Trước khi trả lời bác em cũng cần nói rõ đây chỉ là thớt trao đổi thông tin, kinh nghiệm thực tế không mang tính chất đố kỵ. Cho nên trong những bài trả lời của em nếu không làm vừa lòng bác nào thì cũng mong các bác rộng thứ. Theo em để sản xuất ra được một chiếc oto như ngày nay chính là sự kết hợp của nhiều ngành khoa học kỹ thuật như: Cơ khí chính xác, điện tử, công nghệ thông tin, hóa học, vật lý…… Kể cả bộ môn của bác huongnhanvan (Đạo đức nghề nghiệp). Vậy trong mỗi nghành đều có những qui định chung của họ. Em không giỏi tiếng Anh nhưng cứ gõ ông Goog thì từ Service có rất nhiều nghĩa em chỉ lấy hai nghĩa: Dịch vụ, săn sóc để phục vụ cho bài viết này của em. Tất cả các hãng xe họ đều coi trọng đến hai chữ “Bảo dưỡng” cho nên các trung tâm của họ đều có dòng chữ “ Trung tâm bảo dưỡng - sửa chữa xe oto”. Vậy các bác muốn vợ 2 của mình phục vụ các bác tốt thì trước hết các bác nên tuân thủ qui định của hãng xe về chế độ bảo dưỡng kiểm tra toàn bộ xe theo số km vận hành là 80.000 km với nội dung sau:
- Thay dầu phanh, dầu côn. Như các bác đã biết chỉ tiêu kỹ thuật đặc trưng của dầu phanh có nhiều điểm khác biệt so với dầu nhờn bình thường nhất là chỉ tiêu kỹ thuật về điểm sôi khô (là nhiệt độ sôi của dầu phanh thuần khiết không có lẫn nước và điểm sôi ướt nhiệt độ sôi của dầu phanh ngậm nước). Thành phần nước càng lớn, điểm sôi càng thấp, dầu phanh sủi bọt làm giảm khả năng truyền lực của phanh và chính bọt nước này sẽ đọng lại ở tổng côn, tổng phanh hoặc các xi lanh dru phanh trước sau là nguyên nhân gây rỉ, rỗ, mòn kim loại). Đặc biệt dầu DOT 3, DOT 4 là loại dầu phanh gốc glycol . Nhước điểm của dầu gốc glycol là tính hút nước. hút ẩm khá cao mà khí hậu Việt Nam độ ẩm lại cao chính vì lẽ đó các hãng dầu đều khuyến cáo sau 40.000 km vận hành nên thay dầu phanh. Chi phí cho mỗi lần thay dầu phanh, dầu côn khoảng 300.000 – 400.000 VNĐ, còn nếu như thay tổng phanh theo em đoán cũng phải tầm 4T, tổng côn khoảng trên dưới 2T, xi lanh dru phanh thì khoảng 800.000 VNĐ gì đó đối với Ter, mà trong khi đó đạp phanh thì kém hiệu quả, còn chận côn thì lại thấy nặng. Vậy các bác chọn phương án nào ??? Em chắc chắn đã có bác bị rồi đó. Không phải chỉ riêng đối với Daihatsu mà là với tất cả các hãng xe khác.
- Bảo dưỡng máy đề, máy phát trong quá trình tháo bảo dưỡng kỹ thuật viên sẽ kiểm tra độ rơ của bạc trục, vòng bi, chổi than và làm sạch cổ góp. Các bác nên lưu ý nếu các bác để chổi than mòn quá rất dễ dẫn đến hỏng cổ góp trong trường hợp này chỉ còn cách là thay thế chi phí sẽ rất cao