Thâm Quyến
Trước khi trở thành đặc khu kinh tế, nhắc đến Thâm Quyến người ta thường liên tưởng đến một làng chài ven biển thuộc huyện Bảo An, tỉnh Quảng Đông. Địa danh này nằm giáp với Hồng Kông (lúc đó còn là một thuộc địa của Vương quốc Anh) và gần Macau (lúc đó còn là một thuộc địa của Bồ Đào Nha).
Vào những năm cuối thập niên 70 của thế kỷ trước, Trung Quốc chủ trương mở cửa đất nước và cải cách kinh tế, nhưng không biết nên vận hành cải cách và mở cửa theo quy cách và lộ trình như thế nào, đặc biệt là chưa hoàn tâm yên tâm về những tác động, hậu quả và hệ luỵ của cải cách. Với lợi thế về vị trí và là không có cơ sở hạ tầng sẵn có, Thâm Quyến được lựa chọn làm thí nghiệm về đặc khu kinh tế đầu tiên và nhanh chóng thu được thành công rực rỡ. Với tốc độ phát triển nhanh chóng “mỗi ngày một cao ốc, 3 ngày một đại lộ”, chỉ trong hai thập kỷ, Thâm Quyến đã nhanh chóng trở thành một trong những thành phố lớn nhất vùng đồng bằng châu thổ Châu Giang, nơi có sự hiện diên của hơn 400/500 công ty lớn nhất thế giới. Sở giao dịch chứng khoán của Thâm Quyến có 540 công ty niêm yết, 35 triệu nhà đầu tư niêm yết và 177 công ty buôn bán chứng khoán, tổng vốn 122 tỷ USD, mỗi ngày có 600.000 giao dịch, giá trị 807 triệu USD…. Hiện Thâm Quyến rộng 2.050 km2 với gần 9 triệu dân, kể cả vùng đô thị cung quanh thì tới 13 triệu dân. Có số liệu thống kê cho thấy trong 33 năm qua, đặc khu kinh tế này đã thu hút được hơm 30 tỉ USD vốn đầu tư nước ngoài, đạt mức tăng trưởng kinh tế trung bình gần 26% hàng năm. Nhờ có mức thuế thấp, thủ tục hành chính đơn giản và nhân công lao động rẻ Thâm Quyến đã trở thành một trung tâm kinh tế hàng đầu và một đô thị lớn ở Trung Quốc. Nó hoàn thành sứ mệnh chính trị lịch sử khi đem lại cho Trung Quốc sự tin tưởng chắc chắn vào thành công của cải cách và mở cửa kinh tế, biết được nên vận hành quá trình cải cách và mở cửa như thế nào ở những nơi khác và trên phạm vi toàn quốc.
Tổng Bí thư BCH **** Cộng sản Trung Quốc và Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Hồ Cẩm Đào đã phát triển trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập đặc khu này: "Sau 30 năm, Thâm Quyến đã đứng đầu đất nước về tiềm lực kinh tế. Sự phát triển của Thâm Quyến có thể được coi là một điều kỳ diệu trên thế giới về công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá. Thâm Quyến đã đóng góp quan trọng vào cải cách và mở cửa của Trung Quốc