Vì không có số liệu toàn thế giới, nên cháu tạm lấy tình hình của Mỹ để minh họa. Giáo sư Clayton Christensen của Harvard phát biểu rằng: trong 10-15 năm nữa sẽ có 50% đại học Mỹ phá sản vì không trụ nổi trước xu hướng giáo dục trực tuyến. Cháu nghĩ bác nên điều chỉnh thời hạn từ 03 năm lên 10 năm, và theo thời hạn dự đoán này, những sinh viên khóa đầu của VinUni vẫn có thể tốt nghiệp an toàn.
Nguồn phát biểu của giáo sư Clayton Christensen:
https://www.cnbc.com/2018/08/30/hbs-prof-says-half-of-us-colleges-will-be-bankrupt-in-10-to-15-years.html
Cái này đúng này, khả năng cao nhất để disrupt cái đám đại học tinh hoa (top 20 thế giới) là giáo dục trực tuyến. Cái khó là ở chỗ thực ra mấy cái trò này cũng là cái bọn đại học đấy nó đẻ ra nốt, nên rất có thể là giờ chúng nó đã lại có sẵn quân bài nào đấy để chống trò đấy rồi.
Có một thực tế là mặc dù thời đại này có rất nhiều câu chuyện về disruption như kiểu với tiền và công nghệ thì tự dưng nhảy vào ô tô cũng thành đại gia ô tô, hay tự dưng thành taxi lớn nhất thế giới etc... chưa ai có khả năng thay đổi được ranking của đám đại học hàng đầu trong vài chục năm trở lại đây. Một số nước đang giàu và mới giàu như kiểu Hàn quốc đã bỏ ko biết bao nhiêu là tiền vào đủn đít các trường đại học, các trường chuyên nghiên cứu, cho tiền tuyển sinh viên, tuyển giáo viên... nói chung là tạo ra nhiều ĐH tốt, nhưng để mà đạt đến cái mức tinh hoa kiểu như top 20 thì mãi vẫn chưa thấy đâu, và nhiều khả năng là sẽ ko thấy trong vòng 50 năm tới.
Đại học tinh hoa là cái gì? Bỏ qua tất cả những cái công thức kiểu giáo sư, sinh viên, nghiên cứu hoặc thậm chí “phòng học có điều hoà” ... thì bản chất của ĐHTH, cũng như tất cả những con người tinh hoa trên trái đất này, là họ phải operate ở thì tương lai. Chưa có được cái tư duy đó thì ko nên nói đến chữ tinh hoa làm cái gì.
Tại sao lại gọi là ở thì tương lai? Để hiểu được cái này cần nhìn vào cái dòng vô cùng quan trọng trên Wikipedia về University đó là Endowment, thường là chỉ sau mỗi logo hay năm thành lập. Đây là tiền hoặc tài sản hoặc tương đương được cho, tặng, uỷ thác cho Trường đầu tư để lấy lợi nhuận phục vụ hoạt động của trường (thuê giáo sư, cho học bổng, chi phí hoạt động khác...). Các trường ĐHTH đa phần đều hoàn toàn có thể hoạt động như một dạng research powerhouse độc lập với học phí sinh viên từ Endowment ROI của họ. Tuy vậy đương nhiên là họ ko cần vì bản thân faculty của những trường ĐHTH đa phần đều là dạng asset, có nghĩa là tiền họ sinh ra sẽ nhiều hơn vài lần tiền Trường chi phí cho họ (ví dụ trả lương Gs 300k pa thì trong năm lại mang về độ 1 triệu external funding), còn sinh viên thì con nhà giàu cũng hơi bị nhiều nên tất nhiên là học phí cứ thu thôi.
Cái quan trọng nhất là ĐHTH phải và chỉ nhìn về thì tương lai, kể cả thu tiền sinh viên cũng chủ yếu là ở thì tương lai qua hình thức quà tặng vào endowment. Đứa nào nhà sẵn giàu thì thu luôn năm vài chục k, đứa nào nhà nghèo thì cho tiền đi học ăn ở luôn, sau này thành tài nó sẽ cảm ơn Trường sau. Mục tiêu của Trường ko phải là cái good balance sheet mà là cái Endowment ngày càng phình ra, những công trình nghiên cứu mà ứng dụng chưa thấy đâu trong vòng 20 năm tới (thật ra tất cả các công trình nghiên cứu nền tảng đều ra từ Đại học, trừ AT&T. Các công ty cho dù là lớn cũng ko thể đầu tư nghiên cứu cơ bản được trừ AI và ML vì technology transfer sang industry rất nhanh), những thế hệ sinh viên nghĩ lớn làm lớn và căn bản đều rất giỏi.
Nếu anh Vượng muốn tạo ra cái ĐHTH để đời như mong muốn thì ko phải chỉ đem tiền cho là được, đây là giả thiết anh endow thực sự một lượng lớn tiền hoặc tương đương tiền để bảo đảm là ĐHTH sẽ có thể tồn tại độc lập với Vingroup. Nếu anh muốn làm thực sự thì anh nên dùng kiến thức kinh doanh của mình, tức là leverage cái endowment của mình để tạo ra trend, kêu gọi các anh khác cũng dồn tiền vào nó một cách tự hào, trong một thời gian dài... nhưng lần này là với mục tiêu tạo ra thế hệ tinh hoa cho dân tộc, giống như cách Bill Gates làm cái Billionaire pledge.
Thì có thể thành công. Về phía cá nhân chúng ta hãy mong cho VinUni thành công, ít nhất là ở khía cạnh balance sheet. Bớt một đồng tiền ra nước ngoài là bằng kiếm 10-20 đồng GDP trong nước rồi.