Để Mị nói cho mà nghe
Quả trứng có trước hay con gà có trước.
Trong đại dịch COVID, người dân mĩ tắm trong trận mưa tiền do chính phủ trút xuống. Cùng với chính sách tiền tệ của FED, khoản tài khoá này là nguồn gốc của đợt tăng lạm phát hiện tại.
Nhận được tiền từ trên trời rơi xuống, người dân mĩ thoạt đầu cho vào sổ tiết kiệm hay thanh toán các khoản nợ khiến tổng số tín dụng giảm phi mã. Thế nhưng thế hệ gen Z ( 1970-1986), gen Millennials ( 1980-1996) , và lứa đầu của gen Z ( sinh quanh 2000 ) lại có thú vui giải trí tao nhã : chơi chứng khoán.
Chính thế hệ Millennials đầu têu cho việc chỉ mua ko bán, tạo nên hiện tương Game Stop đầy thú vị: lần đầu tiên người ta thấy đám đông F0 hung hãn đập cho các ETF mất 30 tỉ đô và Dow Jones giảm 700 điểm chỉ trong 1 phiên.
Một nhánh khác của gen Millennials trút tiền vào BĐS đẩy giá nhà lên, góp phần tạo thành làn sóng lạm phát hiện tại. Điều đáng chết là phải hết tiền thì mới qua lạm phát. Thế nhưng người ta thống kê dân mĩ mới tiêu một phần tư đến một nửa số tiền do Long Vương ban phát. Và còn phải chờ dài dài.
Lúc này media đang hi vọng lạm phát sẽ sớm giảm để FED xoay trục. Và chúng ta thấy một hiện tượng lí thú. Giá nhà chiếm 32% rổ CPI nước mĩ, người ta hi vọng giá nhà giảm sẽ góp phần kéo lạm phát xuống. Thế nhưng với những người mua nhà trước tháng 3/2022 thì lãi vay vẫn chỉ là 3%/năm, còn mua trước tháng 7/2022 thì cũng mới tăng lên 5%/năm. Tức lãi suất 7%/năm hiên tại chỉ dành cho ai mua sau tháng 9/2022.
Chính vì thế nên lãi suất cao chỉ hạn chế khách hàng mới chưa mua, ngăn giá nhà tăng mạnh hơn nữa. Chứ nó chưa phát huy tác dụng trong việc khiến các chủ nhà cũ giảm giá bán. Tức trong hàng chục triệu ngôi nhà có thể tham gia bán thì chỉ có chưa đến 500 ngàn căn là gánh lãi suất cao. Và bọn họ đương nhiên sẽ rất đủng đỉnh khi hạ giá nhà, bởi media lại hô lãi suất sắp giảm thì người bán nhà mới sẽ ko vội hạ giá nhà.
Túm váy lại: lạm phát chờ giá nhà giảm, còn giá nhà chờ lạm phát giảm.