Bữa nay nghỉ tết và dậy sớm vào diễn đàn nên mạn phép các cụ có chút ý kiến về chuyện này
Trước giờ luôn có những tranh luận về việc chọn smart TV vs non-smart + AB luôn diễn ra và chẳng có hồi kết, cũng giống như cộng đồng dùng IOS và Android vậy, mỗi bên đều có lý lẽ riêng và cố chứng minh phe mình đúng qua ngữ cảnh sử dụng thực tế.
Thật ra câu chuyện lựa chọn về Smart TV chạy hệ điều hành ổn định + phần cứng TV mạnh đã được chứng nhận qua thực tế sử dụng về tính ổn định với một số dòng TV đang phổ biến như LG với WebOS, Sámung với Tizen, hay Sony với android TVOS.
Là người có khoảng thời gian viết ứng dụng cho cả 3 hê điều hành TV này em có chút ý kiến như sau:
Về phần cứng của LG, Samsung và Sony thì khá là tốt, SoC (system on chip) tuy không phải là hàng khủng nhưng đủ thậm chí là dư để chạy được các app viêt cho các phiên bản hệ điều hành phổ biến, chip giải mã hình ảnh khá mạnh và cho ra hình ảnh đẹp hơn nhiều so với các Android box phổ thông (hàng tàu thì chưa đủ tuổi để so) nếu dùng chung một nguồn phát , lấy ví dụ như bộ phim định dạng mkv h264 nén 8 bits, tv giải mã và phát hình qua một nguồn streaming, usb sẽ cho hình ảnh đẹp và sâu hơn là qua giao diện HDMI (em không đi vào chi tiết vì sao nó khác biệt), lý do HDMI phải truyền từng bits và phải truyền lại khi bị lỗi bit nên công đoạn xử lý hình ảnh và hiển thị sẽ phải làm thêm một lần giải mã nữa từ nguồn HDMI bằng các engine xử lý hình ảnh thay vì chỉ một lần trực tiếp qua các nguồn USB, streaming, nguồn gốc qua lần 2 thì sẽ khác đi một chút, khác theo hướng tốt lên hay xấu đi vì suy giảm bít và nội suy quá mức thì tùy hãng và giá tiền sản phẩm, về truyền qua cáp HDMI nếu bits nhận lỗi nhiều quá thì công đoạn truyền nhân và sửa lỗi sẽ phải làm đi làm lại, gây ra trễ hình / tiếng, nếu các error bít quá nhiều thì xử lý lỗi sẽ phải skip qua nếu không sẽ bị treo, do vậy có đôi klhi chúng ta thấy hiện tượng bị vỡ hình ở một vài frames hay mất đồng bộ hình/tiếng.
Hầu như các SoC của smartTV như LG, Samsung hay Sony, phần cứng hiện tại đều đủ sức xử lý các video codec H264 (8 bit, 10 bits encoded), h265 - HEVC (10, 12 bits encoded), các tính năng cải thiện và nâng cấp hình ảnh đều có các engine chuyên dụng được thiết kế riêng để giải quyết việc này, SoC sẽ không phải gánh nữa nên có nhiều CPU resource để cho app chạy trơn mượt, trong khi các android box phổ biến chỉ có thể xử lý các nguồn H264 8 bits encoded thuần tuý qua SoC duy nhất trên board, đừng đòi hỏi việc cải thiện , nâng cấp chất lượng hình ảnh qua android Box nhé, nó không được thiết kế để làm việc này, nó không làm suy giảm chất lượng hình ảnh đi quá nhiều là may mắn lắm rồi.
Cùng một nguồn phim mà phát trên smartTV qua streaming/USB so với qua Android box thông thường + non-smartTV qua HDMI thì luôn có sự khác nhau về chất lượng hình ảnh, bão hòa màu sắc, độ sâu trường ảnh.... Tất nhiên qua android box thì kém đi rồi!
Đại loại là vậy (thực tế thì còn nhiều thức khác cần bàn tiệp nữa)
Về hệ điều hành cho TV, WebOS của LG (mua lại của HP) khá ổn định và được test khá kỹ, crictical bugs rất it và thường được fix sớm để ra bản vá nên có thể yên tâm về tính ổn định , androidTV thì còn rất nhiều lỗi, đặc biệt là memory leak (app viết cho android dạng native chủ yếu viết từ java, mà garbage collector của java không phải lúc nào cũng làm việt tốt nên dễ bị memory leak), Tizen của SamSung cũng còn nhiều lỗi và performance cũng nhiều khi cà dựt cà tàng, hay bi lỗi vặt và đơ máy.
Tất cả những lỗi mã smartTV chạy androidTV OS gặp phải thì đều gặp phải trên các android box, vì chúng nó đều dùng chung một rom gốc từ Google, nhưng smartTV chạy android sẽ thường là customize lại và có các bản vá và release sớm hơn vì các hãng lớn luôn có đội ngũ phát triển và maintance sản phẩm của họ chứ không như các loại android box trôi nổi trên thị trường dùng rom từ thời nảo thòi nào, và chẳng hay ít có cơ hội để update lên bản vá lỗi.
Thường một cái android box giá từ 700-1500K hay 2 triệu chút xíu chạy android không thể so về chất lượng tổng thể về phần cứng và hệ điều hành của các smartTV chính hãng có tên tuổi.
Vậy sự lựa chọn và cân nhắc là gì?
a/ nếu mua AB và cắm ổ cứng qua USB để phát qua HDMI , thì tại sao không cắm trực tiếp và cái máy tính và stream nó qua wifi phát ở nhà mình vậy có phải đơn giản hơn không và đỡ tiền mua cái box?
b/ smartTV đều tích hợp cả wifi (chuẩn N, từ 150mb/s đến 300mb/s tùy hãng) và cổng ethernet ( giao diện RJ45) để nhận các nguồn phát qua mạng, hay kết nối internet trực tiếp để chạy app, các tính năng casting khá hay dùng để phát nội dụng trên màn hình điện thoại lên TV, hay màn hình máy tính qua miracast khá hữu dụng và ngày càng được dùng nhiều, còn nhiều ứng dụng hay ho khác mà chỉ có trên store của hãng sản xuất TV chứ cái google strore hiện tại toàn app rác , và nhiều cái chứa cả mã độc, mà android box chỉ truy cập vào được cái store này mà thôi.
c/ mua một cái internetTV hay dumb TV cũng có rẻ hơn cái smartTV khoảng 2-3 tr nhưng gần như sẽ không có linh kiện để bảo hành hay thay thế vì các vendor gia công và cung cấp linh kiện cho các hãng đều chuyển sang sản xuất cho smartTV, smartTV giờ là sản phẩm chủ lực trên các dây chuyền sản xuất TV của các hãng, cho nên mua loại tv này thì sẽ phải chấp nhận rủi ro như trên
d/ Android box bản thân chỉ có GPU tích hợp nên không thể trong mong vào chất lượng hình ảnh, độ sâu và khả năng cải thiện hình ảnh gần như không có (cần có engine riêng để làm việc này), trừ một số cái đắt tiền có tích hợp engine xử lý riêng. Do SoC của nhưng loại AB thường chỉ dùng chip của MediaTek loại cũ và yếu, hay chip rẻ tiền trôi nổi dựa trên kiến trúc ARM phiên bản cũ do các hãng không tên tuổi sản xuất để giảm giá thành nên khả năng xử lý các nguồn film có bitrate cao như 4K, 8K và nén 10, 12 bit là không thể vì đòi hỏi năng lực xử lý CPU phải cao, nếu được thì giá cũng > 1/2 cái TV rồi. Mọi quảng cáo về android box chỉ đúng một phần rất nhỏ sự thật về chất lượng hình ảnh và sự mượt mà của ứng dụng, các phép đo kiểm thực tế đều lột trần việc đó.
e/ với sự hoàn thiện của hệ sinh thái cho smartTV, IoT, thì cũng rất nhanh thôi android box sẽ đi vào dĩ vãng. Đó là xu thế không tránh được.
f/ ....
Cá nhân em ghét nhất là có quá nhiều kết nối và dủ loại remote, mỗi lần mất hay hư hỏng lại phải đau đầu công đoạn tìm kiếm thay thế, do vậy em chỉ dùng duy nhất một kết nối qua mạng ( RJ45) để làm mọi chuyện, build lấy mội cái media server chay 24/7 để host các app, IPTV server deamon, trữ nhạc, phim download tự động qua các site torrent và stream trực tiếp qua giao thức DNLA cho tất cả các thể loại máy tính, tablet, TV trong cùng một mạng LAN ở nhà. Media Serve chạy trên một con NUC của Intel giá 7tr chạy CPU KabyLake và một cái dock kết nối qua USB-3.0 chứa ở cứng 6TB
Tạm thời vậy, rảnh em chém tiếp về câu chuyện này