- Biển số
- OF-584387
- Ngày cấp bằng
- 10/8/18
- Số km
- 4,184
- Động cơ
- -151,803 Mã lực
- Tuổi
- 36
Trung Hoa Dân Quốc gồm bốn chiến hạm xuất phát từ cảng Ngô Tùng tới đảo Hoàng Sa và đổ bộ lên đây ngày 29-11-1946. Lúc này Trung Quốc còn gọi Hoàng Sa là Đoàn Sa, chưa phải mang tên Nam Sa.đảo Ba Bình nào của VN cụ ?? cứ nhận vơ thế rồi kích động linh tinh, bảo sao xung đột, vu ông nọ ông kia cướp đảo của tôi
xem lại lịch sử hàng hải thế giới và VN đi rồi hãy nói
Chính phủ Pháp chính thức phản đối sự chiếm đóng bất hợp pháp trên của Trung Hoa Dân Quốc và ngày 17-10-1947, thông báo hạm Tonkinois của Pháp được phái đến Hoàng Sa để yêu cầu quân Trung Hoa Dân Quốc rút nhưng họ không rút. Pháp gửi một phân đội lính trong đó có cả quân lính "quốc gia Việt Nam" đến đóng một đồn ở đảo Pattle (Hoàng Sa).
Năm 1950, quân Tưởng rút khỏi Hoàng Sa và Trường Sa
Ngày 14-10-1950, Chính phủ Pháp chính thức chuyển giao cho chính phủ Bảo Đại quyền quản lý các quần đảo Hoàng Sa. Thủ hiến Trung phần là Phan Văn Giáo đã chủ tọa việc chuyển giao quyền hành ở quần đảo Hoàng Sa.
Khi quân Trung Hoa Dân Quốc đã rút khỏi Hoàng Sa và Trường Sa và hòa ước San Francisco buộc Nhật từ bỏ sự chiếm đóng hai quần đảo này, thì thủ tướng kiêm ngoại trưởng Trần Văn Hữu của chính phủ Bảo Đại đã tuyên bố rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ Việt Nam. Sau năm 1950, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không còn quân nước ngoài chiếm đóng ngoài lực lượng trú phòng Việt Nam của chính quyền Bảo Đại.
Hiệp định Genève ký kết năm 1954 chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương, công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất của nước Việt Nam. Điều 1 qui định đường ranh tạm thời về quân sự được ấn định bởi sông Bến Hải (ở vĩ tuyến 17). Đường ranh tạm thời này cũng được kéo dài ra trong hai phần bằng một đường thẳng từ bờ biển ra ngoài khơi theo điều 4 của hiệp định. Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở biển Đông ở dưới vĩ tuyến 17 sẽ đặt dưới sự quản lý hành chính của phía chính quyền quản lý miền Nam.
Như thế, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được đặt dưới sự quản lý hành chính của chính quyền Việt Nam cộng hòa, lúc ấy hai quần đảo này chưa có sự chiếm đóng của bất cứ quân đội nước nào ngoài quân đội Pháp.
Ngày 1-6-1956, ngoại trưởng chính quyền Việt Nam cộng hòa Vũ Văn Mẫu ra tuyên bố tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngày 22-8-1956, lực lượng hải quân của chính quyền Việt Nam cộng hòa đã đổ bộ lên các hòn đảo chính của nhóm Trường Sa, dựng một cột đá và trương cờ.
Tháng 10-1956, hải quân Đài Loan đến chiếm đảo Ba Bình.