Hôn nhân ko phải là việc của chỉ 2 người, mà là việc kết nối tạo nên mối quan hệ giữa 2 đại gia đình - mà "gia đình" theo quan điểm của người Việt là 2 từ vô cùng thiêng liêng
Bắt nguồn từ đó, cô dâu và chú rể phải đặt mình ở vị trí của bố mẹ, người thân để việc cưới xin được diễn ra theo cách trọng đại nhất trong mắt của phụ huynh. Nay mỗi nhà đâu cũng có 2-3 đứa con nên càng muốn tổ chức cho lịch sự, chu đáo. Và bố mẹ muốn:
- Con cái mình sinh ra phải được bằng hoặc hơn bạn hơn bè, chưa biết sống sau này ra sao nhưng ko muốn bị thiên hạ dị nghị "nhà này làm gì mờ ám mà con lén lút đi lấy chồng", "cái con bé vừa về ở cái nhà thằng đó quan hệ thế nào nhỉ, mình mà có con gái thì chẳng bao giờ nuôi nó lớn bằng đầu bằng cổ mà đùng 1 cái ko cưới xin cứ thế về ở nhà thằng đó"...tóm lại là bạn sẽ có 1 mối quan hệ ko minh bạch trong mắt hàng xóm, láng giềng. Bố mẹ sẽ ngại, vì người ác ý sẽ nói "ông bà này chẳng nhẽ ko đủ dăm chục làm vài mâm cỗ mời và thông báo tới hàng xóm, láng giềng"; rồi đi đâu người ta cũng hỏi cùng 1 điệp khúc...con A/ thằng B nhà bà thế nào, cưới ai, mặt mũi ra sao, khi nào cưới, sao ko mời chúng tôi...
- Bố mẹ tham dự rất nhiều đám cưới rồi và mong có ngày con mình là nhân vật chính, ko muốn nó thiệt thòi. Và đám cưới của con là một bước ngoặt quan trọng với bố mẹ, ông bà sẽ rất tự hào khi đứng ra tổ chức và chịu trách nhiệm từ nhỏ đến lớn cho sự kiện này.
- Đám cưới quá tốn kém và mệt mỏi nên người ta ko muốn thực hiện nó lần thứ 2 => Hôn nhân bền vững hơn nhờ các mối quan hệ đi kèm với nó, ko như quan hệ yêu đương trai gái, muốn là có thể chia tay ngay.
P/s: mình thực sự cũng ko thích tổ chức đám cưới