Theo thông tin trên báo tuổi trẻ thì đại biểu của chúng ta k mua quốc tịch Sip mà được gia đình bảo lãnh. Tối nay e ngủ ngon rồi, đại biểu của dân làm gì có tiền để mua quốc tịch đâu, thế lực thù địch đang nói xấu cán bộ mình.
TTO - Chiều 25-8, Tuổi Trẻ Online đã có cuộc trao đổi với ĐBQH Phạm Phú Quốc (Đoàn ĐBQH TP.HCM), xung quanh việc ông được cho là có quốc tịch Cyprus (Síp).
tuoitre.vn
(Dân trí) - Chánh Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, Hội đồng phải triệu tập họp phiên bất thường, bỏ phiếu không công nhận tư cách đại biểu Quốc hội đối với bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường vì vừa phát hiện vi phạm của nữ doanh nhân về chuyện mang 2 quốc tịch.
dantri.com.vn
Chánh Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, Hội đồng phải triệu tập họp phiên bất thường, bỏ phiếu không công nhận tư cách đại biểu Quốc hội đối với bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường vì vừa phát hiện vi phạm của nữ doanh nhân về chuyện mang 2 quốc tịch.
Chuyện xưa là thế, không rõ chuyện nay thì thế nào.
Về mặt pháp lý (văn bản luật) thì không cấm đại biểu quốc hội có hơn 1 quốc tịch, thậm chí còn không quy định ĐBQH phải có quốc tịch VN. Chị Nguyệt Hường bị xử lý vì lúc tranh cử ĐBQH ko kê khai mình có 2 quốc tịch, còn anh Phạm Phú Quốc lúc ứng cử 2016 chỉ có 1 quốc tịch VN, mãi đến 2018 mới có cái thứ 2. Điều này đặt ra 2 vấn đề:
- Sau vụ chị Nguyệt Hường liệu quy định (văn bản dưới luật) có tính đến việc họ trúng cử ĐBQH xong thì mới có quốc tịch khác, và ko khai?
- Nếu có quy định kể cả sau khi trúng vẫn phải khai thì anh PPQ làm có đúng quy định ko, ít ra về mặt thời điểm phải khai?
Năm ngoái có đề nghị sửa luật tổ chức quốc hội theo đó điều 22 quy định tư cách sẽ thêm vào:
phải có 1 quốc tịch duy nhất là quốc tịch VN. Hiện nay thì như sau:
Điều 22. Tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội
1. Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
3. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.
4. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.
5. Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.