Vâng cụ. Bitcoin nó an toàn là do lượng máy tính cực lớn của những người đào coin, nên không ai kiểm soát được trừ khi có lượng tính toán lớn hơn. Nên nếu 1 blockchain muốn an toàn thì chắc cũng phải hoạt động theo cơ chế đó, tức cơ chế phân tán, và có cơ chế để thu hút được lượng máy tính lớn tham gia (như cách Bitcoin thưởng cho người đào coin).
Theo em thì 1 lĩnh vực có thể áp dụng blockchain là tài chính, vì lĩnh vực này tính an toàn dữ liệu là cực kỳ quan trọng. Em nghĩ có thể làm tương tự như Bitcoin.
Không biết các cụ làm bên mảng IT của ngành tài chính có thể chia sẻ cách hiện tại của các ngân hàng, công ty chứng khoán làm sao để tránh dữ liệu bị hack, bị sửa đổi bởi hacker được không ạ?
cách blockchain áp dụng vào cơ quan hành chính tương đối khác với mạch suy nghĩ thông thường
chúng ta sẽ chỉ sử dụng tính chất "đơn nhất" vào dữ liệu và các thủ tục. bởi vì nó được chính phủ quản lý, không cần phân tán, không cần không kiểm soát, không cần cá nhân ngoài hệ thống tham gia
blockchain ban đầu là một thủ tục kế toán, được áp dụng đầu tiên vào ngân hàng, mục đích ưu tiên của nó là không sai lệch dữ liệu, tăng tốc đồng bộ các hoạt động nội bộ và liên ngân hàng.
còn bitcoin giống như Viagra vậy, được tìm thấy trong khi nghiên cứu thuốc đau thắt ngực.
nên yếu tố "bảo mật", "chống hacker chỉnh sửa" là yếu tố cũng quan trọng, nhưng là ở mức "có thì càng tốt, không có thì còn phương pháp khác", chứ không phải là ưu tiên cao nhất khi áp dụng blockchain vào tài chính/ngân hàng.
còn để bảo mật, thì đương nhiên là họ thuê chuyên gia bảo mật về rồi, con người luôn là mắt xích mạnh nhất và yếu nhất trong quy trình hệ thống, chứ không phải công nghệ, nên sẽ không công ty lớn nào đề cao công nghệ hơn nhân sự và quy trình.