hiện, đàn bò tót lai vốn nặng 600 kg-800 kg/con đã suy kiệt đến mức không đi đứng nổi, xương chòi ra gần đâm thủng cả da.

Bò bị bỏ đói Zing

Thế nhưng hình ảnh này được người có trách nhiệm với nó, là ông Nguyễn Như Chương - Giám đốc Trung tâm ứng dụng khoa học và công nghệ (Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Lâm Đồng) gân cổ cắt nghĩa: “Làm gì có chuyện bò gầy trơ xương? Mỗi con nặng 400 - 700 kg nên gân nó cuồn cuộn, nhìn vậy đó. Muốn biết ốm hay mập phải có chuyên gia!”.

Dũng cảm hơn nữa, khi vụ bò ốm trơ xương bị báo chí đào ra, vào ngày 26/9/2020, ông Thám (mặt dày-đã về hưu) trả lời báo chí rằng: “Chưa thể nói gì kết quả nghiên cứu vì còn nhiều vấn đề phức tạp, cần chờ thêm các dự án nghiên cứu tiếp theo”.
Tiếc đến đứt ruột. Nếu như cứ để người dân nuôi nấng chăm sóc như trước, đàn bò giống chắc chắn đã mạnh khỏe gấp bội lần và sinh sản ra hàng đàn bò tót lai vạm vỡ, trị giá cả đống tiền, chứ không phải bị bỏ đói chờ chết như thế này.

Cho nên, kính thưa ông Thám, so với da bò tót thì chất liệu làm nên da mặt ông đã tỏ rõ ưu thế vượt trội rồi. Khuyên ông nên tự lập một cái dự án nghiên cứu và bảo tồn gene của chính mình, sau này con cháu chúng ta lại có được nguồn da cực tốt còn hơn xe bọc thép. Hoặc, phải bắt giam ngay toàn bộ Hội đồng nghiệm thu dự án, vì chính họ mới năm ngoái còn tay bắt mặt mừng đánh giá dự án của ông là “đạt kết quả” cơ mà. Cớ sao vừa đạt kết quả đấy lại chưa thể nói gì về kết quả? Hay là do ăn nuốt sạch sẽ cả rơm lẫn cỏ của đàn bò nên não ông và não họ cũng biến thành não bò mất rồi, nên nhổ ra liếm lại cứ trơ (mặt thớt) như không?
Sau khi bị dư luận vạch trần, đàn bò tội nghiệp đã được giao về (trên giấy tờ) cho Vườn quốc gia Phước Bình (Ninh Thuận) tiếp nhận và chăm sóc.
Nhưng ông Phá giáo sư Lê Xuân Thám, người chịu trách nhiệm cao nhất với đàn bò trước kia thì sao? Ông Chương, đàn em kế nhiệm của ông Thám thì sao? Những kẻ tự xưng danh nhà khoa học mà câu nọ cắn câu kia, bạc bẽo, vô trách nhiệm, độc ác như vậy chẳng lẽ thoát thân dễ dàng vậy sao?
Chuyện này chưa thể kết thúc. Để công bằng cho đàn bò và cho 5 tỷ đồng của người dân tỉnh nghèo Lâm Đồng, Ninh Thuận, những kẻ nhân danh khoa học kể trên phải bị lôi ra pháp luật.
 

Mr HNHX

Xe tải
Biển số
OF-183356
Ngày cấp bằng
4/3/13
Số km
249
Động cơ
337,663 Mã lực
Thế mà bò tót lai F1 do nông dân nuôi lại ngon lành cành đào, béo mượt lông tơ như thế này đây các cụ ợ.
Chắc là bò nông dân nuôi không phải tiếp đón các chuyên gia, nhà khoa học, các loại hội,... về thăm quan nên chúng đỡ bị stress. Nhờ vậy mà béo khỏe béo đẹp. Kaka

Thứ bảy, 3/10/2020, 14:42 (GMT+7)
Đàn bò tót của ông nông dân
NINH THUẬNTừ ba bò tót F1 và một F2 ban đầu được ông Nguyễn Văn Chuẩn nuôi dưỡng, đến nay phát triển thành đàn 17 con.
Trại chăn nuôi bò của ông Chuẩn, 50 tuổi, thôn Bạc Rây, xã Phước Bình nằm trong vùng đệm vườn quốc gia Phước Bình (Bác Ái). Chiều 2/10, ông lùa đàn bò tót từ chân núi về rẫy sau một ngày thả chăn tự nhiên. Nắng dần qua đỉnh núi, đàn bò no cỏ men theo triền dốc, về rẫy cùng chủ trại.
Ông Nguyễn Văn Chuẩn đang dẫn bò tót nuôi về rẫy, chiều 1/0. Ảnh: Việt Quốc.


Ông Nguyễn Văn Chuẩn đang dẫn đàn bò tót nuôi về rẫy, chiều 1/0. Ảnh: Việt Quốc.
Vừa tới ngõ rào, chúng bất ngờ khựng lại. Con đực to nhất nhảy đổng lên, húc húc cặp sừng bóng loáng khi thấy người lạ. Những con đi cùng cũng gương đôi sừng phòng thủ. "Ê Min! Ê Min!", chủ trại gắt giọng để ngăn chúng nổi loạn.
Ông Chuẩn cho biết trong khu đất rẫy 2 ha này, gia đình ông đang nuôi hơn 40 con bò, vừa bò nhà vừa bò tót lai. Trong đó có đến 17 bò tót lai thuộc ba thế hệ F1, F2 và F3. Đàn bò tót được buộc ở bãi đất riêng, cách chuồng bò nhà 200 m vì chúng dữ hơn bò nhà. Thân hình những con trưởng thành F1 vạm vỡ, bộ lông đen mướt, giương đôi sừng uy nghi, bệ vệ.
Chỉ tay về phía con đực hung hãn lúc nãy, ông Chuẩn cho biết đó là con lớn nhất trong đàn, nặng hơn 700 kg, là con đực thứ hai sau kết quả những cuộc "giao duyên" kỳ lạ giữa bò tót rừng và bò nhà hơn 10 năm trước. Còn con đực đầu tiên ông đã bán cho một người ở Củ Chi, TP HCM được 60 triệu đồng.
Ông Chuẩn nhớ lại, khoảng 2009, một con bò rừng liên tục về rẫy ông, húc bay bò đực, rồi giao phối với bò cái nhà. Bò cái có chửa, 9 tháng sau, sinh ra một bê đực lông đen như bò tót cha. Năm sau, bò mẹ này lại tiếp tục đẻ tiếp một bò tót đực F1 khác. Những con bò cái khác của ông Chuẩn và dân trong làng cũng được phát hiện sinh ra bò tót con.
Ông Chuẩn cho biết, nhà ông được "lộc rừng" tặng đến 9 con bò tót lai F1. Ông bán 4 con (2 đực, 2 cái) cho Vườn quốc gia Phước Bình và 4 con (2 đực, 2 cái) cho người ngoài tỉnh với giá 30-60 triệu đồng một con. Còn một con đực F1, ông giữ lại.
Bò tót đực F1 đang nuôi trong rẫy nhà ông Chuẩn, thôn Bạc Rây. Ảnh: Việt Quốc.

Bò tót đực F1 trong đàn to béo, vạm vỡ đã phối giống với bò nhà cho ra 7 con đực F2. Ảnh: Việt Quốc.
Trong số 4 con trước khi bán đi nơi khác, một con cái F1 sinh ra một con cái F2. Con F2 này được ông giữ lại nuôi. Rồi ông mua thêm hai con cái F1 khác của người trong làng đưa về, thành ra đàn bò lai bắt đầu gầy dựng lại có tất cả 4 con (3 F1 và 1 F2).
Chín năm qua, con đực F1 trong đàn đã phối với các bò cái nhà sinh ra được 7 con đực F2. Còn hai con cái F1, chưa rõ giao phối với bò đực bò nhà hay bò đực F1, đã sinh ra 3 con đực F2. Còn con cái F2 cũng sinh ra được 3 con đực F3. "Rất lạ, 13 con sinh ra sau này đều là đực hết", ông Chuẩn nói.
Ông Chuẩn cho rằng bò tót lai cũng dễ nuôi vì chúng ăn tạp. Bất cứ thứ cỏ cây gì đều gặm được. Gần chục năm qua, ông tận dụng các đồng cỏ tự nhiên trong làng, gần bìa rừng để chăn thả, nên ít tốn chi phí. Mùa khô, khi cỏ tự nhiên ít đi, ông mới bổ sung thêm cỏ tươi do nhà trồng.
Cũng từ thực tế, ông Chuẩn nhận thấy bò tót lai có sức đề kháng hơn hẳn bò nhà. Gần như từ lúc nuôi dưỡng đến nay, chưa có con nào bị bệnh dù thả giữa mưa giữa nắng. Gia đình ông chưa hề tốn mũi thuốc nào cho chúng.
Đàn bò này chỉ khó ở việc, chúng hay ủi phá vườn rẫy, nhất là khi bò đực trông thấy các bò cái nhà đang kỳ động dục. Ngoài ra, chúng còn thích về rừng do còn tính hoang dã. "Thế nên, mỗi lần chăn thả, tôi đều xỏ mũi buộc dây thật chặt vào gốc cây giữa đồng", ông Chuẩn nói nếu quản lý tốt cũng không hề hấn gì.
Xuất hiện ở thôn Bạc Rây vào năm 2009 đến khi chết năm 2014, bò tót đực Vườn quốc gia Phước Bình đã giao phối với các bò nhà sinh ra khoảng 20 bò lai.
Tiêu bản bò đực đã chết được trưng bày tại Vườn quốc gia Phước Bình, ngày 1/10. Ảnh: Việt Quốc.

Tiêu bản bò đực đã chết được trưng bày tại Vườn quốc gia Phước Bình, ngày 1/10. Ảnh: Việt Quốc.
Ngoài đàn bò nhà ông Chuẩn, còn một con đực F1 của nhà ông Nguyễn Đình Tích (kề rẫy ông Chuẩn) và khoảng 6 con F1 khác của người dân trong làng bán đi Điện Biên, Lạng Sơn, TP HCM... chưa rõ có sinh sản hay không, vì người dân ở đây không giữ liên lạc với những người mua bò. Như vậy, con bò tót đực Vườn quốc gia Phước Bình đã để lại ít nhất 34 "hậu duệ".
Theo ông Chuẩn, so với con bê sau một năm nuôi có giá hơn chục triệu đồng, bò tót lai giá cao gấp 4-5 lần, giá trị kinh tế rất cao. "Tôi sẽ tiếp tục phát triển tổng đàn lên gấp đôi, gấp ba... để tiến tới bán bò thịt và bò giống", ông Chuẩn nói.
Ông Nguyễn Công Vân, Giám đốc Vườn quốc gia Phước Bình xác nhận, đàn bò ông Chuẩn có nhiều con được bò đực rừng về giao phối nên sinh ra nhiều con lại F1. Vườn có mua của ông 4 con của ông. Ngoài ra, ông còn bán một số cho người ngoài tỉnh. Ông Chuẩn còn giữ lại một vài con, hiện nay đã sinh thêm nhiều bò con có hình thể giống với bò tót.

Nguồn Vnexpress
 

CuChuoi12g

Xe điện
Biển số
OF-42078
Ngày cấp bằng
1/8/09
Số km
2,010
Động cơ
486,103 Mã lực

cameraonline.vn

Xe container
Biển số
OF-113238
Ngày cấp bằng
18/9/11
Số km
7,441
Động cơ
472,062 Mã lực
Nơi ở
cameraonline.vn
Website
www.cameraonline.vn

Noname_2015

Xe tăng
Biển số
OF-369553
Ngày cấp bằng
7/6/15
Số km
1,895
Động cơ
279,138 Mã lực
Lúc dự án còn thì sướng, ngày chỉ việc chơi và gặm cỏ non. Khi dự án hết thì chỉ rơm khô nên thế. Nhưng cũng phải nói mấy tay làm dự án này thật tàn nhẫn, thà xong dự án thả cả đàn về rừng may còn béo tốt.

Lại dính tội thất thoát tài sản nhà nước đó cụ :)
 

Andydo

Xe điện
Biển số
OF-570664
Ngày cấp bằng
24/5/18
Số km
2,201
Động cơ
162,346 Mã lực
Vụ cụ tô đậm là có thể có, em fair :)), người làm dự án về những kiểu này đều biết. Nhưng lỗi chính vẫn là những người làm dự án, không có cơ chế kiểm soát, sâu sát với công việc, không có tâm cắt phế xong chẳng hạn rồi vứt uỵch cho người thuê thì bây giờ nói gì.
Thực ra mấy bố GS, TS nếu làm dự án, trong tay lại có kiến thức, giỏi kinh doanh thì những mô hình như này về sau thành công ty riêng ngon, xuất khẩu mật bò tót chẳng hạn, đa cấp sỏi bò tót chữa bách bệnh chả hạn, khô bò tót phomai chả hạn, ôiii nhiều...:D. Có phải ai cũng được tiếp cận trực tiếp với có thông tin , quen biết nhiều như mấy bố ý đâu.
Nông dân người ta người ta đã kiếm tiền tỷ từ bò tót lâu rồi
 

VNZZ

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-744086
Ngày cấp bằng
24/9/20
Số km
220
Động cơ
61,000 Mã lực
Tuổi
36
F5D01D8E-A3B3-4882-9C1A-590901CF4628.jpeg
Thất vọng hơn là tay gì đó của Sở KH-CN còn tỏ ý nghi ngợ bác nông dân được thuê nuôi bò tót có thể lấy thức ăn của bò tót dự án cho bò nhà. Chịu các ngài😔
Tranh công, chối tội, đổ lỗi, thanh minh là nghề chính của cán bộ. Ban đầu thuê cả đất trồng cỏ, sau không trả tiền thì người ta lấy lại đất. Mà đã lấy lại đất thì đương nhiên làm éo gì có cỏ. Ông ấy cho 1 con F2 đang có bầu ăn chung cỏ với bò nhà ông ấy là phúc đức lắm rồi.
 

VNZZ

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-744086
Ngày cấp bằng
24/9/20
Số km
220
Động cơ
61,000 Mã lực
Tuổi
36
vậy là giống vụ này sao cụ, tiếc nhỉ, con bò tót đẹp thế mà :((
ĐLĐO lại ra câu hỏi không chính xác thế này à? La là con của lừa đực và ngựa cái, còn con của lừa cái và ngựa đực lại là lừa la.
 

Traubotube

Xe điện
Biển số
OF-546995
Ngày cấp bằng
22/12/17
Số km
4,050
Động cơ
201,771 Mã lực
Cụ có thấy ai bán chuột thí nghiệm sau khi sử dụng không? Có chắc đàn bò này không bị tiêm đủ thứ hoá chất và thuốc để phục vụ nghiên cứu không? Hết dự án người ta có thể giết bỏ, chôn lấp, nhưng ở đây người ta muốn để lại, dự án hết tiền thì hết thức ăn vậy thôi. Đã nói hết tiền thì có thuê giết và chôn lấp cũng chả được nữa.
Khi muốn ng ta tìm cách,khi k muốn họ tìm cớ
 

st101814

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-108426
Ngày cấp bằng
10/8/11
Số km
3,280
Động cơ
441,106 Mã lực
Nơi ở
Canada - Viêt Nam
Thế mới biết tiền thuế của chúng ta lãng phí thế nào, nước thì nghèo mà các nghiên cứu kiểu vứt tiền qua cửa sổ thế này thì thà đừng làm còn hơn.

Có bác nông dân gì đó tự làm mà nhân giống ra đến 17 con.

"Con bò mà biết nói năng
Thì ông đấy tờ cái răng chẳng còn"
 

collector2810

Xe đạp
Biển số
OF-743435
Ngày cấp bằng
18/9/20
Số km
46
Động cơ
95,267 Mã lực
nhìn mấy con bò này khá giống trâu nhỉ, chân cũng trắng luôn

 

vuronaldo101

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-738685
Ngày cấp bằng
8/8/20
Số km
298
Động cơ
66,600 Mã lực
Tuổi
24
Thế mới biết tiền thuế của chúng ta lãng phí thế nào, nước thì nghèo mà các nghiên cứu kiểu vứt tiền qua cửa sổ thế này thì thà đừng làm còn hơn.

Có bác nông dân gì đó tự làm mà nhân giống ra đến 17 con.

"Con bò mà biết nói năng
Thì ông đấy tờ cái răng chẳng còn"
Chuẩn cụ
Bò lai vào tay nông dân nuôi tốt và sinh sản đã tới F3
Còn cho các vị Thiến sĩ giao phối thì tịt ngòi hết cả, đúng là lũ Thiến sĩ vừa ăn hại vừa YSL hehe

"Ông Chuẩn cho biết trong khu đất rẫy 2 ha này, gia đình ông đang nuôi hơn 40 con bò, vừa bò nhà vừa bò tót lai. Trong đó có đến 17 bò tót lai thuộc ba thế hệ F1, F2 và F3. Đàn bò tót được buộc ở bãi đất riêng, cách chuồng bò nhà 200 m vì chúng dữ hơn bò nhà. Thân hình những con trưởng thành F1 vạm vỡ, bộ lông đen mướt, giương đôi sừng uy nghi, bệ vệ. "
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top