Châu Đốc
theo
http://www.chudu24.com/huong-dan-du-lich/chau-a/viet-nam/an-giang/chau-doc.html
Khoảng cách từ thành phố Hồ Chí Minh đi thị xã
Châu Đốc là 245km, nếu chạy xe buýt mất khoảng 6 tiếng.
Châu Đốc được coi như một địa điểm mua sắm phong phú tại Việt Nam, nơi có những sản phẩm với xuất xứ từ Thái Lan, Malaysia... Giá cả cạnh tranh một phần vì là hàng miễn thuế.
Cách Thành Phố Long Xuyên khoảng 54km đi về hướng đông theo Quốc lộ 91.
Từ
Châu Đốc vượt khoảng 30km qua xã Khánh Bình, bên kia biên giới chưa đầy 1km,
khách có thể đến các sòng bạc (casino).
Các di tích danh thắng của thị xã
Châu Đốc gồm
Chùa Tây An
Chùa Tây An còn được gọi
Chùa Tây An núi Sam hay
Tây An cổ tự, là một ngôi
chùa phật giáo tọa lạc tại ngã ba, cận kề chân núi
núi Sam (cao 284m so với mặt nước biển), thuộc xã
Vĩnh Tế, thị xã
Châu Đốc tỉnh
An Giang, cách thị xã
Châu Đốc 5 km.
Chùa Tây An không chỉ là một danh lam để người tin tưởng đến lễ bái, mà còn là một thắng cảnh
du lịch nổi tiếng.
Chùa Tây An cất theo lối chữ “tam” ,mang phong cách
nghệ thuật Ấn Độ và
nghệ thuật Hồi giáo, kết hợp với kiến trúc
chùa cổ của dân tộc Việt.
Chùa được xây dựng với các vật liệu bền chắc như gạch ngói, xi măng. Nơi cổng tam quan là tượng Quan Âm Thị Kính, bên trong cổng là một sân
chùa nhỏ có một cột phướn cao 16 m.
Mặt tiền
chùa, ở giữa là tháp thờ Phật cao hai tầng. Tầng trên là tượng Phật đứng giữa lầu cao, mái tròn cong, đỉnh nhọn như các tháp xưa ở
Ấn Độ. Bốn cột tháp ở tầng dưới có các hộ
pháp trấn giữ, phía trước có tượng hai con voi: bạch tượng và hắc tượng.
Chính điện là dãy nhà rộng, hai tầng mái, lợp ngói đại ống, cột gỗ căm xe, nền lát gạch bông. Hai bên là lầu chiêng và lầu trống hình tứ giác, trên đỉnh trang trí các tượng tứ linh (long, lân, qui, phụng) rất
mỹ thuật. Đại hồng chung ở lầu chuông được tạo vào năm Tự Đức thứ 32 (1879)
Trong chính điện có khoảng 150 pho tượng lớn nhỏ: tượng Phật, Bồ tát, La hán, Bát bộ kim cang, Ngọc hoàng, Huỳnh đế, Thần nông v.v. Đa số tượng đều làm bằng danh mộc, chạm trổ công phu và
mỹ thuật, tiêu biểu cho
nghệ thuật điêu khắc Việt Nam vào thế kỷ 19. Ngoài ra
chùa còn có nhiều hoành phi và câu đối, màu sắc rực rỡ.
Chùa Tây An đã được Bộ Văn Hóa xếp hạng.
Lăng Thoại Ngọc Hầu
Lăng Thoại Ngọc Hầu thuộc xã
Vĩnh Tế, thị xã Châu Ðốc,
lăng Thoại Ngọc Hầu là một trong số nhiều di tích ở chân
núi Sam. Tại đây có đền thờ ông
Thoại Ngọc Hầu, mộ ông cùng hai phu nhân được xây vào thập niên 30 của thế kỷ 20.
Thoại Ngọc Hầu được triều đình nhà Nguyễn phong tước hầu cử vào khai phá trấn giữ
An Giang. Ông đã tập hợp lưu dân hai tỉnh Quảng Nam - Quảng Ngãi về ở các vùng Ông Chưởng (Chợ Mới), Núi Sập (Thoại Sơn),
Châu Đốc, Long Xuyên... Ông là người tổ chức đào
kênh Thoại Hà (con
kênh có bề ngang 20 tầm - chừng 51m, dài 31.744m) và
kênh Vĩnh Tế dài hơn 90km.
Đào hai con
kênh ấy trong thời kỳ công cụ lao động thô sơ và bằng tay, chân quả là việc làm thần kỳ. Sau khi hoàn tất việc đào
kênh,
Thoại Ngọc Hầu cho vẽ bản đồ trình triều đình Huế, được vua khen ngợi ban sắc chỉ cho lấy tên người mà đặt cho tên
kênh là Thoại Hà (
kênh Thoại) và lấy tên vợ chính của ông là
Vĩnh Tế đặt cho
kênh Vĩnh Tế.
Để đánh dấu những công trình này,
Thoại Ngọc Hầu cho dựng bia làm kỷ niệm: bia Thoại Sơn,
Vĩnh Tế Sơn. Đồng thời trước ngày dựng bia, Ông cho nhiều toán người đi dọc hai bờ
kênh, từ
Châu Đốc đến Hà Tiên tìm hài cốt những dân binh tử nạn mang về cải táng hai bên tả và hữu khuôn
lăng. Trong buổi lễ long trọng dựng bia kỷ niệm có đọc bài "Tế nghĩa trũng văn", do
Thoại Ngọc Hầu đứng ra chủ lễ. "Nghĩa trũng văn" là bài thơ tế cô hồn tử sĩ, khắc ghi công lao và sự thương tiếc đối với binh sĩ, sưu dân đã bỏ mình trong công cuộc đào
kênh...
Chùa Bà chúa Xứ ở
Núi Sam
Núi Sam cao 284m nằm ở vùng đồng bằng, có đường nhựa dài khoảng 5km cho xe chạy vòng quanh lên tận đỉnh núi.
Núi Sam cùng các ngọn núi khác vùng Bảy Núi là những điểm nhấn tạo nên cảnh quan tự nhiên rất thơ mộng ở miền
tây nam của Việt Nam, giáp với biên giới Cam-pu-chia.
Núi thấp có nhiều đường mòn, nhiều ngả lên xuống, ít cây cổ thụ. Theo truyền thuyết, núi có nhiều linh hiển, nên có nhiều
chùa thờ Phật đã dựng lên tại đây gần 2 thế kỷ. Ðồng bào khắp nơi hành hương về đây cúng lễ rất đông. Có đến 200 ngôi đền,
chùa, am, miếu nằm rải rác ở chân núi, sườn núi và cả trên đỉnh. Trên đỉnh núi có một pháo đài được xây dựng từ thời
Pháp.
Lễ hội Vía
Bà Chúa Xứ núi Sam Châu Ðốc là một hoạt động
tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời. Hàng năm, nơi đây đã thu hút trên 2 triệu lượt
khách hành hương. Năm nay, chương trình lễ hội Vía Bà được tổ chức long trọng và hoành tráng với 7 sân khấu, kéo dài 7 ngày (21-27/5).
Trong
tín ngưỡng cả người Việt và người Khmer,
Bà chúa Xứ rất được tôn kính. Cũng chẳng ai rõ lai lịch của thần, ngoài đức tin rằng, bà là người trời được sai xuống cứu dân độ thế, canh giữ bờ cõi. Bà là một trong 6 nữ thần bất tử theo
tín ngưỡng dân gian (Bà chúa Bầu, bà chúa Liễu, bà chúa Tó, bà chúa Kho, bà chúa Ngọc,
bà chúa Xứ).
Kênh Vĩnh Tế
Kênh Vĩnh Tế
Kinh
Vĩnh Tế là một con
kênh đào nổi tiếng, nằm tại địa phận hai tỉnh
An Giang và Kiên Giang, thuộc đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. hời Minh Mạng tiếp tục, sau 5 năm mới hoàn thành (1819 - 24).
Kênh Vĩnh Tế nối liền
Châu Đốc với cửa biển Hà Tiên, chiều dài 205 dặm rưỡi, tương đương với 87 km.
Vua Minh Mạng lấy tên vợ của Nguyễn Văn Thoại là Châu
Vĩnh Tế đặt tên
kênh là
Vĩnh Tế. Công trình đào
Kênh Vĩnh Tế đã huy động hàng vạn nhân dân và binh lính một số vùng thuộc đồng bằng sông Cửu Long cùng với nhân dân và binh lính Cămpuchia ở vùng biên giới với Việt Nam.
Kênh Vĩnh Tế có giá trị lớn về các mặt trị thuỷ, giao thông, thương mại, biên phòng, thể hiện sức lao động sáng tạo xây dựng đất nước của nhân dân ta và chính sách coi trọng thuỷ lợi để phát triển nông nghiệp của triều Nguyễn.
Tượng Thanh Xà, Bạch Xà trong
chùa Hang
Chùa Hang, tên chữ Phước Điền Tự, tọa lạc nơi triền
núi Sam (
Vĩnh Tế Sơn),
Châu Đốc; là một danh lam - thắng cảnh của tỉnh
An Giang và là một Di tích Lịch sử cấp quốc gia tại Việt Nam.
Nằm tách rời với cụm di tích
núi Sam trên độ cao hàng trăm mét, ở một nơi thanh tịnh, Phước Điền tự (
chùa Hang) được biết đến như là một nơi trang nghiêm cổ kính với nhiều huyền thoại, truyền tụng từ đời này sang đời khác, tạo sức hấp dẫn du
khách có tính hiếu kỳ.
Chùa được xây dựng vào khoảng năm 1840-1845.
Từ vẻ đẹp sẵn có của thiên nhiên, lại được con người vun đắp,
chùa Hang ngày nay đã trở thành một điểm tham quan hấp dẫn đối với
khách du lịch.
Đa số du
khách đến với
An Giang là để tới
Châu Đốc, loại hình
du lịch tín ngưỡng là thế mạnh của tỉnh này, khi đến
Châu Đốc, bạn cũng đừng quên mua một ít mắm
Châu Đốc mang về vì nó là đặc sản của vùng này.
An Giang còn nhiều điểm
du lịch khác nữa để bạn có thể khám phá.