Thực ra khái niệm đại học tinh hoa cũng ko có gì mới lạ và đặc biệt cả,
Em cũng làm trong lĩnh vực giáo dục đại học nên cũng tìm hiểu cái này
Khi mà xã hội ở các thời kỳ mà tỉ lệ người đi học chỉ 10% thì chỉ tầng lớp tinh hoa (quan lại, nhà giàu, quý tộc) mới được đi học. Chính điều này lý giải tại sao các cụ lãnh đạo nhà ta thời Pháp thuộc chỉ học hết bậc Thành Chung (tương đương cấp 3 nay) hoặc học cao đẳng 3 năm mà tiếng tây tiếng tàu chém ầm ầm, làm lãnh đạo cả dân tộc được. Bởi họ là tầng lớp được giáo dục tinh hoa, những người giỏi nhất trong tổng số cả triệu người mù chữ.
Trong giai đoạn hiện nay khi mà giáo dục đại học ở Việt Nam đã bước sang giai đoạn giáo dục Đại chúng thì tầm 40-50% người trong độ tuổi đi học được học đại học và bắt đầu sang giai đoạn Giáo dục đại học phổ cập (khoảng trên 50%-90%) người trong độ tuổi đi học được học đại học thì rất cần các trường Đại học tinh hoa.
Những đại học đặc biệt để đào tạo những người xuất chúng, sẽ là những lãnh đạo quốc gia, tập đoàn kinh tế, nhà khoa học tầm quốc gia hoặc quốc tế trong tương lai.
Tuy nhiên 1 trường đại học muốn ở đẳng cấp tinh hoa nó cần 1 quá trình dài (nếu ko muốn nói là cực dài). Các đại học tinh hoa của thế giới toàn trên dưới 200 năm thành lập. Không thể cứ đổ tiền vào xây khuôn viên thật đẹp, mời giáo sư thật giỏi là có ngay đại học tinh hoa được. Tất nhiên nếu có nhiều tiền thì thời gian rút ngắn được kha khá.
Ở VN em nhận thấy chỉ duy nhất Học viện chính trị quốc gia HCM là tổ chức giáo dục tinh hoa thôi.