Các cụ phân tích nhiều em mới để ý cái từ tinh hoa. Tinh hoa ở đây là sinh viên ra trường trở thành tinh hoa, tinh hoa trong việc dạy và học hay cha mẹ của sinh viên mới là tinh hoa?
Tại buổi tọa đàm, GS.TS Mai Trọng Nhuận – nguyên giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng, xây dựng Đại học tinh hoa có 3 cái khó là đào tạo, môi trường và người học.
Theo GS Nhuận, môi trường tinh hoa là môi trường thúc đẩy được khát vọng học tập, lao động, đặc biệt là sáng tạo. Nhúng mô hình mới vào môi trường Việt Nam cần phải có thêm một yếu tố "bảo lãnh". Như vậy, ĐH VinUni không chỉ tạo điều kiện thúc đẩy đổi mới sáng tạo mà còn phải bảo lãnh sáng tạo.
GS Nhuận cho hay, khi có môi trường tinh hoa thì phải có người dạy tinh hoa. Ví dụ, đại học Philippines khi họ muốn đào tạo tài năng đổi mới đất nước, họ mời các giáo sư chủ yếu của Anh và Mỹ làm 3 việc: dạy môn học đó đúng như ở đất nước họ, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ có trình độ tiến sĩ trở lên dạy được tương đương như họ, mở ngành học đó tại quê hương cùng mức lương hậu hĩnh.
GS.TS Mai Trọng Nhuận
Đặc biệt, cái khó nhất ở Việt Nam khi xây dựng ĐH tinh hoa, theo GS Nhuận là người học tinh hoa. Khi một người tài có nhiều tiêu chí đặt ra, họ có cơ hội đi nhiều nơi khắp thế giới vì nhiều trường đại học tinh hoa trên thế giới cũng mời chào, vẫy gọi. Vậy làm sao chúng ta "giữ chân" được người học tinh hoa ở trong nước?.
GS Nhuận cho rằng, ở nước ngoài, các trường đại học càng uy tín, học phí càng cao nhưng ở Việt Nam, học phí càng cao càng khó chọn người tài, trừ khi trường cấp học bổng. Còn nếu bảo học sinh trả rất nhiều tiền để đi học thì những người tài chạy đi nơi khác. Khó khăn này còn lớn gấp nhiều lần so với việc có người dạy tinh hoa.
“Nếu không có người học tinh hoa thì rất khó để tạo sản phẩm tinh hoa và rất khó để trở thành một đại học tinh hoa” – GS Nhuận nhấn mạnh.
Không bình luận về vấn đề học phí của ĐH VinUni, nhưng GS Nhuận cho hay, học phí US$ 35.000/ năm không phải là nhiều hay ít mà phải làm cho người ta hiểu rằng, vào đây là trở thành người tài và khi người tài tốt nghiệp ra trường cống hiến lại phụ thuộc rất nhiều vào cơ chế, chính sách xã hội. Vậy người tài được sử dụng thế nào? Người tài tự bảo vệ mình thế nào?, nhà trường phải dạy thêm cho sinh viên những kỹ năng để tài năng được vươn lên. Đó cũng là cách để giải thích vào việc tại sao phải đầu tư vào học ở trường.
“Tất cả những sự tinh hoa trên mà VinUni đưa ra phải trả lời xã hội bằng sản phẩm tinh hoa, được cống hiến cho xã hội và được xã hội thừa nhận” – GS Nhuận nói.
Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng
Sẵn sàng chi tiền nếu có lòng tin
Đồng quan điểm, Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội góp ý, về lâu dài ĐH VinUni nên phấn đấu có chi phí của nhà nước, cái này không phải là chuyện cần thêm chi phí nhưng đó là tinh thần dân tộc để nhà nước hiểu và ghi nhận cùng hợp tác. Vì tại sao hợp tác với Đại học Cornell và Đại học Pennsylvania mà hợp tác với nhà nước lại không được.
Về mức học phí mà VinUni đưa ra, TS Dũng cho rằng, tiền nào của nấy nhưng vấn đề là chất lượng. Người Việt tin rằng, trường sẽ giáo dục con mình thành tài năng, thì họ sẵn sàng chi tiền. Do đó, vấn đề bây giờ là trường tạo được lòng tin rằng, đào tạo ở đây sẽ trở thành tài năng.
Đối với các học bổng mà VinUni công bố hỗ trợ người tài khi tuyển dụng, theo TS Dũng, thay vì việc cấp học bổng, VinUni nên thực hiện chương trình cho vay sẽ thiết thực hơn, bởi đó là nguồn động lực để tạo điều kiện theo học tại trường, khi sinh viên ra trường thành đạt rồi thì phải có trách nhiệm trả.
https://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/cap-hoc-bong-ho-tro-tai-chinh-hao-phong-vin-uni-lieu-co-thu-hut-duoc-nhan-tai-20191113144501267.htm