đại Việt chỉ có lần duy nhất hy vọng lấn được chút đất Lưỡng Quảng là lúc Trịnh Tráng tính đem quân qua khi mà Hoàng Thái Cực đánh vua Minh chạy sấp mặt vì Hoàng Thái Cực chỉ có 20 vạn quân bát kỳ mà chiếm được cả Trung Hoa, quân của chúa Trịnh vũ khí trang bị khủng lại chinh chiến nhiều năm kinh nghiệm có thừa hải quân lại xịn nhưng vì sợ quân Nguyễn thọc hậu từ phương nam nên không dám manh động, chỉ đem đại quân sang thấy quân Thanh đến thì rút về.
chiến tranh Trịnh NGuyễn là lúc Đại việt trang bị vũ khí súng hỏa mai đại bác trái phá toàn hàng xịn. bọn cố đạo phương tây nhận xét quân chuá Trịnh mạnh không kém đạo quân của bất kỳ vương quốc châu âu nào cùng thời
Lúc đó lãnh đạo của nhà Thanh ko phải là Hoàng Thái Cực nữa, mà là Đa Nhĩ Cổn
Em có tìm đọc trên Internet có nói về chuyện này. Cũng là 1 cơ hội đáng tiếc !
Cuối đời Minh Sùng Trinh, nhà Minh suy vi, loạn lạc lan tràn khắp đất Tàu. Nhà Đại Thanhở Mãn Châu nhân đấy tràn qua dẹp loạn đồng thời lật nhà Minh giành quyền thống trị. Dòng dõi chót nhà Minh là Quế Vương cùng cựu thận về Triều Khánh (QuảngTây) dựng triều đình Vĩnh Lịch Đế. Quân Thanh rượt theo triệt hạ buộc vua Vĩnh Lịch trốn về Quế Lâm, rồi Vân Nam. Khoảng 1646-1647, Vĩnh Lịch Đế muốn nhờ binh lực nước ta nên phong vua Lê Thân Tông làm An Nam quốc vương, Chúa Thanh Đô Vương Trịnh Tráng làm Phó vương, làm mồi hư danh để cầu viện binh An Nam.
Chúa Trịnh tuy chẳng thừa binh lực nhưng cũng suy xét nhân cơ hội này có quyết toán được khoản nợ hơn nghìn năm: thu lại Lưỡng Quảng về nước ta không?
Đầu tháng 6 năm Đinh Tỵ (1647) ở Phủ Liêu có cuộc họp mặt quan trọng. Trịnh Tráng đặt vấn đề:
- Có phải bờ cõi nước ta nguyên xưa gồm cả Quảng Đông, Quảng Tây không? Ấy thế mà xưa nay không ai nghĩ đến sự thu phục đất cũ đó về cho nước nhà! Nay nhà Minh suy vi, nước Tàu rối loạn, ta định thừa cơ lấy lại Lưỡng Quảng, các ngươi tính sao ?
Tiền quận công Lê Văn Hiếu nói:
- Điện hạ làm được việc này sẽ ghi công nghiệp với quốc gia, hậu thế thật không phải nhỏ.
Tướng quân Trịnh Đào lắc đầu:
- Nhưng đất Quảng Tây hiện còn Vĩnh Lịch Đế nhà Minh đóng đô, chả lẽ ta vừa mới thụ phong lại giở mặt chiếm lấy chỗ đất dung thân của vua”
Chúa Trịnh chấpnhận:
- Thôi hãy để Quảng Tây đó cho vua nhà Minh dung thân, sau này sẽ tính. Nhưng còn QuảngĐông, ta nên thừa cơ quân Thanh chưa xuống đến nơi mà lấy ngay đi mới được.
Ninh quận công Trịnh Toàn, con Chúa Trịnh can ngăn:
-Con tưởng không nên, cứ xem sự thể Trung Quốc tất về Thanh triều làm chủ, rồi họ lấy uy lực trách vấn ta việc ấy, e đến sinh sự lôi thôi, thì làm thế nào.
Chúa Trịnh nói:
-Việc đời cứ “tiên phát chế nhân” (Nắm trước để ngăn người ta) là hơn. Khi quân Thanhxuống đến nơi, thấy sự dĩ nhiên, có lẽ phải chịu. Mà nếu họ muốn lôi thôi trách vấn ta chăng nữa, ta cũng có lý sự để phân giải. Họ bất quá là người ở bộ lạc Tường Bạch trên Mãn Châu, bỗng thừa thời tràn xuống chiếm cả Trung Quốc, còn được thay huống hồ khi tay lấy một xó Quảng Đông mà chỉ là thu lại đất cũ của ta.
Trịnh Toàn lại nói:
- Bẩm kể lý sự thì đành như thế, nhưng còn sức mạnh nữa. Từ khi quân Thanh kéo vào cửa ải, quân dân tướng sĩ nhà Minh theo hàng tấp nập. Con thiết tưởng đất Quảng Đông lúc này cũng đã có kẻ giữ hộ quân Thanh rồi. Việc thật khó khăn, cúi xinphụ vương suy nghĩ lại cho kỹ.
Trịnh Tráng quắc mắt trả lời cương quyết:
- Ta há không biết là việc khó khăn ư? Ở đời cứ thấy việc khó không làm thì cổ laibao nhiêu việc khó ai chịu làm bao giờ! Ý ta đã quyết rồi, không ai được bàn lảng ra. Ta cứ sai mấy đạo binh thuyền đi liệu để lấy được thì lấy, không thì kéo quân về, phỏng có làm sao ?
Liền Chúa Trịnh hạ lệnh cho 2 tướng lĩnh Trịnh Lãm và Ngô Sĩ Vinh đem quân sĩ và ba trăm binh thuyền ra cửa Vân Đồn. Dù không lấy được toàn tỉnh cũng thu phục mấy châu quận ven biển, gần biên giới ta hơn hết.
Chúa Trịnh dặn riêng 2 tướng:
- Hai ngươi đến đó, nếu thấy quân Thanh phòng bị rồi thế là họ nhanh chân đến trước thì ta nên tìm lối nói khéo mà lui quân, đừng sinh sự tranh chiến…
Tướng Trịnh Lãm thưa:
- Chúa thượng cho phép chúng tôi vì quốc thể, giao chiến với quân Thanh một phen,không lẽ gặp họ chưa chi mình đã tự lui? Chúng tôi có binh lực trong tay không phải ít.
Chúa Trịnh lắc đầu:
- Không được, hai người trung dũng can đảm như thế, thật đáng ngợi khen, nhưng phải biết quân mình ở xa đến, vạn nhất đánh mà bất lợi, thêm thù oán với nhà Thanh sẽ liên lụy cho nước ta không nhỏ. Hiện nay họ Mạc trên Cao Bằng chưa trừ xong, mà họ Nguyễn Đàng Trong tất phải đánh tới, trong nước đã có haimũi giáo bên nách rồi, ta không thể rước thêm một mũi giáo ở ngoài đến, nhất lànhà Thanh. Vậy hai ngươi phải thể tất ý ta làm việc này cho cẩn thận nghe!
Sáng hôm sau,hơn ba trăm chiếc thuyền Việt Nam kéo buồm ra khơi rời bến Vân Đồn nhằm hướng Liêm Châu. Lịch triều hiến chương quyển 48 của Phan Huy Chú ghi chép rằng:
Bọn Lãm đi qua Tây Đông ba thôn rồi đến Liêm Châu. Không ngờ nhà Thanh đã sai Đô đốc họ Mã đến làm Tổng trấn ở đó rồi. Mà cho người đi bảo các quan ta như sau này:
- Nước Đại Thanh ta được mệnh trời sai khiến, lòng người thuận theo, cho nên hoa di trở nên một cõi. Ta nghe nói vua nước Giao Chỉ là bậc hiền minh, tất là biết chiều theo lòng người, ai giữ đất này (nấy?), yên phận giữ phép. Thanh triều ta không có ý khắt khe gì đối với Giao Chỉ. Từ Sa Châu trở ra đến phân mao đồng trụ, từ xưa vẫn là đất của quý quốc cày cấy và chăn nuôi, tức thị về phần nước An Nam
Nếu các người kiếm chuyện xâm lấn một bước, ta bắt giải về triều đình chính pháp ngay. Chớ có lầm nghe những lời đồn xằng mà mang lòng kia khác.
Trịnh Lãm viết thư trả lời họ Mã có đoạn rằng:
“Bờ cõi thủa xưa của nước chúng tôi, từ cõi phân mao đồng trụ đến mãi Ngô Châu, Nam Ninh, Thái Bình, Trấn An, Tư Minh, Tư Ân, tất cả những châu, những phủ, những huyện ấy kia.
Nay bản quốc phái quân lính đến nhận đất mà giữ lấy, vậy xin phiền ngài phát bài chỉ cho chúng tôi cầm làm bằng, để khỏi bị thiên binh ngăn cản. Nhân dịp nhờ ngài tâu hộ về triều đình cho bản quốc được phục nguyên bờ cõi và từ nay giữ lấy mãi mãi.”
Mã được thư chẳng trả lời gì cả. Binh ta bèn rút về nước.