[Funland] Đại tá tình báo Phạm Ngọc Thảo

be bư

Tầu Hỏa
Biển số
OF-197289
Ngày cấp bằng
4/6/13
Số km
44,270
Động cơ
620,275 Mã lực

olavina

Xe tải
Biển số
OF-389431
Ngày cấp bằng
28/10/15
Số km
259
Động cơ
239,870 Mã lực
Tuổi
42
Nơi ở
31 ngõ Tây, Phan Xá, Uy Nỗ, Đông Anh, Hà Nội
Website
olashop.vn
Đang nói đại tá, tự nhiên lạc trôi máy ảnh chụp choẹt, đúng là. Cơ mà cụ này là lính VNCH hả các cụ, nhìn chất thật đấy
 

Mon 29V

Xe điện
Biển số
OF-36133
Ngày cấp bằng
27/5/09
Số km
2,523
Động cơ
495,633 Mã lực
Ông này là tình báo chiến lược của miền Bắc, nghe nói chỉ nhận lệnh trực tiếp từ Lê Duẩn với nhiệm vụ chính là khuấy cho miền Nam nó càng nát càng tốt. thế nhưng có vẻ ông cũng là người hiểu khác rõ về chính quyền miền Bắc nên để cho vợ con định cư hoàn toàn bên Mỹ chứ không có ý định đưa về VN cho dù sau này có chiến thắng?
 

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,671
Động cơ
567,385 Mã lực
Phạm Ngọc Thảo xuất thân từ một gia đình trí thức giàu có ở Vĩnh Long, theo đạo Công giáo toàn tòng. Thân sinh của ông là cụ Adrian Phạm Ngọc Thuần, một kỹ sư trắc địa và là một điền chủ giàu có nổi tiếng Nam bộ, mang quốc tịch Pháp. Anh chị em ông cũng có quốc tịch Pháp nên sang Pháp du học, đều trở thành bác sĩ, kỹ sư, luật sư.

Dù học ở Pháp, dù là “dân Tây”, dù có cuộc sống giàu sang nhưng anh chị em Phạm Ngọc Thảo đều hướng về đất nước, đều khát khao giành độc lập cho Tổ quốc. Anh ruột ông, luật sư Gaston Phạm Ngọc Thuần tham gia Thanh Niên Tiền phong chống Pháp cùng bác sĩ Phạm Ngọc Thạch từ năm 1943, sau đó tham gia khởi nghĩa giành chính quyền và làm đến chức Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính kháng chiến Nam bộ, sau năm 1954 tập kết ra Bắc, làm Đại sứ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tại CHDC Đức. Một người anh khác, ông Lucien Phạm Ngọc Hùng cũng từ Pháp về nước tham gia kháng chiến, sau này là Ủy viên Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam…

Phạm Ngọc Thảo sinh ngày 14.2.1922, sau khi đỗ tú tài ở Sài Gòn, do Đại chiến thế giới 2 nổ ra, ông không sang Pháp mà ra Hà Nội học, tốt nghiệp bằng kỹ sư công chánh năm 1942 và về làm việc tại Sài Gòn từ năm 1943. Theo chân người anh, ông tham gia Cách mạng tháng Tám năm 1945 ngay từ những ngày đầu và khi Pháp quay lại xâm chiếm Nam bộ, ông tuyên bố hủy bỏ quốc tịch Pháp, lên đường cầm súng đi kháng chiến.

Vì sao con cái một gia đình “đại địa chủ” (theo nhiều tài liệu thì gia đình Phạm Ngọc Thảo có tới hơn 4.000 mẫu đất và hàng ngàn bất động sản ở Nam bộ), đồng thời là “dân Tây” và là Công giáo toàn tòng, lại “đồng loạt” tham gia kháng chiến, không chỉ tham gia kháng chiến mà còn đem hết gia sản ra ủng hộ kháng chiến?

Sự “đồng loạt” hiếm có đó là từ chính nghĩa của cách mạng, là từ truyền thống yêu nước của gia đình, xuất phát từ người ông của Phạm Ngọc Thảo. Ông nội của Phạm Ngọc Thảo là cụ Phạm Ngọc Lành (cụ Lành có thể có nhiều tên khác), là một thương gia lớn ở Nam bộ thời Pháp thuộc. Sau này cho con cháu gia nhập quốc tịch Pháp để “tự vệ”, song cụ Lành sinh thời không những không dính dáng gì với người Pháp mà còn tích cực ủng hộ, hậu thuẫn cho các phong trào yêu nước chống Pháp từ trước khi có cách mạng. Ngay cả phong trào Cần Vương ở tận miền Trung cũng được cụ Lành gửi tiền của hậu thuẫn. Nhiều bậc tiền bối của cách mạng ở Nam bộ đã dựa vào gia đình này để nhen nhóm phong trào và khi cách mạng nổ ra, gia đình này đã nhẹ nhàng đem hết gia sản và con cái ra cống hiến.

Thực ra, khi đất nước bị chia cắt thì một gia đình bị phân hóa cũng là bình thường, mặt khác, sau này anh em ông Ngô Đình Diệm đã trọng dụng Phạm Ngọc Thảo, không chỉ vì ông Thảo có tài năng, có tư cách. Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu và Trần Kim Tuyến chắc chắn không “mù”, họ biết rất rõ những người anh của Phạm Ngọc Thảo đang ở “phía bên kia”. Sau khi lên cầm quyền ở miền Nam, Ngô Đình Diệm thực hiện khẩu hiệu “phản đế, bài phong” để xây dựng chế độ quốc gia “cạnh tranh” với những người cộng sản, nhưng điều mỉa mai là hầu hết các tướng lãnh, sĩ quan và quan chức cao cấp chính quyền của họ đều là sản phẩm do người Pháp để lại. Anh em họ Ngô rất cần có những trí thức từng tham gia chống Pháp ở bên cạnh mình và rất cần sự hậu thuẫn của những gia đình có truyền thống yêu nước như gia đình Phạm Ngọc Thảo để làm nền móng cho chế độ. Phạm Ngọc Thảo và cấp trên của ông không bao giờ đánh giá thấp anh em Ngô Đình Diệm, nếu đánh giá thấp đối phương thì không thể có được “ván bài lật ngửa” ngoạn mục như chúng ta đã biết. Nhưng đó là chuyện sau này.

Năm 1946, ông được cử đi học Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn ở Sơn Tây. Sau khi tốt nghiệp khóa 1 trường này, ông lập tức trở về miền Nam chiến đấu và đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng của kháng chiến: Tiểu đoàn trưởng, Trung đoàn phó, Trưởng phòng Mật vụ Nam bộ (chức vụ tương đương Trung đoàn trưởng). Năm 1949, Phạm Ngọc Thảo kết hôn với bà Phạm Thị Nhiệm, cũng là một trí thức tham gia kháng chiến (bà Nhiệm là em gái Giáo sư Phạm Thiều lúc đó là Giám đốc Nha Giáo dục phổ thông Nam bộ, sau khi tập kết ra Bắc làm Đại sứ Việt Nam dân chủ cộng hòa tại một số nước Đông Âu).

Năm 1946 cũng là năm ông Lê Duẩn được Trung ương cử vào Nam làm Bí thư Xứ ủy Nam bộ. Khi quân Pháp đổ bộ vào miền Nam, giữa sự vây ráp ráo riết của địch, chính Phạm Ngọc Thảo là người trực tiếp hộ vệ đưa ông Lê Duẩn từ Phú Yên, nơi đóng trụ sở Ủy ban Hành chính kháng chiến miền Nam Việt Nam về chiến trường Nam bộ để lãnh đạo kháng chiến. Bản lĩnh, tài năng, mưu trí và phẩm chất của Phạm Ngọc Thảo trên chiến trường đã chinh phục niềm tin của vị Bí thư Xứ ủy. Cuộc hạnh ngộ này ảnh hưởng quyết định đến sứ mệnh sau này của ông. Dùng một trí thức con nhà Công giáo đại địa chủ làm tiểu đoàn trưởng, trung đoàn trưởng, thậm chí làm tướng cũng không có vấn đề gì, nhưng làm Trưởng phòng Mật vụ của cả Nam bộ kháng chiến thì, trừ ông Lê Duẩn, không ai dám và điều này thì quả thật, ông Lê Duẩn có con mắt anh hùng đoán giữa trần ai. Trong những lúc nói chuyện với chúng tôi, ông Võ Văn Kiệt trước sau đều khâm phục tầm nhìn chiến lược và sự trông xa thấy rộng của ông Lê Duẩn và ông cũng nhớ lại: “Không ít anh em cũng lo ngại về cách dùng người như vậy của anh Ba”.

Điều đáng chú ý là những nhân vật như Trần Văn Đôn, Nguyễn Khánh, Lê Văn Kim… cũng có vào chiến khu tham gia kháng chiến trong thời gian đầu và họ đều được Phạm Ngọc Thảo huấn luyện về chiến tranh du kích, nhưng họ đã quay lưng theo Pháp và trở thành những tướng lãnh quân đội Sài Gòn. “Những người quen cũ” đó sau này vừa nể phục Phạm Ngọc Thảo vừa coi ông là một đối thủ đáng gờm.

Hiệp định Genève được ký kết, Phạm Ngọc Thảo được đích thân Bí thư Xứ ủy Lê Duẩn chỉ định ở lại miền Nam với nhiệm vụ chiến lược là thâm nhập vào hàng ngũ cao cấp của chính quyền Sài Gòn để “phục vụ cho mục tiêu thống nhất đất nước”. Ông Lê Duẩn giới thiệu Phạm Ngọc Thảo với ông Mai Chí Thọ, lúc ấy là người phụ trách Ban Đặc tình Xứ ủy (sau này là đại tướng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ). Hai người khác trong Ban cùng có mặt là ông Mười Hương và ông Cao Đăng Chiếm (sau này là thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ).

Tuy ở lại hoạt động ở miền Nam nhưng ông Mai Chí Thọ là người lừng lẫy nên có quá nhiều người biết, ông Cao Đăng Chiếm cũng vậy, Đảng không cho phép vào sống ở Sài Gòn, chỉ có ông Mười Hương là có thể vào Sài Gòn sống hợp pháp vì ông là cán bộ từ ngoài Bắc vào, không ai biết. Do đó, ông Mười Hương đã bàn bạc cụ thể với Phạm Ngọc Thảo về đường hướng, phương thức hoạt động và trực tiếp liên lạc với Phạm Ngọc Thảo ngay tại Sài Gòn. Ông Mười Hương trở thành “người chỉ huy” Phạm Ngọc Thảo trong thời kỳ đầu, tuy nhiên thời gian này rất ngắn, vì sau đó ông Mười Hương bị chính quyền Ngô Đình Diệm bắt giam ở Huế.
Trai thời loạn có Phạm Ngọc Thảo là em hâm mộ.
 
Biển số
OF-527155
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
11,787
Động cơ
667,317 Mã lực
Tình báo toàn 2 mang hết, vì thế khi hòa bình thường bị cách ly theo dõi. Nói chung là do đam mê thôi-nghề nguy hiểm.
 

mihkun

Tháo bánh
Biển số
OF-173291
Ngày cấp bằng
23/12/12
Số km
2,457
Động cơ
367,826 Mã lực
Những nhà tình báo lừng lẫy như Vũ Ngọc Nhạ, Lê Hữu Thúy, Nguyễn Tài không bị giết là vì các vị ấy không có ảnh hưởng rõ ràng tới quân đội và không làm đảo chính liên tiếp như ông Thảo chứ đâu phải vì họ là cộng sản.
Nếu ông Thảo thành công lên nắm quyền thì miền Nam chắc chắn sẽ khác nhưng chỉ tại vị trong thời gian ngắn thôi vì Mỹ cần một tổng thống dễ bảo và không có tinh thần dân tộc cao như ông Diệm, ông Thảo.
Giá có con đường mang tên ông Thảo, một con người quá đáng nể hơn nhiều cái tên đường kiểu như Lê Văn Tám.
 
Biển số
OF-507506
Ngày cấp bằng
30/4/17
Số km
1,196
Động cơ
190,630 Mã lực
Cám ơn cụ lập topic này. Đây là idol của em ạ. Hầu như tất cả báo về đại tá Phạm Ngọc Thảo, phim, sách, em đều đọc hết rồi ạ. Chỉ có điều hơi tiếc vì ít tài liệu nói về ông quá. Em cũng đã đọc nhiều sách, phim về tình báo Việt Nam lúc chiến tranh như Phạm Xuân Ẩn ( có 2,3 cuốn sách về ông), Vũ Ngọc Nhạ, Trần Quốc Hương nhưng idol của em vẫn là đại tá Phạm Ngọc Thảo :)
Đại tá QĐND Việt Nam, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, liệt sĩ Phạm Ngọc Thảo là nhân vật e rất ngưỡng mộ, hình mẫu của Trung tá Nguyễn Thành Luân trong phim Ván Bài Lật Ngửa. E cũng tìm hiểu và đọc nhiều thông tin, thấy trên báo thanhnien năm 2012 có 1 loạt bài do nhà báo Hoàng Hải Vân Viết. E xin copy và đăng lại để các cụ cùng đọc. Nhờ cụ Ngao5 cung cấp thêm thông tin và kiến thức ạ




 

Trà Hoa Nữ

Xe hơi
Biển số
OF-440321
Ngày cấp bằng
26/7/16
Số km
128
Động cơ
211,730 Mã lực
Thớt cụ ngao5 trước nhiều ảnh cụ Thảo lắm, chuyên gia đảo cһính :)
 

Matizcoi

Xe ba gác
Biển số
OF-30934
Ngày cấp bằng
10/3/09
Số km
22,645
Động cơ
-164,058 Mã lực
Ông này là tình báo chiến lược của miền Bắc, nghe nói chỉ nhận lệnh trực tiếp từ Lê Duẩn với nhiệm vụ chính là khuấy cho miền Nam nó càng nát càng tốt. thế nhưng có vẻ ông cũng là người hiểu khác rõ về chính quyền miền Bắc nên để cho vợ con định cư hoàn toàn bên Mỹ chứ không có ý định đưa về VN cho dù sau này có chiến thắng?
Tầm nhìn chuẩn phết cụ nhể?
 

BẠCH MAO

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-525541
Ngày cấp bằng
6/8/17
Số km
440
Động cơ
176,240 Mã lực
Tuổi
59
Một chi tiết không phải ai cũng biết đó là Phạm Ngọc Thảo được phong AHLLVT năm 1987 dưới cái tên PHAN THAO, mãi đến năm 2005 nhà nước mới chính thức công khai tên thật của ông.
Lý do, nhà nước ta giữ bí mật và bảo đảm an toàn cho vợ và con cái của ông đang định cư ở Mỹ!
Ông cùng với Phạm Xuân Ẩn và Đặng Trần Đức được xem là những nhà Tình báo lỗi lạc của Băc Việt, ông Vũ Ngọc Nhạ được xếp sau.
Vũ Ngọc Nhạ không được phong AHLLVT mặc dù rất nhiều lần được đề nghị. Ông chỉ là người Anh hùng trong lòng dân!
 

ZARG

Xe container
Biển số
OF-123815
Ngày cấp bằng
11/12/11
Số km
7,993
Động cơ
406,116 Mã lực
con em dùng khi lên phim vẫn phải khéo sang ngang nghe đến tạch 1 cái cơ mà
Vâng dòng máy film cổ con nào cũng cũng phải lấy kiểu đấy ạ
Ảnh chụp thời 6x mà các cụ nói chuyện cứ như đầu thế kỷ ấy.

Lúc đó đầy lens máy xịn lens tốt rồi ạ.

Kể cả lên phim tự động, ống tele, khẩu lớn 1.2, 1.0 đều có hết rồi!
 

be bư

Tầu Hỏa
Biển số
OF-197289
Ngày cấp bằng
4/6/13
Số km
44,270
Động cơ
620,275 Mã lực
Ảnh chụp thời 6x mà các cụ nói chuyện cứ như đầu thế kỷ ấy.

Lúc đó đầy lens máy xịn lens tốt rồi ạ.

Kể cả lên phim tự động, ống tele, khẩu lớn 1.2, 1.0 đều có hết rồi!
À có lẽ em ở ngoài bắc dùng những năm 8x nên có vẻ tụt hậu , chứ lúc đó biết 6x trong nam xài cái gì đâu , em cứ đoán chắc giống mình dùng những năm 8x . Hơn nữa em xem phim ván bài lật ngửa thấy cô phóng viên người lai tây cầm cái máy giống em dùng , nếu máy cơ toàn bộ ko chỉnh chuẩn thì nét làm sao đc
 

bồ văn hóng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-510455
Ngày cấp bằng
16/5/17
Số km
230
Động cơ
183,210 Mã lực
Những nhà tình báo lừng lẫy như Vũ Ngọc Nhạ, Lê Hữu Thúy, Nguyễn Tài không bị giết là vì các vị ấy không có ảnh hưởng rõ ràng tới quân đội và không làm đảo chính liên tiếp như ông Thảo chứ đâu phải vì họ là cộng sản.
Nếu ông Thảo thành công lên nắm quyền thì miền Nam chắc chắn sẽ khác nhưng chỉ tại vị trong thời gian ngắn thôi vì Mỹ cần một tổng thống dễ bảo và không có tinh thần dân tộc cao như ông Diệm, ông Thảo.
Giá có con đường mang tên ông Thảo, một con người quá đáng nể hơn nhiều cái tên đường kiểu như Lê Văn Tám.
Có đường Phạm Ngọc Thảo mà cụ.
 

vnledigmann

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-332303
Ngày cấp bằng
22/8/14
Số km
8,772
Động cơ
351,344 Mã lực
Cụ nào cho em hỏi F1, F2 nhà cụ này ra sao?
 

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
7,967
Động cơ
459,360 Mã lực
Đọc đây và xem lịch sử thấy Thiệu từ 1 sĩ quan có vị thế thấp hơn nhiều tướng SG khác mà dần bước lên và vững ghế TT trong nhiều năm. Thiệu quả có tố chất chính trị.

Dù thế nào mr Thảo cũng đã ko làm đc như Thiệu đó là lên cầm quyền SG.
 

tientung000

Xe điện
Biển số
OF-23067
Ngày cấp bằng
28/10/08
Số km
3,066
Động cơ
500,226 Mã lực
À có lẽ em ở ngoài bắc dùng những năm 8x nên có vẻ tụt hậu , chứ lúc đó biết 6x trong nam xài cái gì đâu , em cứ đoán chắc giống mình dùng những năm 8x . Hơn nữa em xem phim ván bài lật ngửa thấy cô phóng viên người lai tây cầm cái máy giống em dùng , nếu máy cơ toàn bộ ko chỉnh chuẩn thì nét làm sao đc
Tùy thuộc khẩu độ rồi tốc độ, khả năng lấy nét đôi khi ko cần phải ngắm nhiều cụ ạ. Tay trái đặt lên vòng xoay, mắt liếc ống kính là ước khoảng cách rồi thì tay trái xoay 1 phát là đến đúng tầm, khẩu đóng sâu 5.6 8... thì dải nét rộng hơn, tay phải chỉ việc nhấn xạch là xong.
196x thì Nikon F tung hoành, phóng viên miền nam chắc xài Nikon nhiều, sau 75 để lại cũng lắm.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top