Cụ quá khen, chứ em cũng trình còi, thấy sao thì bảo vậy mà.
Cứ suy đơn giản thì dù bộ dàn tốt đến đâu, cái mà ta được hưởng thì lại từ đôi loa thôi.
Bên ngoài em cũng thấy nhiều người chỉ tự hào là bộ dàn tốt, chú trọng đến các thiết bị và kết nối, nhưng mà lại không hề để ý đến đôi loa. Như vậy là lãng phí đi tài nguyên quan trọng nhất có trong tay mình. Một bộ thiết bị tốt đến đâu thì cũng chỉ đưa đến tai ta qua đôi loa mà thôi. Kê loa không đúng cách thì bộ dàn ngon mấy cũng không thấy hay, vì trường âm tán loạn.
Đặc biệt khi chơi âm đèn rồi thì phải cẩn thận đến từng xen ti mét, tự nhiên bộ dàn của ta hay hơn nhiều...
Em ví dụ thêm vài thứ mà tự ta có thể làm được để nâng chất lượng âm thanh:
- Các thiết bị trên 30 năm tuổi thì đều nên thay dây nguồn. Cái dây nguồn đời cổ thường nhỏ, lớp nhựa bọc sẽ bị lão hoá như nứt vỏ (thậm chí ở mức độ mắt ta không thấy. Nhưng như vậy là khả năng các chỗ nứt bị ô xy hoá, làm dây ruột bị ten (gỉ) dẫn đến tự nhiễu trên dây nguồn. Nên thay cho dây đảm bảo đồng nhất, tránh ù nhiễu nội sinh, dây nguyên thuỷ thì cất đi.
- Phía sau bộ dàn rất nhiều dây, dây tín hiệu, dây loa, dây nguồn vài cái...Cố gắng sắp xếp sao cho các dây không chạm nhau, đặc biệt là không được chạm vào dây nguồn. Các dây, đặc biệt là dây loa thì không được để chạm đất. Đơn giản là có thể làm bộ gá bằng cái khung gỗ để mắc các dây lên theo nguyên tắc đó. Sẽ chống can nhiễu lẫn nhau, âm thanh sạch hơn nhiều.
- Bộ dàn và loa nên đặt trên các giá kệ cứng chắc, nhiều cụ đặt trên cái kệ rộng bằng gỗ ép mỏng, võng...sẽ làm cho dễ bị rung thiết bị. Trong bộ dàn bình thường thì đầu CDP bị rung sẽ ẩnh hưởng chất lượng đọc của mắt đọc, còn dàn đèn thì mắt đọc CDP cũng ảnh hưởng và thêm cái là bộ tubes cũng đưa ra chất lượng không tốt nếu bị rung.
- Nên tiếp mát cho toàn hệ thống, để tiêu điện tích tích tụ trên các vỏ khung kim loại, ảnh hưởng đến dòng tín hiệu bên trong. Đồng thời là an toàn cho sử dụng.
Có vài cái dễ làm, cùng với việc kê loa, thì cũng bộ dàn ấy nhưng có thể lại thấy hay tuyệt.