Năm 1959, Trung Quốc đói to
Bước trước thế nào mình cũng bị quy tội, Mao né tránh bằng cách thôi chức vụ Chủ tịch Nước, nhường cho Lưu Thiếu Kỳ và tự xem mình “ở ẩn”
Thêm nữa là mối quan hệ Xô-Trung
Quan hệ Xô-Trung lúc đầu chưa phát sinh vấn đề gì. Liên Xô hứa giúp Trung Quốc xây dựng những khu công nghiệp, sản xuất ô tô, máy bay...
Mao muốn làm thủ lĩnh của Thế giới thứ ba, tuyên bố Đ.ảng Cộng sản Trung Quốc mới là chính thống theo Chủ nghĩa Mác-Lênin, còn Liên Xô là “xét lại”.
Hai bên đấu khẩu lôi kéo “fan” của mình.
Từ đó một số Đ.ảng Cộng sản tách ra làm đôi. Những Đ.ảng theo đường lối Trung Quốc đều có chua (ML) kèm theo, thể hiện mình “chính thông”
Không may cho Mao, năm 1959, khi Khrushev nắm cả hai chức vụ cao nhất Liên Xô: Bí thư thứ nhất Đ.CS Liên Xô và Thủ tướng Liên Xô, đã không hài lòng với nhiều chính sách và quan điểm của Mao.
Năm 1961, Khrushev đã huỷ bỏ những hiệp định đã ký với Trung Quốc và rút toàn bộ cố vấn kỹ thuật và quân sự về nước.
Năm 1961 là năm tồi tệ nhất của Trung Quốc với nạn đói, hạn hán, nhiều người chết nhất
Những người ôn hoà trong Đ.ảng, đã họp và quy trách nhiệm cho Mao. Họ mạnh mẽ chỉ trích Mao trong đó người to tiếng nhất là Nguyên soái Bành Đức Hoài, Hạ Long, Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình. La Thuỵ Khanh...
Mao uất ức, nín lặng, tìm kế, chờ thời thịt “đồng chí” của mình