[Funland] Đại học Rmit

Ha Kim Tan

Xe tải
Biển số
OF-801310
Ngày cấp bằng
24/12/21
Số km
323
Động cơ
16,211 Mã lực
Tuổi
28
Nơi ở
Hà Nội
Website
bookingad.vn
RMIT cơ sở Hà nội ngừng nhận tuyển sinh năm 2024 rồi các bác: Sao họ không mua lại 1 Tòa nhà làm cho xứng tầm Danh tiếng của Trường nhỉ, ở Kim Mã chật chội quá
 

GiaoThongTài khoản đã xác minh

Em vẫn hành quân...
Biển số
OF-29
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
16,207
Động cơ
843,753 Mã lực
Nơi ở
Đông dược Phú Hà
Website
www.duocphuha.com
Các bác tham khảo bài mới trên nhóm RMIT & cha mẹ:

Xin chào các vị phụ huynh,

Em xin tự giới thiệu, em là Hà Trần (Aiken Tran), giáo viên bậc Dự Bị Đại Học của RMIT Vietnam - HN.

Trước khi về VN làm việc thì em đã có 11 năm sinh sống, học tập và làm việc tại Úc, cụ thể là thành phố Melbourne. Em sang đó từ bậc ĐH, sau đó học lên Thạc Sĩ Sư Phạm, đi dạy ở một trường tư ở Melbourne được 3 năm thì về VN.

Nhận thấy tới đây có nhiều học sinh, sinh viên VN sẽ qua Úc học tiếp nên em xin phép dùng kinh nghiệm cá nhân trong hơn 10 năm ở Úc để nhắn đôi lời tới các vị phụ huynh ạ.

Hãy chắc chắn trước khi sang Úc, các em có ít nhất 7.0 IELTS. Mặc dù các trường ĐH thường có yêu cầu đầu vào chỉ là 6.5 IELTS thôi, nhưng theo quan sát của em, những bạn 7.0 IELTS trở lên mới là những bạn có thể theo kịp nội dung chương trình mà không quá chật vật khi sang Úc. Nếu chỉ 6.5 IELTS thôi thì sẽ phải rất chăm chỉ thì mới qua môn được - một điều rất dễ tạo thêm áp lực cho các em, khiến các em nản lòng. Việc sang một đất nước lạ hoắc, không quen ai vốn dĩ đã là một việc khó khăn cho các em. Nếu tiếng Anh các em không đủ tốt nữa thì trải nghiệm của các em sẽ không được như mong đợi đâu ạ.

Trước khi sang Úc, hãy đảm bảo các em có thói quen chia sẻ thật lòng những vấn đề của các em với phụ huynh: khi sang Úc rồi, các em sẽ thường có thói quen giấu những khó khăn của mình vì sợ bố mẹ ở nhà lo, và sẽ cố tự giải quyết vấn đề. Điều này là tốt, tuy nhiên nhiều em đánh giá quá cao khả năng của mình và để vấn đề vượt ngoài tầm kiểm soát. Vì vậy, hãy đảm bảo các em tin tưởng mình và kể cho mình nghe về mọi khó khăn dù là nhỏ nhất. Có những điều mà các vị ở VN sẽ không thể trực tiếp giúp các em, có những khó khăn mà chỉ có các em mới tự giải quyết được (học hành vất vả, nhớ nhà, cô đơn v..v...), nhưng chí ít phụ huynh nắm rõ được tình hình thay vì để đến khi quá muộn rồi mới vỡ lẽ thì nguy hiểm ạ.

Đừng gửi cho các em số tiền sinh hoạt hàng tháng quá lớn: sau khi ước lượng những chi phí, hãy gửi vừa đủ hoặc dư ra thêm một chút để các em có thể có một cuộc sống vừa vặn thoải mái. Nếu lần đầu tiên xa nhà, xa vòng tay bố mẹ, mà các em có dư ra tận $2000-$3000 mỗi tháng, khả năng rất cao là các em sẽ muốn tiêu cho hết số tiền đó. Từ đó vừa tạo thói quen chi tiêu hoang phí, vừa dễ khiến các em dễ sa đà vào những thú vui có hại, ảnh hưởng tới học tập.

RMIT, dù là ở Melbourne hay VN, luôn có một đội ngũ chuyên gia chuyên chăm sóc sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần cho các sinh viên. Hãy thường xuyên nhắc nhở các em tận dụng những dịch vụ hỗ trợ sinh viên như vậy, nhất là khi các em bắt đầu có những dấu hiệu suy sụp tinh thần.

Hãy khuyến khích các em đi làm thêm: ngay cả khi gia đình mình có đủ điều kiện để lo cho các em sống đầy đủ trong suốt những năm học bên Úc mà không phải đi làm, và cũng nhiều phụ huynh muốn con tập trung học hành cho tốt, nhưng em thực sự thấy trải nghiệm đi làm thêm ở Úc có thể biến các em thành những con người trưởng thành hơn RẤT NHIỀU. Ở Úc, những công việc làm thêm cho sinh viên quốc tế hầu hết đều là ở mảng Dịch Vụ Khách Hàng, mà ai thì cũng nên làm ở mảng đó một thời gian để có những va chạm thực tế trong cuộc sống. Visa sinh viên quốc tế cho phép các em được làm 48h/2 tuần. Thời gian phải lên lớp trong một tuần cũng không quá nhiều. Nếu biết sắp xếp, các em có thể chỉ phải lên trường 2 ngày/tuần. Điều này cho phép các em có thể làm thêm mà không ảnh hưởng tới việc học. Đương nhiên, việc học vẫn phải là trên hết. Vì vậy, hãy cứ để cho các em tập trung vào việc học trong kì đầu tiên. Nếu sau kì học đầu tiên mà thấy nhàn quá, còn thừa nhiều thời gian không biết làm gì, thì các vị phụ huynh hãy khuyến khích các em đi làm nhé ạ. Vừa vui, vừa có kinh nghiệm, vừa trưởng thành hơn, và vừa dễ mở rộng mối quan hệ, nhất là khi các em chưa có nhiều người quen ở bên đó.

Điều cuối cùng em muốn chia sẻ, xuất phát từ nhu cầu thực tế của nhiều phụ huynh, đó là phải xác định rõ mục đích đi du học là để sau này về nước, hay muốn định cư lâu dài. Hai mục đích này sẽ dẫn tới hai hướng đi hoàn toàn khác nhau. Nếu không xác định từ trước, sau này đổi ý thì sẽ phải bắt đầu lại từ đầu, vừa mất thời gian (tính bằng nhiều năm), vừa mất tiền bạc.

Rất mong bài chia sẻ này sẽ giúp ích được nhiều phụ huynh ở đây ạ. Nếu các vị có câu hỏi gì, xin để lại ở bình luận bên dưới. Em sẽ tổng hợp lại câu hỏi. Nếu nhiều câu hỏi trùng thì em sẽ đăng một bài post khác để trả lười ạ.

Chúc hành trình du học của con em chúng ta đều được suôn sẻ và mĩ mãn ạ :D
 

otothanglong

Xe điện
Biển số
OF-65579
Ngày cấp bằng
5/6/10
Số km
4,156
Động cơ
493,963 Mã lực
Các bác tham khảo bài mới trên nhóm RMIT & cha mẹ:

Xin chào các vị phụ huynh,

Em xin tự giới thiệu, em là Hà Trần (Aiken Tran), giáo viên bậc Dự Bị Đại Học của RMIT Vietnam - HN.

Trước khi về VN làm việc thì em đã có 11 năm sinh sống, học tập và làm việc tại Úc, cụ thể là thành phố Melbourne. Em sang đó từ bậc ĐH, sau đó học lên Thạc Sĩ Sư Phạm, đi dạy ở một trường tư ở Melbourne được 3 năm thì về VN.

Nhận thấy tới đây có nhiều học sinh, sinh viên VN sẽ qua Úc học tiếp nên em xin phép dùng kinh nghiệm cá nhân trong hơn 10 năm ở Úc để nhắn đôi lời tới các vị phụ huynh ạ.

Hãy chắc chắn trước khi sang Úc, các em có ít nhất 7.0 IELTS. Mặc dù các trường ĐH thường có yêu cầu đầu vào chỉ là 6.5 IELTS thôi, nhưng theo quan sát của em, những bạn 7.0 IELTS trở lên mới là những bạn có thể theo kịp nội dung chương trình mà không quá chật vật khi sang Úc. Nếu chỉ 6.5 IELTS thôi thì sẽ phải rất chăm chỉ thì mới qua môn được - một điều rất dễ tạo thêm áp lực cho các em, khiến các em nản lòng. Việc sang một đất nước lạ hoắc, không quen ai vốn dĩ đã là một việc khó khăn cho các em. Nếu tiếng Anh các em không đủ tốt nữa thì trải nghiệm của các em sẽ không được như mong đợi đâu ạ.

Trước khi sang Úc, hãy đảm bảo các em có thói quen chia sẻ thật lòng những vấn đề của các em với phụ huynh: khi sang Úc rồi, các em sẽ thường có thói quen giấu những khó khăn của mình vì sợ bố mẹ ở nhà lo, và sẽ cố tự giải quyết vấn đề. Điều này là tốt, tuy nhiên nhiều em đánh giá quá cao khả năng của mình và để vấn đề vượt ngoài tầm kiểm soát. Vì vậy, hãy đảm bảo các em tin tưởng mình và kể cho mình nghe về mọi khó khăn dù là nhỏ nhất. Có những điều mà các vị ở VN sẽ không thể trực tiếp giúp các em, có những khó khăn mà chỉ có các em mới tự giải quyết được (học hành vất vả, nhớ nhà, cô đơn v..v...), nhưng chí ít phụ huynh nắm rõ được tình hình thay vì để đến khi quá muộn rồi mới vỡ lẽ thì nguy hiểm ạ.

Đừng gửi cho các em số tiền sinh hoạt hàng tháng quá lớn: sau khi ước lượng những chi phí, hãy gửi vừa đủ hoặc dư ra thêm một chút để các em có thể có một cuộc sống vừa vặn thoải mái. Nếu lần đầu tiên xa nhà, xa vòng tay bố mẹ, mà các em có dư ra tận $2000-$3000 mỗi tháng, khả năng rất cao là các em sẽ muốn tiêu cho hết số tiền đó. Từ đó vừa tạo thói quen chi tiêu hoang phí, vừa dễ khiến các em dễ sa đà vào những thú vui có hại, ảnh hưởng tới học tập.

RMIT, dù là ở Melbourne hay VN, luôn có một đội ngũ chuyên gia chuyên chăm sóc sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần cho các sinh viên. Hãy thường xuyên nhắc nhở các em tận dụng những dịch vụ hỗ trợ sinh viên như vậy, nhất là khi các em bắt đầu có những dấu hiệu suy sụp tinh thần.

Hãy khuyến khích các em đi làm thêm: ngay cả khi gia đình mình có đủ điều kiện để lo cho các em sống đầy đủ trong suốt những năm học bên Úc mà không phải đi làm, và cũng nhiều phụ huynh muốn con tập trung học hành cho tốt, nhưng em thực sự thấy trải nghiệm đi làm thêm ở Úc có thể biến các em thành những con người trưởng thành hơn RẤT NHIỀU. Ở Úc, những công việc làm thêm cho sinh viên quốc tế hầu hết đều là ở mảng Dịch Vụ Khách Hàng, mà ai thì cũng nên làm ở mảng đó một thời gian để có những va chạm thực tế trong cuộc sống. Visa sinh viên quốc tế cho phép các em được làm 48h/2 tuần. Thời gian phải lên lớp trong một tuần cũng không quá nhiều. Nếu biết sắp xếp, các em có thể chỉ phải lên trường 2 ngày/tuần. Điều này cho phép các em có thể làm thêm mà không ảnh hưởng tới việc học. Đương nhiên, việc học vẫn phải là trên hết. Vì vậy, hãy cứ để cho các em tập trung vào việc học trong kì đầu tiên. Nếu sau kì học đầu tiên mà thấy nhàn quá, còn thừa nhiều thời gian không biết làm gì, thì các vị phụ huynh hãy khuyến khích các em đi làm nhé ạ. Vừa vui, vừa có kinh nghiệm, vừa trưởng thành hơn, và vừa dễ mở rộng mối quan hệ, nhất là khi các em chưa có nhiều người quen ở bên đó.

Điều cuối cùng em muốn chia sẻ, xuất phát từ nhu cầu thực tế của nhiều phụ huynh, đó là phải xác định rõ mục đích đi du học là để sau này về nước, hay muốn định cư lâu dài. Hai mục đích này sẽ dẫn tới hai hướng đi hoàn toàn khác nhau. Nếu không xác định từ trước, sau này đổi ý thì sẽ phải bắt đầu lại từ đầu, vừa mất thời gian (tính bằng nhiều năm), vừa mất tiền bạc.

Rất mong bài chia sẻ này sẽ giúp ích được nhiều phụ huynh ở đây ạ. Nếu các vị có câu hỏi gì, xin để lại ở bình luận bên dưới. Em sẽ tổng hợp lại câu hỏi. Nếu nhiều câu hỏi trùng thì em sẽ đăng một bài post khác để trả lười ạ.

Chúc hành trình du học của con em chúng ta đều được suôn sẻ và mĩ mãn ạ :D
Vấn đề của tác giả bài viết cũng là trăn trở của em, cuối cùng em quyết cho các con học trong nước, vì cũng không mong muốn chúng định cư xứ người.

Điều cuối cùng em muốn chia sẻ, xuất phát từ nhu cầu thực tế của nhiều phụ huynh, đó là phải xác định rõ mục đích đi du học là để sau này về nước, hay muốn định cư lâu dài. Hai mục đích này sẽ dẫn tới hai hướng đi hoàn toàn khác nhau. Nếu không xác định từ trước, sau này đổi ý thì sẽ phải bắt đầu lại từ đầu, vừa mất thời gian (tính bằng nhiều năm), vừa mất tiền bạc.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
29,876
Động cơ
900,086 Mã lực
Thời gian phải lên lớp trong một tuần cũng không quá nhiều. Nếu biết sắp xếp, các em có thể chỉ phải lên trường 2 ngày/tuần. Điều này cho phép các em có thể làm thêm mà không ảnh hưởng tới việc học...
Thằng cháu con ông anh bà xã vừa nhập học dự bị trong Tp. Hồ Chí Minh.
Em chỉ phân vân về cái thời gian phải lên lớp này.
Sắp xếp thế nào, thì lịch mấy ông giáo sư thuyết trình bài giảng cũng không thay đổi, không theo sắp xếp cá nhân của sinh viên.
Nếu không nghe giảng thì chắc cuối kỳ khó để thi qua môn.
Chắc Rmit dậy học kiểu khác mới phải đến trường ít như vậy!
 

FC Juventus

Xe buýt
Biển số
OF-321203
Ngày cấp bằng
27/5/14
Số km
799
Động cơ
292,738 Mã lực
Thằng cháu con ông anh bà xã vừa nhập học dự bị trong Tp. Hồ Chí Minh.
Em chỉ phân vân về cái thời gian phải lên lớp này.
Sắp xếp thế nào, thì lịch mấy ông giáo sư thuyết trình bài giảng cũng không thay đổi, không theo sắp xếp cá nhân của sinh viên.
Nếu không nghe giảng thì chắc cuối kỳ khó để thi qua môn.
Chắc Rmit dậy học kiểu khác mới phải đến trường ít như vậy!
Hai ngày theo em nghĩ là chọn môn, thường là môn tự chọn để gói gọn thời gian lên lớp cụ ạ. Thường thì RMIT Mel học mấy ngành digital marketing lên lớp 1buổi/tuần và có thể có thêm tutor nữa. Nên có thể gói được ạ. Có bạn còn gói được trong 1 ngày. Có 1 điều em không hiểu là các bạn sang Mel đi làm 5 days full time thì học bài đạt kết quả tốt thế nào ạ.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
29,876
Động cơ
900,086 Mã lực
Hai ngày theo em nghĩ là chọn môn, thường là môn tự chọn để gói gọn thời gian lên lớp cụ ạ. Thường thì RMIT Mel học mấy ngành digital marketing lên lớp 1buổi/tuần và có thể có thêm tutor nữa. Nên có thể gói được ạ. Có bạn còn gói được trong 1 ngày. Có 1 điều em không hiểu là các bạn sang Mel đi làm 5 days full time thì học bài đạt kết quả tốt thế nào ạ.
Ở Đức họ không quản lý sinh viên lên nghe giảng, nhưng có theo dõi giờ thực hành, nhưng nếu đăng ký môn trong học kỳ mà muốn vượt qua thì gần như ngày nào cũng phải lên lớp mới may có cơ vượt qua.
Do cách họ để việc nghe giảng là sự tự giác của sinh viên, nên gây rất nhiều khó khăn cho sinh viên ngoại quốc (không chỉ mỗi sinh viên VN). Việc học ở Đức không mất tiền học phí, nhưng khó tốt nghiệp là như vậy.
Khuyến cáo việc đi làm thêm lại càng dẫn đến học rất khó để tốt nghiệp được ở Đức. Chắc học ở Úc dễ hơn quá nhiều!
 

caisua

Xe lăn
Biển số
OF-13244
Ngày cấp bằng
17/2/08
Số km
12,496
Động cơ
501,713 Mã lực
Thằng cháu con ông anh bà xã vừa nhập học dự bị trong Tp. Hồ Chí Minh.
Em chỉ phân vân về cái thời gian phải lên lớp này.
Sắp xếp thế nào, thì lịch mấy ông giáo sư thuyết trình bài giảng cũng không thay đổi, không theo sắp xếp cá nhân của sinh viên.
Nếu không nghe giảng thì chắc cuối kỳ khó để thi qua môn.
Chắc Rmit dậy học kiểu khác mới phải đến trường ít như vậy!
Thằng nhà em ở nhà suốt, mỗi tuần đến khoảng 2-3 buổi nhưng ở nhà học vất lắm, ngược với ĐH công lập của mình
 

donduong

Xe tải
Biển số
OF-95157
Ngày cấp bằng
13/5/11
Số km
347
Động cơ
387,543 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Thằng nhà em ở nhà suốt, mỗi tuần đến khoảng 2-3 buổi nhưng ở nhà học vất lắm, ngược với ĐH công lập của mình
Con nhà bác có học nhóm nhiều kg? Đến trường làm bài tập hoặc project nhóm? Hay chủ yếu học 1 mình ở nhà?
 

GiaoThongTài khoản đã xác minh

Em vẫn hành quân...
Biển số
OF-29
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
16,207
Động cơ
843,753 Mã lực
Nơi ở
Đông dược Phú Hà
Website
www.duocphuha.com
Ở Đức họ không quản lý sinh viên lên nghe giảng, nhưng có theo dõi giờ thực hành, nhưng nếu đăng ký môn trong học kỳ mà muốn vượt qua thì gần như ngày nào cũng phải lên lớp mới may có cơ vượt qua.
Do cách họ để việc nghe giảng là sự tự giác của sinh viên, nên gây rất nhiều khó khăn cho sinh viên ngoại quốc (không chỉ mỗi sinh viên VN). Việc học ở Đức không mất tiền học phí, nhưng khó tốt nghiệp là như vậy.
Khuyến cáo việc đi làm thêm lại càng dẫn đến học rất khó để tốt nghiệp được ở Đức. Chắc học ở Úc dễ hơn quá nhiều!
Con bé nhà em cũng học online với các thầy nhiều, những đợt gần tốt nghiệp thỉnh thoảng mới qua trường.

Còn học ở Đức thì khó thật. Lớp con gái em tiếng Đức ở Chuyên Ngoại ngữ, con bé bạn nó học giỏi nhất lớp sang Đức học mà cũng rất vất vả để theo. Giờ sau mấy năm lại định quay về VN học lại từ đầu. Lãng phí cả thời gian, tiền bạc và cơ hội.
 

Tí Sơn Đông

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-847787
Ngày cấp bằng
5/2/24
Số km
308
Động cơ
3,243 Mã lực
900tr/3 năm. Nếu năm cuối sang Úc thì thêm tầm 700 ăn ở
Chắc Cụ nói chuyện thời 2020 .
Còn các cụ trên này q tâm nhất là vụ tài chính . Cụ nào biết thì nói huỵch tợt ra luôn đi nói thẳng là ngoiaf chứng minh tài chính đơn thuần còn phải chứng minh dòng tiền . Nói luôn là năm nay vào rmit khó là do úc xiết visa . nói thẳng cmn luôn đi vòng qua vòng lại nhức cả đầu :(
 

caisua

Xe lăn
Biển số
OF-13244
Ngày cấp bằng
17/2/08
Số km
12,496
Động cơ
501,713 Mã lực
Con nhà bác có học nhóm nhiều kg? Đến trường làm bài tập hoặc project nhóm? Hay chủ yếu học 1 mình ở nhà?
Có môn học nhóm có môn ko, nhưng học nhóm vẫn phải tự làm phần của mình và chấm điểm riêng. Viết bài luận và làm slide nhiều nên 3 môn mỗi kỳ cũng thấy túi bụi phết. Có khi tại thằng nhà em yếu món giao tiếp và trình bày nên phải luyện nhiều, năm đầu thấy suốt ngày chui trong toilet luyện nói mà múa may. Tuy nhiên khi đi xin việc thì kỹ năng làm việc nhóm đã hơn hẳn bọn xung quanh vì nó đã đc luyện tương đối thành thạo một số kỹ thuật cơ bản trong quá trình học
 

FC Juventus

Xe buýt
Biển số
OF-321203
Ngày cấp bằng
27/5/14
Số km
799
Động cơ
292,738 Mã lực
Ở Đức họ không quản lý sinh viên lên nghe giảng, nhưng có theo dõi giờ thực hành, nhưng nếu đăng ký môn trong học kỳ mà muốn vượt qua thì gần như ngày nào cũng phải lên lớp mới may có cơ vượt qua.
Do cách họ để việc nghe giảng là sự tự giác của sinh viên, nên gây rất nhiều khó khăn cho sinh viên ngoại quốc (không chỉ mỗi sinh viên VN). Việc học ở Đức không mất tiền học phí, nhưng khó tốt nghiệp là như vậy.
Khuyến cáo việc đi làm thêm lại càng dẫn đến học rất khó để tốt nghiệp được ở Đức. Chắc học ở Úc dễ hơn quá nhiều!
Em thì thấy để chuẩn bị cho việc nghe giảng cần đọc trước tài liệu, lecture note (thường được post web của trường) và đến nghe giảng. Việc đi học như em trước đây ở ANU là không bắt buộc nhưng nếu không đi thì sẽ rất rất khó hiểu, tự học thì rất tốn thời gian. Ngoài ra, các môn đều có office hours để cho sinh viên lên gặp lecturer để hỏi về bất cứ gì liên quan. Về nhà còn assignments, còn đọc liệu liên quan. Nên việc gói gọn học 2 ngày chỉ ở trên trường là tối giản nhất thôi chứ để học có kết quả thì phải bỏ ra rất rất nhiều công sức ạ.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
29,876
Động cơ
900,086 Mã lực
Em thì thấy để chuẩn bị cho việc nghe giảng cần đọc trước tài liệu, lecture note (thường được post web của trường) và đến nghe giảng. Việc đi học như em trước đây ở ANU là không bắt buộc nhưng nếu không đi thì sẽ rất rất khó hiểu, tự học thì rất tốn thời gian. Ngoài ra, các môn đều có office hours để cho sinh viên lên gặp lecturer để hỏi về bất cứ gì liên quan. Về nhà còn assignments, còn đọc liệu liên quan. Nên việc gói gọn học 2 ngày chỉ ở trên trường là tối giản nhất thôi chứ để học có kết quả thì phải bỏ ra rất rất nhiều công sức ạ.
Với việc làm trợ giảng em thường xuyên phải sách đồ nghề giúp ông giáo em lên lớn. 1 tuần 2 lần là chỉ riêng với môn của ông ấy, còn các môn bắt buộc khác đăng ký trong học kỳ (UNI Đức có các môn bắt buộc và không bắt buộc. Nếu bầy đầy đủ KQ thi các môn bắt buộc lên bàn là được bảo vệ luận án tốt nghiệp, không quan trọng bài thi làm lúc nào. Thường đầu học kỳ khoa sẽ thông báo các môn học và giáo sư lên lớp, trong đó có từ 4 đến 5 môn bắt buộc. Ai nhận học bổng thì hết học kỳ phải có KQ thi được của các môn bắt buộc gửi cho tổ chức cấp học bổng, không đủ sẽ bị cắt).
Ngoài ra còn có các buổi Seminar. Riêng Seminar bắt buộc sinh viên phải tham gia. Các ông giáo sư không đến Seminar, mà do lũ trợ giảng tụi em phụ trách.
Không nghe bài giảng của các ông giáo sư, rất khó để qua bài thi của các ông ấy, vì đúng là không như các bài giảng ở ĐH VN, kiến thức tự đọc được thì các ông cho 1 danh sách tài liệu tham khảo, còn trong bài giảng các ông ấy huyên thuyên về những KQ nghiên cứu mới nhất trong nội dung của môn học. Khi thi, ngoài kiến thức chung chung, những thành quả mới thực hiện của lĩnh vực được đả động đến khá nhiều.
Tụi sinh viên Đức không chỉ chăm chỉ đi nghe giảng, mà cũng rất chăm lên thư viện đọc tài liệu được hướng dẫn. Sinh viên VN mà làm chỉ cần gần như họ thì sẽ đỗ đúng chương trình!
 
Chỉnh sửa cuối:

Flores

Xe tải
Biển số
OF-521421
Ngày cấp bằng
14/7/17
Số km
279
Động cơ
178,883 Mã lực
Tuổi
45
Em thì thấy để chuẩn bị cho việc nghe giảng cần đọc trước tài liệu, lecture note (thường được post web của trường) và đến nghe giảng. Việc đi học như em trước đây ở ANU là không bắt buộc nhưng nếu không đi thì sẽ rất rất khó hiểu, tự học thì rất tốn thời gian. Ngoài ra, các môn đều có office hours để cho sinh viên lên gặp lecturer để hỏi về bất cứ gì liên quan. Về nhà còn assignments, còn đọc liệu liên quan. Nên việc gói gọn học 2 ngày chỉ ở trên trường là tối giản nhất thôi chứ để học có kết quả thì phải bỏ ra rất rất nhiều công sức ạ.
Cụ học ANU lâu chưa, cho e nhắn tin hỏi thăm chút dc ko?
 

donduong

Xe tải
Biển số
OF-95157
Ngày cấp bằng
13/5/11
Số km
347
Động cơ
387,543 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Có môn học nhóm có môn ko, nhưng học nhóm vẫn phải tự làm phần của mình và chấm điểm riêng. Viết bài luận và làm slide nhiều nên 3 môn mỗi kỳ cũng thấy túi bụi phết. Có khi tại thằng nhà em yếu món giao tiếp và trình bày nên phải luyện nhiều, năm đầu thấy suốt ngày chui trong toilet luyện nói mà múa may. Tuy nhiên khi đi xin việc thì kỹ năng làm việc nhóm đã hơn hẳn bọn xung quanh vì nó đã đc luyện tương đối thành thạo một số kỹ thuật cơ bản trong quá trình học
E Cảm ơn bác. Con nhà e tháng 10 này cũng bắt đầu học nên e đang hỏi han kinh nghiệm.
 

maitung

Xe buýt
Biển số
OF-16048
Ngày cấp bằng
6/5/08
Số km
965
Động cơ
501,860 Mã lực
Chắc Cụ nói chuyện thời 2020 .
Còn các cụ trên này q tâm nhất là vụ tài chính . Cụ nào biết thì nói huỵch tợt ra luôn đi nói thẳng là ngoiaf chứng minh tài chính đơn thuần còn phải chứng minh dòng tiền . Nói luôn là năm nay vào rmit khó là do úc xiết visa . nói thẳng cmn luôn đi vòng qua vòng lại nhức cả đầu :(
Úc siết visa thì có liên quan gì đến tuyển sinh Rmit ở VN đâu cụ nhể :)
 

Tí Sơn Đông

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-847787
Ngày cấp bằng
5/2/24
Số km
308
Động cơ
3,243 Mã lực
Úc siết visa thì có liên quan gì đến tuyển sinh Rmit ở VN đâu cụ nhể :)
Cụ biết nhưng ko dám nói ra thôi. ở xứ này cứ giả điên mà sống thôi . Vào đọc mấy Cụ chém lòng vòng nhức cái đầu . Cái chính thì ai cũng né . Phải chi chính trị chính e nhạy cảm thì thôi k nói đi
 

FC Juventus

Xe buýt
Biển số
OF-321203
Ngày cấp bằng
27/5/14
Số km
799
Động cơ
292,738 Mã lực
Với việc làm trợ giảng em thường xuyên phải sách đồ nghề giúp ông giáo em lên lớn. 1 tuần 2 lần là chỉ riêng với môn của ông ấy, còn các môn bắt buộc khác đăng ký trong học kỳ (UNI Đức có các môn bắt buộc và không bắt buộc. Nếu bầy đầy đủ KQ thi các môn bắt buộc lên bàn là được bảo vệ luận án tốt nghiệp, không quan trọng bài thi làm lúc nào. Thường đầu học kỳ khoa sẽ thông báo các môn học và giáo sư lên lớp, trong đó có từ 4 đến 5 môn bắt buộc. Ai nhận học bổng thì hết học kỳ phải có KQ thi được của các môn bắt buộc gửi cho tổ chức cấp học bổng, không đủ sẽ bị cắt).
Ngoài ra còn có các buổi Seminar. Riêng Seminar bắt buộc sinh viên phải tham gia. Các ông giáo sư không đến Seminar, mà do lũ trợ giảng tụi em phụ trách.
Không nghe bài giảng của các ông giáo sư, rất khó để qua bài thi của các ông ấy, vì đúng là không như các bài giảng ở ĐH VN, kiến thức tự đọc được thì các ông cho 1 danh sách tài liệu tham khảo, còn trong bài giảng các ông ấy huyên thuyên về những KQ nghiên cứu mới nhất trong nội dung của môn học. Khi thi, ngoài kiến thức chung chung, những thành quả mới thực hiện của lĩnh vực được đả động đến khá nhiều.
Tụi sinh viên Đức không chỉ chăm chỉ đi nghe giảng, mà cũng rất chăm lên thư viện đọc tài liệu được hướng dẫn. Sinh viên VN mà làm chỉ cần gần như họ thì sẽ đỗ đúng chương trình!
Vâng em nghĩ bác học ngành kỹ thuật nên yêu cầu về đồ nghề học rõ ràng và cao còn các cháu học RMIT h chủ yếu ngành kinh tế, xã hội thì nó sẽ đơn giản hơn nhiều ạ. Em có 1 quan sát là các cháu RMIT trong Q7 cũng học tối ngày bác ạ, lớ ngớ là trượt và mất con SH như chơi ạ. Cá nhân em đánh giá việc học và kiểm tra ở đây nghiêm túc ạ, có thế nào họ cho thế ạ.
 

Son23

Xe buýt
Biển số
OF-834880
Ngày cấp bằng
3/6/23
Số km
609
Động cơ
25,272 Mã lực
Có cụ/mợ nào con đang hoặc vừa xong trao đổi bên Úc ko ạ, để cung cấp thông tin tham khảo xem 1 năm bên đó, tiền học giữ nguyên thì chi phí ăn ở tầm bao nhiêu. Hình như có cụ nói 700. Vậy tính ra khá nhiều so với học phí tầm hơn 1 tỉ/3 năm nhỉ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top